Sa Nhân

Theo y học cổ truyền, sa nhân có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng hành khí, hóa thấp, kiện tỳ, kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa.

Dược liệu: Sa Nhân

  1. Tên khoa học: Amomum vilosum Lour và Amomum longiligulare T. L. Wu
  2. Tên gọi khác: Súc sa mật
  3. Tính vị, quy kinh: Vị cay, tính ấm. Quy vào kinh tỳ, thận, vị
  4. Bộ phận dùng: Quả
  5. Đặc điểm dược liệu: Hình bầu dục hay hình trứng, màu nâu nhạt hay nâu sẫm, có 3 gờ tù. Hạt màu nâu sẫm, cứng nhăn nheo. Mùi thơm, vị hơi cay.
  6. Phân bố vùng miền: Sơn La, Bắc Cạn, Quảng Nam, Đăk Nông.
  7. Thời gian thu hoạch: Tháng 7 – 8.

Đặc điểm cây dược liệu SA NHÂN

1. Mô tả thực vật Sa Nhân

Sa nhân là tên gọi chung của một số loài cùng chi Amomum Roxb., thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).

Chi Amomum Roxb. trên thế giới đƣợc biết có khoảng 150 loài, phân bố tập trung ở vùng nhiệt đới châu Á và Australia. Trong đó ở Ấn Độ có 48 loài; ở Indonexia bao gồm đảo Borneo có 30 loài, đảo Java có 13 loài; ở Trung Quốc cũng đã biết có 24 loài

Ở Việt Nam, theo nghiên cứu gần đây nhất của Nguyễn Quốc Bình (2011) cũng đã mô tả đƣợc 21 loài.

Riêng loài Sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L.Wu ), vào năm 1975 mới đƣợc T.L.Wu phát hiện và mô tả đầu tiên ở đảo Hải Nam, Trung Quốc [ 5,29]. Ở Việt Nam, loài thực vật này đƣợc Nguyễn Chiều phát hiện thấy ở tỉnh Đăk Lắk năm 1984 và công bố tên khoa học năm 1986 [5]. Trong khi đó, một số công trình nghiên cứu về phân loại thực vật ở Đông Dƣơng và ở Việt Nam trƣớc đây của F. Gagnepain, 1937 [ 24]; Nguyễn Tiến Bân và đồng nghiệp, 1984 (Danh lục Thực Vật Tây Nguyên) [1] và Phạm Hoàng Hộ, 1993 [7] đều chƣa đề cập loài Sa nhân tím kể trên.

Về hình thái thực vật của thân, lá, hoa của loài Sa nhân tím nhìn bên ngoài tƣơng đối giống với một số loài Sa nhân khác (Sa nhân thân cao – A. ovoideum, Sa nhân đỏ – A. villosum và Sa nhân tía – A. xanthioides). Tuy nhiên có 2 đặc điểm khác biệt quan trọng nhất của loài Sa nhân tím (A. longiligulare) là lƣỡi bẹ (ligule) nhọn, dài 1,5 – 4,0 cm và mào của trung đới có 3 thùy tròn, trong khi đó lƣỡi bẹ của các loài kia đầu tròn, dài dƣới 1 cm và mào của trung đới chỉ xẻ hai thùy tròn [5,12,14,15, 16,17,21,29]. (Phụ lục 2 – Ảnh 1 & 2).

Sa Nhân – Cây cao tới 2-3m. Lá xanh thẫm, mặt nhẵn bóng, dài 15-35cm, rộng 4-7cm.Hoa màu trắng đốm tím, mọc thành chùm ở gốc, từ rễ nảy ra một mầm, ngọn mang hoa gần sát mặt đất, mỗi gốc 3-6 chùm hoa, mỗi chùm 4-6 hoa. Quả là 1 nang 3 ngăn, hình trứng, to bằng đầu ngón tay cái. Mặt ngoài vỏ có gai rất đều, không có cái cao cái thấp, kẽ gai cũng đều nhau, bóp mạnh sẽ vỡ thành 3 mảnh. Hạt dính theo lối đính phôi trung trụ.

cây sa nhân
cây sa nhân 

2. Phân bố

  • Thế giới: Camphuchia, Lào, Thái Lan, Ấn Độ.
  • Việt Nam: trồng nhiều ở tỉnh miền núi nước ta, miền Bắc, miền Trung.

3. Bộ phận dùng

  • Quả

4. Thu hái, chế biến và bảo quản

  • Thu hoạch vào tháng 7-8.
  • Chế biến: Thu hoạch vào mùa hạ, mùa thu, lúc trời khô ráo, hái lấy quả chín, để cả vỏ, tãi phơi ngay cho thật khô; nếu không gặp nắng phải sấy kịp thời; tốt nhất ngày phơi, đêm sấy, khoảng 4 – 5 ngày thì khô.
    Quả Sa nhân khô kiệt đem bóc bỏ vỏ, lấy hạt đem phơi hoặc sấy nhẹ (40 – 45oC) đến khô.
  • Bảo quản: nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt.

5. Mô tả dược liệu Sa Nhân

Sa nhân thuộc họ gừng, có nhiều loại, Đông y thường sử dụng chủ yếu là hai loài sa nhân tím và sa nhân trắng vì có giá trị dược liệu cao. Cây mọc hoang ở các tỉnh trung du và miền núi, thường gặp thành vạt lớn ở chỗ ẩm mát, nhiều mùn như thung lũng, ven suối, bờ nương rẫy. Đặc điểm chung là loại cây thảo, sống lâu năm. Lá mọc so le thành hai dãy, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới nhạt, lưỡi hẹ mỏng, nhìn qua gần giống cây riềng. Thân rễ mảnh, mọc bò lan, các rễ đan vào nhau thành mạng lưới rất chắc. Mùa ra hoa khoảng tháng 5 – 6, quả hình cầu hoặc hình bầu dục, có gai mềm, hạt hình nhiều cạnh, mùa quả tháng 7 – 8.

sa nhân
Quả dược liệu sa nhân

Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là quả thu hái vào mùa hè thu. Quả sa nhân chín trong thời gian ngắn khoảng 20 ngày, quả vừa chín màu đỏ hay tím, nhân hạt to mẩy là những quả bóp thấy cay nhiều và nóng, khi tươi hơi chua. Nếu hái quá muộn, chỉ cần để quá 5 – 7 ngày, quả bóc ra đã mềm, nhấm thấy ngọt, chất cay đã hết, đó là sa nhân đường, kém giá trị hơn vì ít tinh dầu, khó bảo quản, dễ bị ẩm mốc. Nhưng nếu hái sớm quá, quả còn non, bóc ra hạt vẫn còn non trắng hay hơi vàng, nhấm thấy cay nhưng không chua, cũng kém giá trị. Để đạt chất lượng dược liệu quả sa nhân hái đúng tuổi phải đựơc chế biến ngay, tránh quả bị thối hỏng, khi hái để cả chùm quả, hoặc phơi sấy trong 5 ngày đêm là được.

  • Amomum villosum Lour.: Hình bầu dục hay hình trứng, dài 1,5 – 2 cm, đường kính 1 – 1,5 cm, màu nâu nhạt hay nâu sẫm, có 3 gờ tù (vách ngăn); mỗi ngăn có chứa 7 – 26 hạt. Bên ngoài mỗi hạt có một màng mỏng, màu trắng mờ (áo hạt) chụm thành một khối. Hạt màu nâu sẫm, cứng nhăn nheo, đường kính 2 – 3 cm, dính theo lối đính noãn trụ giữa. Cắt ngang thấy vỏ hạt màu nâu sẫm, hình khối nhiều mặt, ngoại nhũ màu trắng, nội nhũ màu trắng ngà. Mùi thơm, vị hơi cay.
  • Hình bầu dục hay hình trứng dài, có 3 gờ tù, dài 1,5 – 2 cm, đường kính 0,8 – 1,2 cm. Bên ngoài mỗi quả có gờ phân nhánh mịn như tuyết, có sẹo của cuống hoa để lại. Hạt màu nâu sẫm, cứng. Khối lượng các hạt tương đối nhỏ, mỗi quả có 3 – 24 hạt, đường kính 1,5 – 2 mm. Mùi thơm và vị hơi nhạt.

6. Thành phần hóa học Sa Nhân

Trong sa nhân có khoảng 2-3% tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là d-borneola (19%), d-camphor (33%), acetat bornyla (26,5%), l-limonen (7%), phelandren (2,3%), paraametoxyethylxinamat (1%), pinen (1,8%), linalola, nerolidola… Saponin (0,69%).

7. Tác dụng – Công dụng Sa Nhân

  • Tác dụng kích thích và giúp tiêu hóa thường dùng làm gia vị và chế rượu mùi.
  • Trong trường hợp đau bụng, đầy bụng, ăn không tiêu, tả lỵ.

8. Cách dùng và liều dùng.

  • Liều dùng: Dùng uống: 3 – 6g. Thuốc sắc hoặc hoàn tán

9. Lưu ý, kiêng kị (nếu có)

  • Dùng thuốc sắc cho vào sau vì sắc lâu mất tác dụng của thuốc.
  • Trường hợp hư nhiệt không dùng.

Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Sa Nhân

  1. Răng đau nhức: ngậm sa nhân
  2. Bài thuốc chữa ăn uống không tiêu, nôn mửa, bụng đầy, đau (hương sa chỉ truật hoàn): sa nhân 4g, mộc hương 6g, chỉ thực 6g, bạch truật 4g, các vị tán nhỏ, dùng nước sắc bạc hà nấu với gạo làm hồ viên thành viên, mỗi viên nặng 0,25g, ngày uống 2 hay 3 viên.
  3. Thai nghén hay nôn: Sa nhân 4g, rễ gai 8g, ích mẫu 6g, hương phụ 4g, mầm cây mía 10g. Tất cả rửa sạch thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần. 5 ngày một liệu trình, tái khám lại.
  4. Hỗ trợ viêm loét dạ dày mạn tính: Sa nhân 6g; dạ dày lợn 1 cái, dạ dày rửa sạch, thái chỉ, cùng với sa nhân nấu thành món canh; ăn dạ dày và uống nước canh. Dùng 10 ngày một liệu trình.
  5. Chữa tiêu chảy (bụng sôi, lạnh, chướng đau bụng ở vùng hạ vị, phân sống, kém ăn, chậm tiêu, tay chân lạnh): Sa nhân, nhục quế, can khương, vỏ rụt, vỏ quýt mỗi vị 8g; bố chính sâm, tục đoạn, củ mài sao, phá cố chỉ mỗi vị 12g. Tất cả tán bột, mỗi ngày uống 20g.
  6. Hỗ trợ viêm đại tràng mạn tính: Sa nhân 1g (tán bột), mộc hương 1g (tán bột), bột sắn dây 30g, đường cát lượng vừa đủ. Sa nhân, mộc hương, sắn dây thêm nước quấy đều, cho thêm đường nấu cháo ăn. Ngày ăn 2 lần.

Chú ý: Người âm hư, nội nhiệt không nên dùng.

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img