Sinh Khương

Dược liệu: Sinh khương

  1. Tên khoa học: Rhizoma Zingiberis recens
  2. Tên gọi khác: Khương, gừng tươi
  3. Tính vị, quy kinh: Cay, nóng. Vào các kinh tâm, phế, tỳ, vị, thận, đại tràng.
  4. Bộ phận dùng: thân rễ
  5. Đặc điểm sản phẩm: Thân rễ không có hình dạng nhất định, thường phân nhánh. Mặt ngoài màu trắng tro hay vàng nhạt, có vết nhăn dọc. Đỉnh các nhánh có đỉnh sinh trưởng của thân rễ. Vết bẻ màu trắng tro hoặc ngà vàng, có bột, vân tròn rõ. Mùi thơm, vị cay nóng.
  6. Phân bố vùng miền:
    – Thế giới: Ấn Độ, Việt Nam , Trung Quốc, Đông Nam Á
    – Việt Nam: khắp cả nước
  7. Thời gian thu hoạch: quanh năm

Mô Tả Sinh Khương – Gừng

Dược liệu Sinh khương là Gừng tươi . Là thân rễ ( củ) cây gừng (Zingiber Officinalale Rosc). Vi cay tính ấm qui kinh Phế, Tỳ, Vị.

gừng
Sinh Khương – Tên gọi khác củ Gừng

Thành phần chủ yếu: Tinh dầu ( 2 – 3% ). Trong tinh dầu có camphen, fellan-dren, xitral, bo rneod, các chất cay: gingerol, zingexen, sogaol.

Tác dụng dược lý:

  1. Làm ra mồ hôi: Do chất tinh dầu làm tăng tuần hoàn ngoại vi, uống gừng vào cảm thấy nóng toàn thân và ra mồ hôi.
  2. Trợ tiêu hóa: (kiện vị) Tinh dầu làm tăng tiết dịch vị ( thông qua phản xạ thần kinh) tăng co bóp dạ dày và ruột, có khả năng điều chỉnh chức năng trường vị mà cầm nôn.
  3. Tiêm dịch gừng: vào mạch máu con vật thí nghiệm thì hơi thở nhanh hơn, biên độ giảm, mạch nhanh, huyết áp tăng. ( theo H.M.Emig, 1930 )
  4. Theo y học cổ truyền: gừng có tác dụng giải cảm, tán hàn, làm ấm tỳ vị, cầm nôn, tiêu đàm giảm ho.

Ứng dụng lâm sàng:

  • Giải cảm phong hàn: thường kết hợp với Quế chi, Tô diệp, Phòng phong để tăng tác dụng làm ra mồ hôi. Sau khi mắc mưa lạnh để phòng cảm lạnh chỉ cần sắc gừng với đường đen uống nóng.
    Bài thuốc trị cảm hàn đau đầu nghẹt mũi: Sinh khương 12g, Tô diệp 8g, Phòng phong 12g sắc uống.
  • Chữa nôn, buồn nôn do tỳ vị hư hàn: (có thể do cảm hoặc rối loạn tiêu hóa). Người xưa cho gừng là một vị thuốc chủ yếu chữa nôn (Khương vị trị âu yếu dược). Thường dùng nước gừng đặc 3 -10 giọt, uống cầm nôn hoặc kết hợp với Bán hạ, như bài TIỂU BÁN HẠ THANG gồm Sinh khương, Bán hạ: mỗi thứ 8 -12g sắc uống. Trưòng hợp nôn do tỳ vị hư hàn có thể kết hợp trong các bài thuốc ôn tỳ như TỨ QUÂN TỬ THANG, LÝ TRUNG THANG.
  • Dùng gừng để tăng khẩu vị trợ tiêu hóa: gia thêm trong các bài thuốc bổ làm giảm bớt tính nê trệ của thuốc bổ, dùng gừng phối hợp với Đại táo, Cam thảo kiện vị hòa trung như bài TIỂU KIẾN TRUNG THANG gồm: Bạch thược 12g, Quế chi 6g, Chích thảo 4g, Đại táo 4 quả, Sinh khương 1,2g, Đường phèn 20 – 40g, sắc thuốc xong cho đường phèn vào uống.
  • Chữa ho do ngoại cảm phế hàn hoặc ho lâu ngày: như viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản cấp, mạn tính dùng gừng độc vị sắc với nước đường hoặc mật ong hoặc dùng phối hợp với các vị thuốc tán hàn chỉ khái khác.
  • Giải độc Nam tinh và Bán hạ: thường dùng gừng để chế thuốc Nam tinh Bán hạ, trường hợp nhiễm độc Nam tinh Bán hạ có cảm giác nóng bỏng sưng đau ở họng lưỡi, uống nước gừng cho thêm 30 – 60g giấm uống hoặc ngâm súc.
    Liều lượng thường dùng: 4 -12g hoặc 2 – 5 lát, dùng độc vị lượng tăng tùy tình hình bệnh lý.

Chú ý lúc dùng thuốc: Gừng dùng tươi có tác dụng tán hàn, giải cảm, dùng chín có tác dụng hòa tỳ vị nên lúc dùng gừng trong thang thuốc bổ để hòa tỳ vị ( tăng tiêu hóa) tốt nhất là dùng gừng nướng chín.

  • Dùng gừng lùi trị đau bụng do hàn.
  • Võ gừng cay mát có tác dụng lợi thủy, thường được dùng trong các bài tiêu phù.
  • Gừng là vị thuốc có tác dụng ôn tán nên thường được phối hợp với Cam thảo và Đại táo, dùng nhiều trong các bài thuốc có nhiều vị thuốc đắng lạnh và nê trệ để điều hòa tính chất vị thuốc đó.
  • Gừng đốt cháy ( thán khương) có tác dụng cầm máu.
  • Dùng gừng thận trọng đối với chứng âm hư nội nhiệt.

Xem bài dược liệu Gừng

Tham khảo thêm

Quả Trám

Quả Trám kho cá, thịt rát ngon & là món quê của miền núi phía Bắc. Ngoài ra Trám còn là vị thuốc quý... Trám...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
5
minutes
cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img