Tam Lăng

Dược liệu Tam Lăng

  1. Tên khoa học: Rhizoma Sparganii
  2. Tên gọi khác: cây lòng thuyền, cổ nốc mảnh
  3. Tính vị, quy kinh: Cay, đắng, bình. Vào các kinh can, tỳ.
  4. Bộ phận dùng: thân rễ
  5. Đặc điểm sản phẩm: Dược liệu hình nón, hơi dẹt. Mặt ngoài màu trắng ngà hoặc vàng xám, nhăn, sần sùi, có vết dao cắt và những đốm sợi, sẹo của rễ sợi nhỏ xếp theo vòng ngang. Chất rắn chắc, nặng. Không mùi, vị nhạt, nhấm hơi có cảm giác tê lưỡi.
  6. Phân bố vùng miền:
    – Trung Quốc: Phía Nam Trung Quốc ( Vân Nam, Quảng Tây, Hải Nam)
    – Việt Nam: các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, Tây Nguyên
  7. Thời gian thu hoạch: mùa đông đến mùa xuân

Mô tả dược liệu Tam Lăng

Tam lăng là cây thảo sống lâu năm, có thân rễ, thân cao 6-7cm, to 1-2cm. Lá hình dải, dài 45-60cm, rộng 5-7cm, màu lục, có nhiều gân; cuống lá dài 20-30cm. Cụm hoa trên cuống dài 20-25cm, đầy lông; chùm cao 8-10cm, với 10-20 hoa có cuống 1-2,5cm, có lông; hoa có đường kính 2,5cm, với phiến hoa cao 1cm, 6 nhị và bầu đầy lông. Quả hình bầu dục, dài 2cm; hạt nhiều. Ra hoa tháng 4-7.

tam lăng
dược liệu tam lăng

Tác dụng của Tam lăng:

  • Hành khí phá huyết, tiêu tích, chỉ thống, thông kinh, làm thuốc tiêu, thuốc tán.

Chủ trị:

  • Khí trệ huyết ứ biểu hiện như vô kinh, đau bụng hoặc đầy bụng và thượng vị.
  • Thực tích và khí trệ biểu hiện như đau và chướng bụng và thượng vị.
  • Liều dùng: Ngày dùng 3 – 6g.

Bài thuốc có Tam lăng:

  • Trị phụ nữ tắt kinh do huyết ứ: Tam lăng, Nga truật, Quán chúng, Tô mộc đều 8g, Đương quy 12g, Thục địa 16g, Hồng hoa, Huyết kiệt, Nhục quế, Mộc hương đều 6g sắc nước uống.
  • Trị chứng đau bụng trên, hạ sườn đau tức: Tam lăng tiễn: Tam lăng, Nga truật đều 8g, Thanh trần bì 12g, Bán hạ 12g, Mạch nha 12g, cho giấm tốt nấu khô sao tán bột hồ giấm viên mỗi lần uống 10g, ngày 2 lần, uống với rượu ấm trước khi ăn. Bài này có thể dùng trị chứng thực tích, đàm trệ, đàm kết, huyết trưng.
  • Hỗ trợ điều trị ung thư gan: dịch tiêm Tam lăng, Nga truật 30%, 20 – 60ml mỗi ngày hoặc dịch tiêm Tam lăng, Nga truật 50%, 20 – 40ml/ngày, chích tĩnh mạch.
  • Ngoài ra dùng 2 bài thuốc tán gồm: Tam lăng, Nga truật, Thủy điệt, Ngõa lãng tử, Tô mộc, Hồng hoa, Nguyên hồ, Hương phụ, Mộc hương, Sa nhân, Trần bì, Bán hạ, Hậu phác, Chỉ thực, Đại hoàng, Mộc thông.

Kiêng ky: Tỳ Vị hư yếu, không có thực tích thì kiêng dùng. Không dùng tam lăng cho phụ nữ có thai và trong giai đoạn kinh nguyệt ra nhiều.

dược liệu tam lăng
dược liệu tam lăng

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img