Thảo Quả

Dược liệu: Thảo Quả

  1. Tên khoa học: Amomum aromaticum Roxb
  2. Tên gọi khác: đò ho, tò ho, mac hâu, may mac hâu
  3. Tính vị, quy kinh: vị cay, tính nhiệt. Quy vào 2 kinh tỳ, vị
  4. Bộ phận dùng: quả
  5. Đặc điểm dược liệu: Quả hình bầu dục dài, mặt ngoài màu nâu, chất bền, dai. Có mùi thơm đặc trưng, vị cay và hơi đắng.
  6. Phân bố vùng miền: Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang
  7. Thời gian thu hoạch: Tháng 10 đến tháng 2 năm sau.

I. THÔNG TIN CHI TIẾT – Thảo Quả

1. Mô tả thực vật Thảo Quả

Đặc điểm thực vật Thảo Quả:

  • Cây thảo, sống nhiều năm, cao từ 2-3m.
  • Thân rễ to tho, mọc bò, thắt khúc hình bầu, thường có đốt, đường kinh 2.5 – 4 cm, có vảy móng, mùi thơm, giữa có màu trắng nhạt phía ngoài màu hồng thơm, mẫm, rất chóng thành xơ.
  • Lá to, dài, cuống ngắn hoặc không cuống, mọc sole, có bẹ ôm kín thân.
  • Lá hình dải dài 50 – 70 cm, rộng 10 – 15 cm, gốc tròn, mặt trên xanh thẫm bóng, mặt dưới hơi mờ, mép nguyên. Bẹ lá có khía dọc.
  • Cụm hoa là một bông dài 13 -20 cm, mọc từ gốc thân. Hoa to, rất nhiều, mọc sít nhau, cuống cụm hoa và hoa có màu đỏ nhạt
thảo quả
Thảo Quả

Quả hình trứng, đường kính 2 – 2.5 cm,cuống ngắn, tươi thì nhẵn bóng, chín màu đỏ sẫm, dài khoáng 3 -4 cm, đường kính 2 -3 cm  mọc dày đặc, chứa nhiều hạt có áo ép vào nhau rất thơm. Quả chia 3 ngăn, mỗi ngăn khoảng 7 hạt có áo hạt hình tháp ép vào  nhau, rất thơm. Hạt có cạnh, mùi thơm đặc biệt .Mùa hoa tháng 5 -7, mùa quả tháng 10 -12

2. Phân bố

  • Thế giới: cây có nguồn gốc ở vùng cận Himalaya, phân bố ở Đông – Bắc Ấn Độ, Nepan, Tây – Nam Trung Quốc Ở Trung Quốc cũng có, chủ yếu ở các tỉnh Quảng Tây, Vân Nam. Ngoài ra còn ở Ấn Độ, Nepan, Campuchia
  • Việt Nam: Trồng và mọc hoang ở những vùng khí hậu mát miền Bắc VN : Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu . Cây mọc tự nhiên ở vùng rừng nguyên sinh thuộc dãy Hoàng Liên Sơn . Hiện cây được trồng nhiều ở huyện Bát Xát (các xã Phìn Ngang, Ý Tý, Chung Lèng Hồ, Sa Pa (Tả Giàng Phình, Bản Khoang, Tả Phìn và một phần nhỏ ở huyện Mường Khương và Bắc Hà của tỉnh Lào Cai

Cây thảo quả là cây ưa bóng và ưa ẩm chỉ trồng được dưới tán rừng còn nguyên sinh ở độ cao 1600 – 2200 m nơi thường xuyên có mây mù, ẩm ướt và nhiệt độ trung bình từ 12.80 C ở vùng Đèo Hoàng Liên Sơn đến 15.3oC (ở Sa Pa, Sìn Hồ. Lượng mưa đến 3553 mm/năm và độ ẩm không khí trong rừng từ 90% đến bão hòa

3. Bộ phận dùng

  • Hạt

4. Thu hái, chế biến và bảo quản Thảo Quả

  • Thu hái: Sau 5 năm có thể thu hoạch (chậm hơn so với phương pháp trồng bằng thân rễ). Cây có thể sống được 25 năm hoặc lâu hơn nữa. Thu hái vào tháng 10-12 (mùa đông)
  • Chế biến: 
  1. Quả chín thu hái xong phải phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp. Khi sấy không nên để lửa quá già dễ bị cháy sém mà hạt chưa khô kĩ. Khi dùng mới bóc vỏ ngoài lấy hạt để tránh mất mùi thơm
  2. Thảo quả nhân: Lấy Thảo quả, loại bỏ tạp chất, cho vào nồi sao lửa nhỏ đến màu vàng xém và hơi phồng, lấy ra để nguội, bỏ vỏ cứng, sàng lấy hạt. Khi dùng giã nát.
  3. Khương Thảo quả nhân: Lấy hạt Thảo quả, thêm nước gừng, trộn đều, cho vào nồi sao nhỏ lửa đến khô, để nguội. Khi dùng giã nát. Cứ 10 kg hạt Thảo quả dùng 1 kg Gừng tươi.
  • Bảo quản: Để nơi khô ráo

5. Mô tả dược liệu Thảo Quả

  • Quả chín đã phơi khô của cây thảo quả
  • Đối với dược liệu khô: Quả hình bầu dục dài, đôi khi có 3 góc tù, dài 2 – 4,5 cm, đường kính 1,5 – 2,5 cm. Mặt ngoài màu nâu đến nâu hơi đỏ, có rãnh và cạnh gờ dọc, đầu quả có vết tích của vòi nhuỵ hình tròn nhô lên, phần đáy có cuống quả hoặc sẹo cuống quả. Vỏ quả, chất bền, dai. Bóc lớp vỏ quả thấy bên trong ở phần chính giữa có màng vách ngăn màu nâu hơi vàng, phân chia khối hạt thành 3 phần, mỗi phần có khoảng 8 – 11 hạt; các hạt hình nón, đa diện, đường kính khoảng 5 mm, mặt ngoài màu nâu có màng áo hạt trắng hơi xám phủ ngoài. Hạt có một sống noãn có rãnh dọc và một rốn hạt lõm ở đỉnh nhọn. Chất cứng, nội nhũ màu trắng hơi xám. Có mùi thơm đặc trưng, vị cay và hơi đắng.
Thảo Quả
Thảo Quả

6. Thành phần hóa học chính

  •  Chủ yếu là tinh dầu (1-1,5%), trong đó, thành phần chủ yếu là cineol (31-37%), các hợp chất aldehyd: 2 – decenal (6 – 17%0, geranial (7 – 11%), neral (3 – 7%), ngoài ra còn chứa geraniol, citronelol, 7-methyl-6-octen-2-yl-propionat, alkaloid, citral B, terpineol
  • Tinh dầu thảo quả : Màu vàng nhạt, mừi thơm ngọt, vị nóng cay dễ chịu

7. Cách Phân biệt thật giả

  • Trong thiên nhiên, nhiều cây cùng họ gừng được nhân dân địa phương dùng làm thảo quả. Nhưng hoa quả lại mọc ở ngọn thuộc chi Alpinia, tránh nhầm lẫn.

8. Tác dụng – công dụng Thảo Quả

  • Tác dụng: Táo thấp, ôn trung, trừ đàm, triệt ngược. Chủ trị: Thượng vị đau trướng, tức bĩ, nôn mửa do hàn thấp, sốt rét.
  • Công dụng: Làm gia vị , chất thơm, trong kĩ nghệ chế biến bánh kẹo và thực phẩm (đặc biệt chè lam)
  1. Chữa đau bụng, nôn mửa, đầy trướng, nấc cụt, nôn ọe, tiêu chảy :thượng vị đau trướng, giúp cho tiêu hóa
  2. Chữa hôi miệng, đờm ẩm tích tụ : thảo quả giã dập, ngậm vào miệng, nuốt lấy nước
  3. Chữa sốt rét, lách to đặc biệt sốt ít, rét nhiều, đại tiểu tiện nhiều mà không ăn được : thảo quả 10g, kha tử 10g, sinh khương 7 miếng, táo đen 2 quả, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày

9. Cách dùng và liều dùng.

  • Liều dùng: Ngày 3 – 6 g, dùng dạng riêng hay phối hợp với vị khác, thuốc sắc hay làm thành thuốc viên

10. Lưu ý, kiêng kị

  • Không dùng cho bệnh nhân âm huyết không đủ mà không hàn thấp thực tà

11. Một số bài thuốc từ cây dược liệu Thảo Quả

  • Bài 1: Chữa bụng đau, đầy trướng, tỳ hư tiết tả

Thảo quả phối hợp sa nhân, thần khúc, mạch nha, cam thảo, gừng, táo (lượng bằng nhau . Sắc nước uống

  • Bài 2: Chữa sốt rét cơn

Thảo quả, hạt cau, thường sơn (đồ với giấm, phơi khô, bỏ gân cuống mỗi vị 6g . Sắc nước uống.

Hoặc dùng bài thuốc “thường sơn ẩm” trong đó có thường sơn, thảo quả, hạt cau, tri mẫu, bối mẫu, gừng, táo. Khi sốt, rét nhiều, dùng bài thuốc sau: thảo quả 10g, kha tử 10g, sinh khương 7 miếng, táo đen 2 quả, nước 600 ml sắc còn 200 ml chia 3 lần uống trong ngày

  •  Bài 3: Chữa hôi miệng

Thảo quả giã giập, ngậm nuôt nước

  • Bài 4: Chữa tỳ vị nóng lạnh bất hòa, xích bạch lỵ, sốt, đại tiện ra máu

Thảo quả, địa du, chỉ xác, cam thảo (lượng bằng nhau), tán nhỏ,mỗi lần dùng 6g, thêm gừng, sắc nước uống

THAM KHẢO: TÁC DỤNG PHÒNG BỆNH TỪ THẢO QUẢ

II. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU

1. Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng  Silica gel G.

Dung môi khai triển: n-Hexan – ethyl acetat (17 : 3).

Dung dịch thử: Lấy phần tinh dầu đã cất khi định lượng (xem mục định lượng) hòa tan trong ethanol (TT) thành dung dịch có chứa 50 μl trong 1 ml.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan cineol trong ethanol để được dung dịch có nồng độ 20 μl trong 1 ml. Có thể dùng tinh dầu Thảo quả (mẫu chuẩn), pha như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 1 μl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký xong, để khô bản mỏng ở nhiệt độ phòng, phun dung dịch vanilin 5% trong acid sulfuric (TT), sấy bản mỏng ở 105C trong vài phút. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải vết màu xanh da trời có cùng giá trị Rf với vết cineol trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Nếu dùng tinh dầu Thảo quả làm dung dịch đối chiếu thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết có cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

2. Định lượng

Tiến hành theo phương pháp định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7). Hàm lượng tinh dầu không ít hơn 1,4% tính theo dược liệu khô kiệt.

3. Tiêu chuẩn đánh giá khác nhau

  • Độ ẩm: Không quá 12 %
  • Tạp chất: Không qúa 1%
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • Dược điển Việt Nam IV
  • Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam tập 1, 2
  • Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam –Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_imgspot_img