Thảo Quyết Minh

Dược liệu: Thảo Quyết Minh

  1. Tên khoa học: Senna tora, Cassia tora
  2. Tên gọi khác: Quyết minh, muồng, đậu ma, giả lục đậu
  3. Tính vị, quy kinh: Vị ngọt, đắng; tính hơi hàn. Quy vào kinh can, đởm, thận
  4. Bộ phận dùng: hạt
  5. Đặc điểm dược liệu: Hạt hình trụ, hai đầu vát chéo. Mặt ngoài màu nâu nhạt hay lục nâu, bóng. Thể chất cứng, khó tán vỡ. Không mùi, vị hơi đắng.
  6. Phân bố vùng miền: Việt Nam
  7. Thời gian thu hoạch: Tháng 9 -11

I. THÔNG TIN CHI TIẾT

1. Mô tả thực vật

Cây thảo hay cây bụi cao 0,3 – 0,9m,có khi cao 1,5m. Thân cành nhẵn . Lá mọc so le,kép lông chim dìa chẵn,gồm 2-4 đôi lá chét. Lá chét hình trứng ngược lại,phía đầu lá nở rộng ra, tròn, mọc đối , dài 3-5cm,rộng 15-25mm. Những lá chét ở phía trên rộng hơn, hai mặt nhẵn có gân nổi rõ, màu lục nhạt, cuống chung dài 4 – 8 cm , lá kèm hình giùi.

cây thảo quyết minh
cây thảo quyết minh

Cụm hoa mọc từ 1-3 ở kẽ lá,màu vàng tươi, đài 5 thùy không bằng nhau , tràng 5 cành hình trức thắt lại ở gốc thành móng hẹp , nhị 7, gần đều nhau, bao phấn hình bốn cạnh mở bằng hai lỗ ở đỉnh, chỉ nhị ngắn, bầu không cuống, có lông nhỏ màu trắng nhạt.

Quả đậu hẹp và dài. Quả là một giáp hình trụ dài 12-14cm , thắt lại ở hai đầu , hơi thắt lại ở giữa các hạt, rộng 4mm, trong chứa tầm 25 hạt cũng hình trụ xiên ngắn chừng 5-7mm rộng 2,5-3mm, hai đầu vát chéo, trông hơi giống viên đá lửa, màu nâu nhạt,bóng. Vị nhạt hơi đắng và nhầy. Mùa hoa quả: hoa tháng 4-5,quả tháng 6-8

2. Phân bố

  • Thế giới: Cây phân bố ở vùng nhiệt đới châu Mỹ , châu Phi và Australia , châu Á
  • Việt Nam: Cây mọc hoang ở bãi cỏ ven đường đi,bờ ruộng ở trung du miền núi phía bắc , cây không xuất hiện ở vùng núi với độ cao trên 1000m. Việt Nam:Cây mọc hoang ở khắp nơi,khả năng thu mua rất lớn .Cây thường moạc thành đám đôi khi thuần loạt trên những chỗ đất trồng ở chân đồi , thung lũng , ven đường đi , nương rẫy , bờ đê , bãi sống hoặc quanh làng bản . Thảo quyết mình là cây ưa sáng , thích nghi cao với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm

3. Bộ phận dùng

  • Hạt

4. Thu hái chế biến bảo quản Thảo Quyết Minh

  • Thu hái: vào cuối thu , Vào tháng 9-11
  • Chế biến: quả thu hái về phơi khô rồi tách vỏ , lấy hạt phơi hoặc sấy khô , khi dùng , sao nhỏ lửa đến khi có mùi thơm , tùy theo yêu cầu điều trị , có thể sao vàng , hoặc sao cháy
  • Bảo quản: nơi khô ráo thoáng mát, tránh mốc mọt

5. Mô tả dược liệu Thảo Quyết Minh

  • Hạt hình trụ, đôi khi hình tháp, hai đầu vát chéo, dài 3 – 6 mm, rộng 1 – 2,5 mm. Mặt ngoài màu nâu nhạt hay lục nâu, bóng. Bốn cạnh bên thường nổi rõ thành đường gờ, một đường gờ nhô lên thành ngấn.
  • Cắt ngang thấy nội nhũ màu xám trắng hay vàng nhạt, lá mầm màu vàng hay nâu nhạt. Không mùi, vị hơi đắng.
thảo quyết minh
cây thảo quyết minh

6. Thành phần hóa học chính: Thảo Quyết Minh

Thành phần hóa học:hạt chứa anthraglucosid, thuỷ phân cho emodin và glucosa. Ngoài ra có rhein, chrysophanol, physcion, obtusin, aurantio – obtusin, chrysoobtusin, rubrofusarin, nor – rubrofusarin, aloeemodin, toralacton.

  • Dầu hạt gồm acid oleic, linolic, palmitic, lignoceric và sitosterol
  • Ngoài ra hạt còn chứa chất nhầy , chất protit , chất béo , sắc tố
  • Lá còn chứa flavonoid là kaempferol
  • Vỏ thân chứa flavonoid

7. Công dụng, tác dụng Thảo Quyết Minh

Tác dụng:

  • Thanh can,ích thận, khử phong,sáng mắt,nhuận tràng, thông tiện.Dùng chữa thong manh có màng,mắt đỏ,nhiều nước mắt, đầu nhức, đại tiện táo bón.

Công dụng: 

  • Chữa bệnh đau mắt, viêm màng kết mạc cấp tính , viêm võng mạc , quáng gà.
  • Có thể  dùng ngâm rượu và dấm để chữa hắc lào,bệnh chàm mặt của trẻ em.
  • Qua nghiên cứu,hiện nay người ta dùng thảo quyết minh làm thuốc bổ,lợi tiểu và đại tiện,ho, nhuận tràng và tẩy, cao huyết áp,nhức đầu, hoa mắt chữa đau đầu mất ngủ .Uống thảo quyết minh đại tiện dễ dàng mà không đau bụng, phân mềm không lỏng.Lá có thể dùng thay vị phan tả diệp
  • Trị táo bón kinh niên

8. Cách dùng và liều dùng: Thảo Quyết Minh

  • Hạt dùng sống để nhuận tràng, ngày 10-15g.
  •  Hạt rang chín sao vàng  , pha nước uống chữa mất ngủ, nhức đầu, ho, huyết áp cao, mắt đỏ, mờ mắt, đau mắt, nhiều nước mắt, táo bón, đái ít. Ngày 10-15g dạng sắc, bột hoặc viên.
  • Pha nước uống để phòng say nắng
  • Lá tươi giã nát ngâm rượu hoặc giấm, bôi chữa hắc lào, chàm.ông dụng –
  • Liều dùng 5 – 10g sắc nước uống dùng riêng hoặc phối hợp với vị thuốc khác

9. Lưu ý, kiêng kị

Không dùng trong trường hợp tiêu chảy

10. Một số bài thuốc từ cây dược liệu Thảo Quyết Minh

  •  Bài 1: Chữa viêm kết mạc cấp tính , mắt đỏ đau , chảy nước mắt nhiều , sợ ánh sáng

Hạt thảo quyết minh , dã cúc hoa mỗi thứ 9g , mạn kinh tử , mộc tạc mỗi thứ 6g , sắc nước uống

  •  Bài 2: Chữa cao huyết áp , đau đầu , mất ngủ

Hạt thảo quyết minh sao vàng , giã dập , pha với nước sôi uống như nước chè

  •  Bài 3: Chữa khó ngủ , ngủ hay mê , tim hồi hộp , huyết áp cao

Hạt thảo quyết minh 20g , mạch môn 15g , tâm sen ( sao ) 6g . Sắc nước uống

  • Bài 4: Chữa hắc lào

Lá thảo quyết minh 20g , rượu 40 – 50 ml , giấm 5 ml . Ngâm trong 10 ngày , rồi bôi hàng ngày

  • Bài 5: Chữa viêm võng mạc

Hạt thảo quyết minh , vong nguyệt sa , dạ minh sa , mỗi thứ 10g , cam thảo 6g , hồng táo 5 quả , sắc nước uống

  • Bài 6: Chữa đau mắt , cao huyết áp

Thảo quyết minh 15g , long đờm thảo 3g , hoàng bá 5g , nước 300ml , sắc còn 150 ml , chia 3 lần uống trong ngày.

II. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU

1. Định tính

A. Lấy khoảng 0,5 g bột dược liệu, thêm 10 ml dung dịch acid sulfuric 10% (TT), đun cách thuỷ sôi 10 phút. Sau khi nguội, thêm 10 ml cloroform (TT) vào dịch lọc trên, lắc đều, để yên cho tách thành hai lớp. Gạn lấy lớp cloroform, thêm 2 – 3 ml dung dịch amoniac 10% (TT), lắc, lớp nước sẽ có màu đỏ.

B. Lấy 0,5 g bột dược liệu cho vào một chén nung nhỏ bằng sứ hay nắp chai bằng kim loại. Hơ nóng nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn và khuấy đều lớp bột cho bay hết hơi nước. Sau đó đậy chén nung bằng một phiến kính thích hợp và đặt lên trên tấm kính túm bông tẩm nước lạnh rồi đốt mạnh trong khoảng 5 phút. Lấy tấm kính ra soi dưới kính hiển vi sẽ quan sát thấy những tinh thể hình kim màu vàng. Nhỏ lên đám tinh thể một giọt dung dịch natri hydroxyd 10% (TT), dung dịch sẽ có màu hồng.

2. Tiêu chuẩn đánh giá khác

  • Độ ẩm: Không quá 12%
  • Tro toàn phần: Không quá 7%
  • Tạp chất
  • Hạt lép: Không quá 1%.
  • Tạp chất khác: Không quá 2%.
  • Kim loại nặng: Không quá 10 ppm Pb; 0,3 ppm Cd; 0,1 ppm Hg; 1 ppm As
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • Dược điển Việt Nam IV
  • Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam tập 1 , 2
  • Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam –Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi

 

Tham khảo thêm

Quả Trám

Quả Trám kho cá, thịt rát ngon & là món quê của miền núi phía Bắc. Ngoài ra Trám còn là vị thuốc quý... Trám...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
5
minutes
cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img