Đương Quy

Dược liệu: Đương Quy

  1. Tên khoa học: Angelica sinensis.
  2. Tên gọi khác: Tần quy hay vân quy.
  3. Tính vị, quy kinh: Vị ngọt hơi đắng, hơi cay, mùi thơm, tính ấm. Quy vào 3 kinh: tâm, can, tỳ.
  4. Bộ phận dùng: Rễ
  5. Đặc điểm sản phẩm: Rễ dài 10 – 20cm, gồm nhiều nhánh, mặt ngoài màu nâu nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc. Mùi thơm đặc biệt, vị ngọt, cay, hơi đắng.
  6. Phân bố vùng miền: Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam: Lào Cai.
  7. Thời gian thu hoạch: mùa thu năm thứ 3.

I. THÔNG TIN CHI TIẾT: ĐƯƠNG QUY

1. Mô tả thực vật:

Đương Quy – Cây nhỏ, sống lâu năm, cao chừng 40-80cm, thân màu tím có rãnh dọc. Lá mọc so le, 2-3 lần sẻ lông chim, cuống dài 3-12cm, 3 đôi lá chét; đôi lá chét phía dưới có cuống dài, đôi lá chét phía trên đỉnh không có cuống; lá chét lại xẻ 1-2 lần nữa, mép có răng cưa, phía dưới cuống phát triển dài gần ½ cuống, ôm lấy thân.

Hoa rất nhỏ, màu xanh trắng hợp thành cụm hoa tán kép gồm 12-40 hoa. Quả bế có rìa, màu tím nhạt. Ra hoa tháng 7-8.

cay-duong-quy
Cây Đương Quy

2. Phân bố:

  • Thế giới: Trung Quốc, Triều Tiên.
  • Việt Nam: Trồng thử nghiệm mới thành công trong phạm vi nhỏ ở Sa Pa tỉnh Lào Cai, chưa phổ biến rộng rãi. Lợi dụng thời tiết lạnh ở Hà Nội có trồng được nhưng chất lượng có khác.

3.Bộ phận dùng:

  • Rễ đương quy. Trên thị trường, phân biệt: quy đầu là rễ chính và 1 bộ phận cổ rễ;  quy thân hay quy thoái là phần dưới của rễ chính hoặc là rễ phụ lớn.

4. Thành phần hóa học chính: Đương Quy

  • Đương quy Trung Quốc: hàm lượng tinh dầu là 0,2-0,4%. Tinh dầu có tỷ trọng 0,955 ở 150C, màu vàng sẫm, trong; tỷ lệ axit tự do trong tinh dầu chiếm tới 40%. Thành phần trong tinh dầu giống tinh dầu của đương quy Nhật Bản.
  • Đương quy Nhật Bản: tinh dầu ở rễ là 0,26%

5. Mô tả dược liệu: Đương Quy

  • Rễ dài 10 – 20cm, gồm nhiều nhánh, thường phân biệt thành 3 phần: Phần đầu gọi là quy đầu, phần giữa gọi là quy thân, phần dưới gọi là quy vĩ.
  • Đường kính quy đầu 1,0 – 3,5cm, đường kính quy thân và quy vĩ từ 0,3 – 1,0cm. Mặt ngoài màu nâu nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc. Mặt cắt ngang màu vàng ngà có vân tròn và nhiều điểm tinh dầu. Mùi thơm đặc biệt, vị ngọt, cay, hơi đắng.

6. Thu hái và chế biến: Đương Quy

  • Mùa  thu gieo hạt, cuối thu đầu đông nhổ cây con cho vào hố ở dưới đất cho qua mùa đông. Qua mùa xuân lại trồng, mùa đông lại bảo vệ. Đến mùa thu năm thứ 3 có thể thu hoạch.
  • Rễ đương quy trồng được 3 tuổi, đào vào mùa thu, cắt bỏ rễ con, phơi trong nhà hay cho vào thùng sấy lửa nhẹ. Cuối cùng phơi trong mát khô.

7. Tác dụng – công dụng: Đương Quy

  • Tính vị, công năng:  có vị ngọt hơi đắng, hơi cay, mùi thơm, tính ấm. Vào 3 kinh: tâm, can, tỳ, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, thông kinh, dưỡng gân, tiêu sưng, nhuận tràng. Là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời được chỉ định trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh như thuốc chữa thiếu máu xanh xao, đau đầu, cơ thể gầy yếu, suy tim, mệt mỏi, đau lưng, đau ngực bụng, viêm khớp, chân tay đau nhức lạnh, tê bại…

8. Chỉ định và liều dùng: Đương Quy

  • Dạng thuốc sắc : 6-15g, chia làm hai lần trong ngày
  • Dạng thuốc rượu: ngày uống 3 lần, mỗi lần 10ml.
  • Uống trong 7 – 14 ngày.

9. Lưu ý, kiêng kị: Đương Quy

  • Những người tỳ vị có thấp nhiệt, đại tiện lỏng không nên dùng; để tránh hiện tượng gây hoạt tràng, đại tiện lỏng, khi dùng cần qua sao chế để giảm tính nhuận hoạt của vị thuốc.

10. Các bài thuốc dân gian dùng Đương Quy

Trong các đơn thuốc đông y dùng Đương Quy

  • Chữa thiếu máu, cơ thể suy nhược, kinh nguyệt không đều, đau ở rốn, đẻ xong máu hôi chảy mãi không ngừng( dùng tứ vật thang) : Đương quy, sinh địa mỗi loại 12g, bạch thược 8g, xuyên khung 6g, nước 600ml sắc còn 200ml, chia 3 lần trong ngày)
  • Dùng chữa bệnh phụ nữ sau khi đẻ, bể huyết  (đương quy kiện trung thang): Đương quy 7g, quế chi, sinh khương, đại táo mỗi vị 6g, thược dược 10g, đường phèn 50g, sắc 600ml lấy 200ml, chia 3 lần trong ngày)
  • Chảy máu cam không ngừng: đương quy sao khô tán nhỏ, dùng 2-3 lần trong ngày, mỗi lần 4g, dùng cháo mà chiêu thuốc..
  • Dưỡng não hoàn bằng viên dưỡng não, dùng chữa nhức đầu, mất ngủ, ngủ hay mê:

 

II. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU:

1. Đặc điểm bột dược liệu:

Bột màu nâu vàng, mùi thơm đặc biệt. Soi kính hiển vi thấy: Nhiều hạt tinh bột đứng riêng lẻ. Các ống tiết tinh dầu, thường bị vỡ. Mảnh mô mềm có nhiều hạt tinh bột. Mảng mạch mạng, mạch xoắn, mạch điểm.

2. Định tính:   

Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Bản mỏng: Silica gel 60F254.

Hệ dung môi: Cyclohexan – ethyl acetat (8 : 2).

Dung dịch mẫu thử: Lấy 4g bột dược liệu thêm 20ml ethanol 95% (TT) ngâm trong 1 giờ, thỉnh thoảng lắc. Lọc. Bốc hơi dịch lọc đến còn khoảng 10ml, được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 4g bột Đương quy (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10ml mỗi dung dịch thử và và dung dịch đối chiếu. Sau khi khai triển, lấy bản mỏng ra khỏi bình sắc ký, để bay hơi hết dung môi ở nhiệt độ phòng. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở  bước sóng 366nm, trên sắc ký đồ  của dung dịch thử cho 2 vết phát quang xanh sáng to rõ và 6 vết màu xanh lơ có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

3. Các tiêu chí đánh giá khác:

  • Độ ẩm: Không quá 15%
  • Tro không tan trong acid: Không quá 2%
  • Tạp chất: Không quá 1%.
  • Chất chiết được trong dược liệu Không ít hơn 40,0%.
  • Tiến hành theo phương pháp chiết nóng, dùng  ethanol 50% (TT) làm dung môi.

Tham khảo thêm

Quả Trám

Quả Trám kho cá, thịt rát ngon & là món quê của miền núi phía Bắc. Ngoài ra Trám còn là vị thuốc quý... Trám...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
5
minutes
cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img