Dược liệu Thông Bạch
- Tên khoa học: Radix et Folium Allii
- Tên gọi khác: hành hoa, đại thông, tứ quý thông, hom búa, thái bá, lộc thai, hoa sự thảo, khtim, ciboule, cive
- Tính vị, quy kinh: quy kinh phế, vị
- Bộ phận dùng: thân hành , lá
- Đặc điểm sản phẩm: thân nhỡ, hơi phồng, rộng 0.7 – 1 cm đẻ nhiều nhánh . Lá hình trụ rỗng, nhẵn , mọc thành túm từ thân hành, dài 30 – 50 cm , đường kính 4 – 8 mm , bẹ lá to, mỏng , trắng, đôi khi pha hồng có sọc
- Phân bố vùng miền: Thế giới: châu Á và châu Âu. Việt Nam: trồng khắp nơi
- Thời gian thu hoạch: tháng 10 – 11 , thường quanh năm
Mô tả dược liệu Thông Bạch
Cây thảo sống nhiều năm, cao tới 50cm, có thân hành nhỏ, trắng hay nâu, chỉ hơi phồng, rộng 0,7-1,5cm. Lá màu xanh mốc, hình trụ rỗng, có 3 cạnh ở dưới, dài đến 30cm, có bẹ lá dài bằng 1/4 phiến. Cán hoa (trục mang cụm hoa) cao bằng lá. Cụm hoa hình đầu tròn, gồm nhiều hoa có cuống ngắn; bao hoa có các mảnh hình trái xoan nhọn màu trắng có sọc xanh; bầu xanh đợt. Quả nang. Cây ra hoa vào mùa xuân, mùa hè.
Bài thuốc chữa Bệnh với Hành Hoa / Thông Bạch
Trị phong hàn, cảm mạo
- Chuẩn bị từ 3-5 củ hành ta, rửa sạch, cắt miếng, sắc cùng nước sôi (có thể cho thêm 3 lát gừng tươi). Uống khi còn nóng, cơ thể ra mồ hôi sẽ giúp bệnh tình thuyên giảm.
- Hoặc bạn có thể dùng một đoạn hành hoa, nghiền nát lấy nước, chia ra nhiều lần để uống cũng sẽ đạt được hiệu quả tương tự.
Chữa âm huyết hư, nhiễm ngoại tà:
- Thông bạch 12g, Cát căn 12g, Đậu xị 8g, Mạch môn 12g, Thục địa 18g, Sinh khương 6g. Sắc nước uống: Phương này có thể gia giảm: Nếu sợ rét nhiều gia Tô diệp, Kinh giới. Nếu nóng nhiều gia, Hoàng cầm, Kim ngân, Liên kiều. Nếu xuất huyết gia, Ngó sen, A giao. Công dụng: Dưỡng huyết, phát biểu. (Thông Bạch Thất Vị Ẩm)
– Chữa đau đầu xổ mũi nghẹt mũi (do cảm phong hàn): Đậu xị 12g, Thông bạch 3 củ. Sắc uống. Tác dụng: Thông dương phát hãn. (Thông Sị Thang).
Chữa có thai cảm phong hàn, thai nghịch lên làm cho Tâm phiền muộn:
- Thông bạch cả rễ 27 cọng nấu nước uống. (Thông Bạch Thang).
Chữa người âm hư ngoại cảm dùng:
- Thông bạch 10g, Đậu xị 12g, Cát cánh 10g, Sinh khương 6g, Thục địa 16g, Mạch môn 10g. Tác dụng: Dưỡng huyết giải biểu, trị âm huyết hư mà bị ngoại cảm. (Thông Sị Thất Vị Ẩm).
Trị vú sưng đỏ, tắc tia sữa:
- Nấu lấy 1 chén nước Hành, uống nóng là tan. (Kinh Nghiện Dân Gian).
Trị bệnh tả
- Dùng 20g củ hành ta và 20 quả táo tàu, đun cùng 3 lít nước. Khi nước cạn còn khoảng 2 lít, bạn tắt bếp. Uống ngay trong ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Trị mụn
- Chuẩn bị sẵn hành ta và mật ong. Rửa sạch hành, để ráo, sau đó giã nát rồi trộn chung với mật ong.
- Sau khi rửa mặt sạch sẽ, bạn đắp hỗn hợp trên lên vùng da bị mụn, sau khoảng 15 phút rửa mặt lại. Mỗi tuần thực hiện từ 2-3 lần, tình trạng mụn sẽ thuyên giảm đáng kể.
Trị đái dầm ở trẻ nhỏ
- Chuẩn bị 3 nhánh hành ta cả dễ (dài chừng 5cm), 30g lưu hoàng. Đem hai thứ giã nát thành dạng cao rồi đắp lên rốn, cố định bằng băng dính hoặc băng gạc trong 8 tiếng rồi bỏ ra.
- Phương pháp này sẽ giúp ôn kinh, tán hàn, thông khí bàng quang, trị đái dầm ở trẻ nhỏ rất hiệu quả.
Chữa đau bụng, lạnh chân tay
- Người lớn bị đau bung chân tay lạnh giá, môi xanh, mạch hiện lờ mờ cần lấy một nắm hành ta bỏ rễ và lá, lấy củ hơ nóng, ấp lên rốn, lấy chai nước nóng chườm lên trên. Thấy hành đã bị mềm nhũn lại thì thay nắm hành khác.
- Một lúc lâu hơi nóng ngấm vào thì chân tay sẽ ấm, ra dâm dấp mồ hôi sau đó sẽ khỏi. Tiếp đó, lấy miếng gừng khô bằng độ 2 ngón tay cái thái nhỏ, đun nước uống.