Ngũ Gia Bì Chân Chim

Ngũ gia bì chân chim hay còn gọi là ngũ gia bìchân chim bảy lá, chân chim hoa trắng, đáng, lằng, sâm nam, chân vịt (danh pháp khoa học: Schefflera heptaphylla)

Dược Liệu Ngũ Gia Bì Chân Chim

  1. Tên khoa học: Cortex Schefflerae heptaphyllae
  2. Tên gọi khác: chân chim, cây đáng, Cây lằng, Đáng chân chim, Chân chim bảy lá, chân chim tám lá, Nam sâm, Sâm nam
  3. Tính vị, quy kinh: đắng, chát, mát. Vào các kinh can, thận.
  4. Bộ phận dùng: vỏ thân, vỏ cành.
  5. Đặc điểm sản phẩm: Mảnh vỏ hơi cong kiểu hình máng. Dược liệu đã được cạo lớp bần, có màu nâu nhạt, lốm đốm vết xám trắng nhạt. Mặt cắt ngang gồm lớp ngoài lổn nhổn như có sạn, lớp trong có sợi xốp và dễ tách dọc. Vỏ nhẹ và giòn. Mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng.
  6. Phân bố vùng miền:
    – Thế giới: vùng Đông Dương.
    – Việt Nam: vùng núi từ Lạng Sơn đến Lâm Đồng (Đà Lạt)
  7. Thời gian thu hoạch: quanh năm, chủ yếu là xuân, thu

I. THÔNG TIN CHI TIẾT

1. Mô tả thực vật

Là loại cây nhỡ, thân đứng, cao từ 5 – 15m. Lá mọc so le, kép chân vịt, thường có 8 lá chét, phiến lá hình bầu dục, mép lá nguyên. Hoa nhỏ, mọc thành chùy, màu trắng ở đầu cành. Quả mọng hình cầu, khi chín có màu tím sẫm, trong chứa 6 – 8 hạt.

Dược liệu Ngũ Gia Bì Chân Chim
Dược liệu Ngũ Gia Bì Chân Chim

2. Phân bố

  • Thế giới: Trung Quốc
  • Việt Nam: Cây ngũ gia bì (chân chim) thường mọc hoang dại ở khắp các sườn đồi từ Bắc trí Nam, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía bắc. Ở tỉnh Hòa Bình cây chân chim mọc rất nhiều ở sườn đồi và ven suối.

3. Bộ phận dùng

  • Vỏ thân và vỏ cành đã phơi hay sấy khô của cây Ngũ gia bì chân chim (Schefflera heptaphylla (L.) Frodin), họ Nhân sâm (Araliaceae).

4. Thu hái, chế biến và bảo quản

  • Thu hái: Vỏ thân, vỏ cành thu hái quanh năm, chủ yếu vào mùa xuân và mùa thu; lúc trời khô ráo, bóc lấy vỏ cây theo kích thước quy định, rửa sạch, bỏ lõi, cạo bỏ lớp bần ở ngoài, phơi trong bóng râm, ủ với lá chuối 7 ngày (thỉnh thoảng đảo cho đều, để nổi mùi hương) rồi lấy ra phơi hoặc sấy nhẹ (50 – 60 oC) cho khô.
  • Chế biến: Vỏ rửa sạch, cắt thành từng đoạn ngắn, đồ mềm, thái miếng phơi khô.
  • Bảo quản: Để nơi khô mát, tránh mốc mọt.

5. Mô tả dược liệu Ngũ Gia Bì Chân Chim

Mảnh vỏ hơi cong kiểu hình máng, dài 20 – 50 cm, rộng 3 – 10 cm, dày khoảng 0,3 – 1 cm. Dược liệu đã được cạo lớp bần, có màu nâu nhạt, lốm đốm vết xám trắng nhạt. Mặt cắt ngang gồm lớp ngoài lổn nhổn như có sạn, lớp trong có sợi xốp và dễ tách dọc. Vỏ nhẹ và giòn. Mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng.

dược liệu Ngũ Gia Bì Chân Chim
dược liệu Ngũ Gia Bì Chân Chim

6. Thành phần hóa học

Ngũ gia bì chân chim có chứa tinh dầu và nhiều glycosid khác nhau, trong đó chủ yếu là các hợp chất thuộc nhóm saponin triterpen. Ngoài ra còn có chất béo, acid hữu cơ, tanin.

7. Phân biệt thật giả

8. Công dụng – Tác dụng

  • Tác dụng: Khu phong, trừ thấp, mạnh gân cốt.
  • Công dụng: Chủ trị: Đau lưng, đau xương cốt do hàn thấp, gân xương co rút, sưng đau, hoặc sưng đau do sang chấn.

9. Cách dùng và liều dùng

Ngày dùng 10 – 20 g vỏ khô, dạng thuốc sắc hoặc rượu thuốc.

10. Lưu ý, kiêng kị

Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Ngũ Gia Bì Chân Chim

  • Trị phong thấp đau nhức, cơ thể mệt mỏi, đau nhức, liệt dương:

Ngũ gia bì sao vàng 100g, rượu 30o một lít, ngâm trong 10 ngày, thỉnh thoảng lắc đều. Ngày uống 20~40ml vào trước bữa ăn tối (Ngũ Gia Bì Tửu – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

  • Trị thấp khớp: 

Ngũ gia bì, Mộc qua, Tùng tiết đều 120g. Tán bột, mỗi lần uống 3~4g, ngày 2 lần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

  • Trị phụ nữ cơ thể suy nhược:

Ngũ gia bì, mẫu đơn bì, Xích thược, Đương quy đều 40g. Tán bột. Ngày uống hai lần, mỗi lần 4g (Những Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam).

  • Trị gẫy xương, sau khi phục hồi vị trí:

Ngũ gia bì, Địa cốt bì đều 40g, tán nhuyễn, Gà 1 con nhỏ, lấy thịt, gĩa nát, trộn đều với thuốc, đắp bên ngoài, bó nẹp cố định, sau một uần, bỏ nẹp đi (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

  • Trị ngực đau thắt, mỡ máu cao:

Dùng chất chiết xuất từ Thích Ngũ gia bì (Nam Ngũ gia bì)  chế thành thuốc viên ‘Quan Tâm Ninh’. Uống mỗi lần 3 viên, ngày 3 lần, liên tục 1~3 tháng. Đã trị 132 ca ngực đau thắt, có kết quả 95,45%, mỡ máucao 53 ca, kết quả làm hạ Cholesterol và Triglycerid (Trung Y Dược Học Báo 1987, 4: 36).

  • Trị bạch cầu giảm:

Dùng Thích Ngũ gia bì trị 43 ca bạch cầu giảm. Kết quả cho thấy so với chứng giảm bạch cầu do hoá liệu, có kết quả tốt hơn (Quảng Tây Y Học Viện Học Báo 1978, 3: 1).

  • Trị nhồi máu não:

Dùng dung dịch chích Ngũ gia bì 40ml, cho vào 300ml dịch truyền Glucoz 10%, truyền tĩnh mạch ngày 1 lần, kèm uống thuốc thang. Theo dõi 20 ca, có kết quả tốt (Cam Túc Trung Y Học Viện Học Báo 1988, 1: 27).

  • Trị huyết áp thấp:

Dùng viên Ngũ gia bì, mỗi lần uống 5 viên, ngày 3 lần, 20 ngày là một liệu trình. Kết quả tốt (Châu Long, Trung Quốc Dược Thành Phẩm Đích Nghiên Cứu 1985, 12: 43).

II. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU

1. Vi phẫu

Lớp bần còn sót lại gồm khoảng 10 hàng tế bào hình chữ nhật nằm ngang, thành hơi dày, xếp chồng lên nhau thành dãy xuyên tâm đều đặn.

Tầng sinh bần – lục bì gồm một lớp tế bào hình chữ nhật nằm ngang, xếp đều đặn. Tế bào mô cứng thành rất dày, hình chữ nhật hay hình nhiều cạnh, nằm ngang, khoang hẹp, xếp thành vòng liên tục sát tầng sinh bần lục bì.

Mô mềm vỏ gồm các tế bào thành mỏng, hẹp và kéo dài theo hướng tiếp tuyến, trong mô mềm vỏ có các ống tiết rải rác. Vòng libe cấp 2 dày chiếm 2/3 chiều dày vỏ thân, tế bào libe thành mỏng. Sợi libe xếp thành đám, xen kẽ thành nhiều tầng trong libe. Tế bào sợi tròn thành dày. Cạnh đám sợi có tinh thể calci oxalat, tia tủy hẹp gồm 3 dãy tế bào đi xuyên qua vùng libe cấp 2, theo hướng xuyên tâm.

2. Bột

Nhiều tế bào mô cứng hình chữ nhật hoặc hình nhiều cạnh màu vàng nhạt, thành rất dày, có ống trao đỗi rõ, đứng riêng lẻ hay tụ họp thành từng đám. Sợi thành dày, có ống trao đổi rõ. Mảnh bần gồm tế bào chữ nhật, xếp đều đặn, thành dày. Mảnh mô mềm gồm các tế bào hình nhiều cạnh, thành mỏng. Tinh thể calci oxalat hình chữ nhật, hình lập phương, rộng khoảng 40 m. Hạt tinh bột nhỏ, đường kính 4 m, đôi khi tới 16 m.

3. Định tính

A. Lấy 5 g bột dược liệu cho vào bình nón, thêm 20 ml ethanol 96% (TT), đun sôi, lắc, để nguội rồi lọc.

Lấy 1 ml dịch lọc, thêm 1 ml thuốc thử Fehling (TT), đun sôi, xuất hiện tủa đỏ gạch.

Lấy 1 ml dịch lọc, cho vào ống nghiệm khác, thêm 5 giọt anhydric acetic (TT), thêm từ từ theo thành ống nghiệm 0,5 ml acid sulfuric (TT). Lớp phân cách giữa hai dung dịch có vòng màu đỏ nâu.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)

Bản mỏng: Silica gel G, dày 0,25 mm, đã được hoạt hoá ở 110 oC trong 1 giờ.

Hệ dung môi khai triển: Cloroform – methanol – nước (65 : 35 : 10)

Dung dịch thử: Lấy khoảng 2 g dược liệu đã được xay nhỏ, thêm 25 ml hỗn hợp methanol và nước (4 : 1), đun sôi hồi lưu trên cách thủy trong 30 phút, lọc, cô dịch lọc trên cách thủy đến cạn. Hòa cắn trong 2 ml methanol (TT) làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 2 g Ngũ gia bì chân chim (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như đối với dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 l dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai, lấy bản mỏng ra để khô ngoài không khí, phun dung dịch vanilin 1% trong acid phosphoric 50% (TT). Sấy bản mỏng ở 120 oC trong 5 phút. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

4. Các chỉ tiêu đánh giá khác

Độ ẩm (Phụ lục 12.13)

Không quá 12%.

Tro toàn phần (Phụ lục 9.8)

Không quá 4,5%.

Tạp chất (Phụ lục 12.11)

Không quá 1%

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img