Địa Cốt Bì

Dược liệu Địa Cốt Bì

  1. Tên khoa học: Cortex Lycii chinensis.
  2. Tên gọi khác: Củ khởi, khủ khởi, câu kỷ.
  3. Tính vị, quy kinh: Vị ngọt, tính hàn. Vào các kinh phế, can, thận.
  4. Bộ phận dùng: Vỏ rễ phơi hay sấy khô của cây Câu kỷ.
  5. Đặc điểm sản phẩm: Dược liệu là những mảnh vỏ cuộn tròn hình ống nhỏ hoặc hình máng. Mặt ngoài màu vàng xám đến vàng nâu, xù xì, với những đường vân nứt dọc, không đều, dễ bóc; mặt trong màu vàng nhạt đến vàng xám, tương đối nhẵn có vân dọc nhỏ. Chất nhẹ và giòn, lớp ngoài màu vàng nâu, lớp trong màu trắng xám. Mùi nhẹ, vị hơi ngọt sau đắng.
  6. Phân bố vùng miền: Trung Quốc, ở Việt Nam được trồng ở Đà Lạt, Hà Nội.
  7. Thời gian thu hoạch: Thu hoạch vào đầu xuân và cuối thu

I. THÔNG TIN CHI TIẾT:

1. Mô tả thực vật:

Đậu đen là cây thân thảo, mọc hàng năm, lá kép gồm 3 lá chét, hoa màu tím nhạt, quả dài tròn chứa 7 – 10 hạt màu đen, nhân trắng hoặc xanh.

Địa Cốt Bì
Địa Cốt Bì

2. Phân bố:

  • Thế giới: Trung Quốc.
  • Việt Nam: Trồng nhiều ở nước ta.

3. Bộ phận dùng:

Hạt đã phơi khô của cây Đậu đen.

4. Thu hái, chế biến và bảo quản:

  • Thu hái: Thu hoạch vào tháng 6 hoặc tháng 7 chọn những quả già vỏ đã ngả màu đen, đem phơi khô và đập tách  lấy riêng hạt. Tiếp tục phơi khô hạt đến độ ẩm quy định.
  • Chế biến: Bào chế đạm đậu sị. Lấy đậu đen vo sạch, ngâm nước thường 1 đêm. Phơi qua rây cho ráo nước, đồ chín. Trải đều trên nong nia hoặc trên chiếc chiếu sạch, đợi ráo lấy lá chuối khô sạch ủ kín 3 ngày, khi thấy lên meo vàng đem phơi khô ráo, tưới nước cho đủ ẩm, cho vào thùng  ủ kín bằng lá dâu. Khi lên meo vàng thì lấy ra phơi 1 giờ lại tưới nước và ủ như trên. Làm như vậy cho đủ 5 – 7 lần. Cuối cùng đem chưng rồi phơi khô và cho vào bình đậy kín dùng trong các bài thuốc.
  • Bảo quản: Đóng trong thùng kín, để nơi khô mát tránh mốc mọt, côn trùng.

5. Mô tả dược liệu:

Hạt hình thận, vỏ màu đen bóng có chiều dài 6 – 9 mm có chiều ngang từ 5 – 7mm, chiều dẹt 3,5 – 6mm. Rốn hạt màu sáng trắng nằm ở rốn. Trọng lượng hạt từ 100 – 115mg. Hạt dễ vỡ thành 2 mảnh lá mầm. Đầu của 2 mảnh hạt có chứa 2 lá chồi, 1 trụ mầm.

dia-cot-bi-vi-thuoc-da-nang-1

6. Thành phần hóa học:

Trong hạt có 24,2% protit, 1,7% lipit, 53,3% gluxit, 2,8% tro, 56mg% canxi, 354mg% P, 6,1mg% sắt, 0,51mg% vitamin B1, 0,21mg% vitamin B2, 1,8mg% vitamin PP, 3mg% vitamin C. Hàm lượng các axit amin cần thiết trong Đậu đen cũng rất cao. Trong 100g Đậu đen có 0,97g lysin, 0,31g metionin, 0,31g triptophan, 1,16g phenylanin, 1,09g alanin, 0,97g valin, 1,26g leuxin, 1,11g isoleusin, 1,72g acginin và 0,75g histidin.

7. Công dụng – Tác dụng:

  • Tác dụng: Trừ phong, thanh thấp nhiệt, lương huyết, giải độc, lợi tiểu tiện, tư âm
  • Công dụng: dùng bổ thận, sáng mắt,  trừ  phù thũng do nhiệt độc, giải độc..

8. Cách dùng và liều dùng:

  • Ngày dùng 20 – 40 g, có thể hơn. Dùng để chế đậu sị và phụ liệu.

9. Lưu ý, kiêng kị:

  • Tỳ vị hư hàn mà không nhiệt độc không dùng. Ghét Long đởm, Kỵ  Hậu phác.

II. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU:

1. Vi phẫu:

Vỏ có 2 lớp tế bào mô cứng hình chữ nhật hóa gỗ, bên trong có các tế bào  mô cứng, xuất hiện ống tiết hóa gỗ chứa chất tiết màu tím nâu. Bên trong chồi mầm và mỗi lá mầm chứa một lớp tế bào mô cứng hình chữ nhật, có hai lớp rốn hạt, một lớp tế bào trụ, 3 – 5 lớp tế bào mô mềm. Sát với  lớp tế bào trụ là 2 – 3 bó libe hình vòng cung, tương ứng sát bó libe là các mạch gỗ nhỏ rải rác. Lá mầm có khoảng 4 – 5 bó libe, xen kẽ là bó gỗ hướng tâm. Tinh thể calci oxalat hình lăng trụ phân bố rải rác ở mô mềm. Các hạt tinh bột tập trung thành đám.

2. Bột:

Mảnh mô mềm chứa các hạt tinh bột, thành tế bào màu đen. Hạt tinh bột hình thận dài 15 – 30mcm, rộng 10 – 18mcm, rốn một vạch hay phân nhánh, có vân tăng trưởng mờ. Rải rác có các mảnh mạch nhỏ.

3. Định tính:

Lấy khoảng 1g dược liệu, thêm 10ml nước, đun sôi cách thủy trong 10 phút. Để nguội, lọc. Lấy 5ml dịch lọc cho vào ống nghiệm. Thêm 1ml dung dịch acid hydrocloric 10% (TT),dung dịch chuyển sang màu đỏ. Tiếp tục thêm 1ml dung dịch natri hydroxyd 10% (TT), dung dịch chuyển sang màu xanh đen.

4. Protein toàn phần:

Cân chính xác 0,2g bột dược liệu đã xác định độ ẩm cho vào bình Kjeldarl rồi tiến hành “định lượng nitrogen trong hợp chất hữu cơ” (Phụ lục 10.9).

Song song tiến hành làm mẫu trắng.

Hàm lượng protein toàn phần được xác định theo công thức:

X%= x 100 x 100

Trong đó: a là thể tích dung dịch NaOH 0,1N dùng để chuẩn độ mẫu trắng (ml).

b là  thể tích dung dịch NaOH 0,1N dùng để chuẩn độ mẫu thử  (ml).

m là khối lượng mẫu thử tính bằng g.

d là hàm ẩm của mẫu định lượng.

0,0014 là hệ số tính chuyển lượng Nitơ tương ứng 1ml dung dịch acid sulfuric 0,1N.

5,07 là hệ số chuyển đổi nitrogen ra protein.

Dược liệu phải có hàm lượng protein không được dưới 25% tính theo dược liệu khô kiệt.

5. Các chỉ tiêu đánh giá khác:

  • Độ ẩm: Không quá 10% (Phụ lục 9.6).
  • Kích thước hạt: Toàn bộ hạt đậu đen qua rây số 7000 (Đường kính rây mắt tròn 7 mm). Số lượng hạt đậu đen qua rây 5000 không vượt quá 25%. Tất cả các hạt đậu đen không qua rây số 4000.
  • Tro toàn phần: Không quá 4% ( Phụ lục 9.8).
  • Tro không tan trong acid: Không quá 0.15% ( Phụ lục 9.7).
  • Tạp chất: Không quá 0,1% (Phụ lục 12.11).
  • Độ sượng: Cân 50g dược liệu cho vào cốc có dung tích 250ml, đổ ngập nước, đun sôi cách thủy trong 60 phút. Lấy 100 hạt bất kỳ rồi bóp trên 2 đầu ngón tay, đếm số hạt không  bóp được. Độ sượng không được vượt quá 8%  (hạt/ hạt).
  • Xác định độ  nhiễm côn trùng: Cân khoảng 65g dược liệu cho lên mặt sàng, nhúng cả sàng vào dung dịch chứa 10 g kali iodid  (TT) và 5g iod (TT) vừa đủ trong 500ml nước. Tiếp đó nhúng cả sàng vào dung dịch kali hydroxyd 0,5% (TT). Lấy dược liệu ra khỏi sàng và rửa bằng nước lạnh trong 20 giây. Không được thấy vết đen hoặc lỗ đen trên bề mặt (không được nhiễm côn trùng).
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
  • Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006.
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010.
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006.
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006.

Bài thuốc với Địa Cốt Bì

Dưới đây là một số bài thuốc với Dược liệu Địa Cốt Bì theo nguồn Báo Sức Khỏe Đời Sống.

Lương huyết, trị đau xương: trị âm hư huyết nhiệt, xương đau nóng, sốt nhẹ, mồ hôi trộm, tự ra mồ hôi.

  • Bài 1: địa cốt bì 12g, miết giáp 12g, tri mẫu 12g, ngân sài hồ 16g, tần giao 12g, bối mẫu 8g, đương quy 12g. Sắc uống. Trị lao phổi, xương đau nóng, các chứng sốt nhẹ, mồ hôi trộm.
  • Bài 2: địa cốt bì (rễ tươi và thân lá) mỗi thứ 20g, thiến thảo 20g, gan lợn 125g. Sắc uống. Trị trẻ em cam tích sốt nhẹ.

Mát phổi, dịu ho: trị ho do nhiệt ở phế.

  • Bài 1: địa cốt bì 12g, tang bạch bì 12g, sinh cam thảo 8g, ngạnh mễ 20g. Sắc uống. Trị viêm phế quản, viêm phổi, sốt nhẹ, ho hen.
  • Bài 2: địa cốt bì 12g, miết giáp 24g, tri mẫu 12g, ngân sài hồ 12g, hài nhị sâm 12g, hoàng cầm 12g, xích phục linh 16g. Sắc uống. Trị bệnh lao phổi giai đoạn phục hồi (sốt dai dẳng, đêm ra mồ hôi), trẻ suy dinh dưỡng có sốt (cam nhiệt).

Chữa đái tháo đường, miệng khát, tiểu nhiều.

  • Bài 1: địa cốt bì 500g, râu ngô 500g. Chia 8 ngày. Sắc uống.
  • Bài 2: địa cốt bì 15g, rễ khổ qua 15g, thiên hoa phấn 15g, lô căn 15g, mạch môn 20g. Xay bột thô. Mỗi lần dùng 10g, thêm đại táo 1 – 2 quả (thái gọt thành nhiều miếng); sắc uống nóng trong ngày.

Cầm máu, hạ huyết áp

  • Chữa nôn ra máu: địa cốt bì 12 – 15g sắc với 200ml nước. Uống trong ngày
  • Tiểu ra máu: địa cốt bì tươi 30 – 50g, giã nát, lọc lấy nước cho uống.
  • Trị tăng huyết áp: địa cốt bì 25g, rễ dâu 25g. Sắc uống; nếu nhức đầu, thêm cúc hoa 20g hoặc thương nhĩ thảo 24g.

Món ăn thuốc có địa cốt bì

Cháo địa cốt bì: địa cốt bì 30g, tang bạch bì 15g, mạch đông 15g, bột miến dong 100g. Các dược liệu sắc lấy nước, nấu với bột miến dong. Dùng tốt cho người đái tháo đường, khát nước uống nhiều, gầy yếu suy kiệt.

Cháo thận dê lá câu kỷ: lá hay rễ câu kỷ 300g, thận dê  1 đôi, thịt dê 150g, gạo tẻ 150g, hành 5 củ. Thận dê và thịt dê làm sạch thái lát, lá hay rễ câu kỷ dùng vải xô gói lại. Tất cả cho vào nồi, thêm nước nấu cháo, cháo chín nhừ, thêm gia vị, ăn trong ngày, ăn nóng. Trị nam giới thận hư suy giảm tính dục, di tinh liệt dương, đau bại vùng thắt lưng, đau mỏi đầu gối.

Một số nơi dùng vỏ rễ cây Bọ mảy (Đại thanh)(Clerodedron cyrtophyllum Turcz.), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) với tên Địa cốt bì.

Kiêng kỵ: Người doanh phận không có nhiệt hay tỳ vị hư hàn không dùng. Người cảm mạo phong hàn mà phát sốt thì không dùng.

Wiki dược liệu tổng hợp

Báo SucKhoeDoiSong https://suckhoedoisong.vn/ia-cot-bi-vi-thuoc-quy-n44838.html

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img