Đậu Ván Trắng

Dược liệu: Đậu Ván Trắng

  1. Tên khoa học: Lablab purpureus (L.) Sweet.
  2. Tên gọi khác: Bạch biển đậu, đậu biển.
  3. Tính vị, quy kinh: Vị ngọt, tính vi ôn. Quy vào các kinh tỳ, vị.
  4. Bộ phận dùng: Hạt già phơi hay sấy khô của cây Đậu ván trắng.
  5. Đặc điểm sản phẩm: Hạt hình bầu dục hoặc hình trứng, dẹt. Vỏ ngoài màu trắng ngà, hoặc màu vàng, đôi khi có chấm đen, hơi nhẵn bóng, ở mép có một vòng màu trắng. Chất cứng chắc, vỏ mỏng giòn, có 2 lá mầm to màu trắng ngà. Mùi nhẹ, vị nhạt, khi nhai có mùi tanh của đậu.
  6. Phân bố vùng miền: Cây được trồng ở nhiều địa phương nước ta. Các tỉnh trồng nhiều là Bình Định, Bình Thuận, Đồng Nai, Sông Bé.
  7. Thời gian thu hoạch: Mùa thu, đông.

I. THÔNG TIN CHI TIẾT:

1. Mô tả thực vật đậu ván trắng

Đậu đen là cây thân thảo, mọc hàng năm, lá kép gồm 3 lá chét, hoa màu tím nhạt, quả dài tròn chứa 7 – 10 hạt màu đen, nhân trắng hoặc xanh.

đậu ván trắng
đậu ván trắng

2. Phân bố:

  •  Thế giới: Trung Quốc.
  • Việt Nam: Trồng nhiều ở nước ta

3. Bộ phận dùng:

Hạt đã phơi khô.

4. Thu hái, chế biến và bảo quản:

  • Thu hái: Thu hoạch vào tháng 6 hoặc tháng 7 chọn những quả già vỏ đã ngả màu đen, đem phơi khô và đập tách  lấy riêng hạt. Tiếp tục phơi khô hạt đến độ ẩm quy định.
  • Chế biến:  Lấy đậu đen vo sạch, ngâm nước thường 1 đêm. Phơi qua rây cho ráo nước, đồ chín. Trải đều trên nong nia hoặc trên chiếc chiếu sạch, đợi ráo lấy lá chuối khô sạch ủ kín 3 ngày, khi thấy lên meo vàng đem phơi khô ráo, tưới nước cho đủ ẩm, cho vào thùng  ủ kín bằng lá dâu. Khi lên meo vàng thì lấy ra phơi 1 giờ lại tưới nước và ủ như trên. Làm như vậy cho đủ 5 – 7 lần. Cuối cùng đem chưng rồi phơi khô và cho vào bình đậy kín dùng trong các bài thuốc.
  • Bảo quản: Đóng trong thùng kín, để nơi khô mát tránh mốc mọt, côn trùng.

5. Mô tả dược liệu đậu ván trắng

Hạt hình thận, vỏ màu đen bóng có chiều dài 6 – 9mm có chiều ngang từ 5 – 7mm, chiều dẹt 3,5 – 6mm. Rốn hạt màu sáng trắng nằm ở rốn. Trọng lượng hạt từ 100 – 115mg. Hạt dễ vỡ thành 2 mảnh lá mầm. Đầu của 2 mảnh hạt có chứa 2 lá chồi, 1 trụ mầm.

Hạt đậu ván trắng
Hạt đậu ván trắng

6. Thành phần hóa học:

Trong hạt có 24,2% protit, 1,7% lipit, 53,3% gluxit, 2,8% tro, 56mg% canxi, 354mg% P, 6,1mg% sắt, 0,51mg% vitamin B1, 0,21mg% vitamin B2, 1,8mg% vitamin PP, 3mg% vitamin C. Hàm lượng các axit amin cần thiết trong Đậu đen cũng rất cao. Trong 100g Đậu đen có 0,97g lysin, 0,31g metionin, 0,31g triptophan, 1,16g phenylanin, 1,09g alanin, 0,97g valin, 1,26g leuxin, 1,11g isoleusin, 1,72g acginin và 0,75g histidin.

7. Công dụng – Tác dụng:

  • Tác dụng: Trừ phong, thanh thấp nhiệt, lương huyết, giải độc, lợi tiểu tiện, tư âm.
  • Công dụng: dùng bổ thận, sáng mắt,  trừ  phù thũng do nhiệt độc, giải độc..

8.Cách dùng và liều dùng:

Ngày dùng 20 – 40g, có thể hơn. Dùng để chế đậu sị và phụ liệu.

9. Lưu ý, kiêng kị:

Tỳ vị hư hàn mà không nhiệt độc không dùng. Ghét Long đởm, Kỵ  Hậu phác.

10. Bài Thuốc Với Dược Liệu Đậu Ván Trắng

  1. Biển đậu y (vỏ hạt đậu ván), có tác dụng kiện tỳ hóa thấp; dùng chữa các bệnh lỵ, tiêu chảy, cước khí phù thũng, giải độc thức ăn và say rượu.
  2. Lá cây đậu ván trắng (biển đậu diệp), có nhiều xanthophyl và nhiều carotene (trên 10mg%). Vị cay, ngọt, tính bình, hơi độc. Chủ trị: tiêu chảy, kèm nôn mửa, gân co rút, nhọt độc, bị đòn, ngã chấn thương; lá giã nát đắp vào chỗ rắn cắn (Nhật Hoa Tử Bản thảo).
  3. Hoa đậu ván trắng (biển đậu hoa), có vị ngọt nhạt, tính bình, không độc. Tác dụng kiện tỳ hòa vị, thanh thử hóa thấp. Dùng chữa bệnh lị, ỉa chảy, xích bạch đới hạ. Hoa đậu ván rửa sạch, giã nát, đắp lên vết rắn cắn. Liều dùng: 4 – 9g (Tứ Xuyên Trung dược chí).
  4. Rễ cây đậu ván trắng (biển đậu căn), có chứa asparaginase; trong các nốt sần ở rễ có nhiều loại axít amin. Đông y dùng chữa viêm đại tràng, đại tiện xuất huyết, trĩ lở loét, tiểu tiện nhỏ giọt, nước tiểu đục… Liều dùng: 6 – 9g. (Trung dược đại từ điển).
  5. Dây đậu ván trắng (biển đậu đằng), dùng chữa chứng họng vướng đờm, ngực đầy tức khó chịu, ý thức mơ hồ hoặc hôn mê, phát cuồng, nói cười huyên thuyên vô nghĩa (cuồng ngôn loạn ngữ). Liều dùng 9 – 15g (Điền Nam bản thảo).

Món ăn thức uống với đậu ván trắng chữa trị bệnh

Hương nhu ẩm:

  • Nguyên liệu: hương nhu 10g, hậu phác 5g, bạch biển đậu 5g.
  • Cách làm: bạch biển đậu bỏ tạp chất, rửa sạch, cho vào nồi sao vàng rồi giã nát.

Hương nhu, hậu phác rửa sạch, xắt vụn, cho vào trong phích nước sôi cùng với bạch biển đậu đã giã, ngâm trong nước sôi độ 1 giờ là dùng được. Có thể uống thay nước trà trong ngày.

  • Tác dụng: khử thử giải biểu, hòa trung hóa thấp. Thích hợp các chứng cảm mạo giao mùa xuân hạ, phát nhiệt, đau đầu, nặng đầu, mệt mỏi, đau bụng, thổ tả.

Bí đao, ý dĩ hầm bao tử heo:

  • Nguyên liệu: bí đao 500g, ý dĩ 200g, lá sen tươi 2 lá, xích tiểu đậu (đậu đỏ hạt nhỏ) 120g, bạch biển đậu sao 80g, tỳ giải 25g, bao tử heo 1 cái, trần bì 8g, muối ăn, bột ngọt vừa đủ.
  • Cách làm: bao tử heo lộn ra, dùng muối xát, bóp thật kỹ cho đến khi hết nhớt rồi rửa thật sạch để khử mùi. Bí đao rửa sạch, để nguyên vỏ, ruột, xắt thành miếng vuông lớn. Lá sen tươi rửa sạch, xắt nhỏ, để ráo.

Ý dĩ, xích tiểu đậu, bạch biển đậu, tỳ giải, trần bì cho vào nồi sành cùng với bao tử heo và nước lượng vừa đủ, dùng lửa lớn nấu cho sôi rồi đổi lửa nhỏ, hầm tiếp 3 giờ; cho lá sen vào cùng ít muối, nấu hơi sôi là được, nêm nếm lại vừa ăn

Dùng ăn riêng hoặc ăn với cơm đều được.

  • Tác dụng: tiêu thử thanh nhiệt, kiện tỳ khai vị, lợi tiểu khử thấp.

Thích hợp các chứng thử nhiệt, tâm phiền, miệng khô khát, phát nhiệt, tiểu tiện không thông, ăn không ngon, tinh thần uể oải.

Thường ăn món này vào mùa nắng nóng, có thể giúp tiêu thử giải khát, phòng ngừa thử nhiệt phát bệnh.

  • Lưu ý: vì bao tử heo (trư đỗ) vị ngọt (cam), tính ấm (ôn), cho nên người bị âm hư, miệng khô, đại tiện bí kết, thì không nên dùng món này. Người thận khí hư, tiểu tiện nhiều lần, và thai phụ, cũng không nên ăn món này.

Đông qua, biển, linh thang

  • Nguyên liệu: đông qua (bí đao) 250g, xích tiểu đậu 50g, bạch biển đậu 30g, trư linh, trạch tả mỗi thứ 25g, trư nhục (thịt heo) 100g, gia vị, muối ăn 1 ít.
  • Cách làm: đông qua gọt vỏ bỏ ruột rửa sạch, xắt thành miếng nhỏ.

Xích tiểu đậu, bạch biển đậu, trư linh, trạch tả, loại bỏ tạp chất, rửa sạch.

Trư nhục rửa sạch, xắt miếng nhỏ.

Cho tất cả vào nồi, đổ nước lượng thích hợp, nấu trên lửa lớn cho sôi rồi đổi lửa nhỏ, hầm đến khi đậu thịt chín nhừ thì nêm nếm gia vị vừa ăn là được.

Dùng ăn riêng hoặc ăn với cơm đều được.

  • Tác dụng: kiện tỳ, thanh nhiệt lợi thấp. Có ích cho những người bị các chứng thấp nhiệt dẫn đến phù thũng, cước khí, gân mạch co duỗi khó khăn, lâm trọc, tiểu tiện khó, tiểu ít, bạch đới và các chứng do thử nhiệt làm toàn thân mệt mỏi, tứ chi rã rời, nặng nề vì thiếu lực.

II. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU:

1. Vi phẫu:

Vỏ có 2 lớp tế bào mô cứng hình chữ nhật hóa gỗ, bên trong có các tế bào  mô cứng, xuất hiện ống tiết hóa gỗ chứa chất tiết màu tím nâu. Bên trong chồi mầm và mỗi lá mầm chứa một lớp tế bào mô cứng hình chữ nhật, có hai lớp rốn hạt, một lớp tế bào trụ, 3 – 5 lớp tế bào mô mềm. Sát với  lớp tế bào trụ là 2 – 3 bó libe hình vòng cung, tương ứng sát bó libe là các mạch gỗ nhỏ rải rác. Lá mầm có khoảng 4 – 5 bó libe, xen kẽ là bó gỗ hướng tâm. Tinh thể calci oxalat hình lăng trụ phân bố rải rác ở mô mềm. Các hạt tinh bột tập trung thành đám.

2. Bột:

Mảnh mô mềm chứa các hạt tinh bột, thành tế bào màu đen. Hạt tinh bột hình thận dài 15 – 30mcm, rộng 10 – 18mcm, rốn một vạch hay phân nhánh, có vân tăng trưởng mờ. Rải rác có các mảnh mạch nhỏ.

3. Định tính:

Lấy khoảng 1g dược liệu, thêm 10ml nước, đun sôi cách thủy trong 10 phút. Để nguội, lọc. Lấy 5ml dịch lọc cho vào ống nghiệm. Thêm 1ml dung dịch acid hydrocloric 10% (TT),dung dịch chuyển sang màu đỏ. Tiếp tục thêm 1ml dung dịch natri hydroxyd 10% (TT), dung dịch chuyển sang màu xanh đen.

4. Định lượng:

Cân chính xác 0,2g bột dược liệu đã xác định độ ẩm cho vào bình Kjeldarl rồi tiến hành “định lượng nitrogen trong hợp chất hữu cơ” (Phụ lục 10.9).

Song song tiến hành làm mẫu trắng.

Hàm lượng protein toàn phần được xác định theo công thức:

X%= x 100 x 100

Trong đó: a là thể tích dung dịch NaOH 0,1N dùng để chuẩn độ mẫu trắng (ml).

b là  thể tích dung dịch NaOH 0,1N dùng để chuẩn độ mẫu thử  (ml).

m là khối lượng mẫu thử tính bằng g.

d là hàm ẩm của mẫu định lượng.

0,0014 là hệ số tính chuyển lượng Nitơ tương ứng 1ml dung dịch acid sulfuric 0,1N.

5,07 là hệ số chuyển đổi nitrogen ra protein.

Dược liệu phải có hàm lượng protein không được dưới 25% tính theo dược liệu khô kiệt.

5. Các chỉ tiêu đánh giá khác:

  • Độ ẩm: Không quá 10% (Phụ lục 9.6).
  • Kích thước hạt: Toàn bộ hạt đậu đen qua rây số 7000 (Đường kính rây mắt tròn 7mm). Số lượng hạt đậu đen qua rây 5000 không vượt quá 25%. Tất cả các hạt đậu đen không qua rây số 4000.
  • Tro toàn phần: Không quá 4% ( Phụ lục 9.8).
  • Tro không tan trong acid: Không quá 0.15% ( Phụ lục 9.7).
  • Tạp chất: Không quá 0,1% (Phụ lục 12.11).
  • Độ sượng: Cân 50g dược liệu cho vào cốc có dung tích 250ml, đổ ngập nước, đun sôi cách thuỷ trong 60 phút. Lấy 100 hạt bất kỳ rồi bóp trên 2 đầu ngón tay, đếm số hạt không  bóp được. Độ sượng không được vượt quá 8%  (hạt/ hạt).
  • Xác định độ  nhiễm côn trùng:

Cân khoảng 65g dược liệu cho lên mặt sàng, nhúng cả sàng vào dung dịch chứa 10g kali iodid  (TT) và 5g iod (TT) vừa đủ trong 500ml nước. Tiếp đó nhúng cả sàng vào dung dịch kali hydroxyd 0,5% (TT). Lấy dược liệu ra khỏi sàng và rửa bằng nước lạnh trong 20 giây. Không được thấy vết đen hoặc lỗ đen trên bề mặt (không được nhiễm côn trùng).

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
  • Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006.
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010.
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006.
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006.

 

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img