Dược liệu: Khoản Đông Hoa
- Tên khoa học: Flos Tussilaginis farfarae.
- Tên gọi khác: Đông Hoa, Đông Hoa Nhị, Hổ Tu, Khỏa Đống, Khoản Đống..
- Tính vị, quy kinh: Vị cay, ngọt, tính ôn. Quy vào kinh phế.
- Bộ phận dùng: Cụm hoa chưa nở đã phơi hay sấy khô của cây Khoản Đông.
- Đặc điểm sản phẩm: Cụm hoa là một đầu hình chuỳ dài mọc trên 1 cành hoặc mọc đơn độc, phần trên rộng hơn và phần dưới thon dần. Mặt ngoài của lá bắc đỏ tía hoặc đỏ nhạt, mặt trong được phủ kín bởi những đám lông trắng như bông. Mùi thơm, vị hơi đắng và cay.
- Phân bố vùng miền:
- Thời gian thu hoạch: Thu hoạch vào tháng 12 hoặc khi trời lạnh
I. THÔNG TIN CHI TIẾT:
1. Mô tả thực vật
2. Phân bố
Thế giới: Trung Quốc
3. Bộ phận dùng:
Cụm hoa chưa nở đã phơi hay sấy khô của cây Khoản Đông.
4. Thu hái, chế biến và bảo quản
Thu hái: Thu hoạch vào tháng 12 hoặc khi trời lạnh, hoa vẫn còn dưới đất, hái lấy nụ, loại bỏ cuống hoa, đất cát, phơi âm can.
Chế biến: Khoản đông hoa: Loại bỏ tạp chất và cuống hoa còn sót lại.
Khoản đông hoa chế mật: Lấy Mật ong, có thể hòa loãng bằng một lượng nước sôi, trộn đều mật với Khoản đông hoa, ủ cho thấm đều, cho vào chảo sao nhỏ lửa cho đến khi sờ không dính tay, lấy ra để nguội. Dùng 2,5kg Mật ong cho 10kg Khoản đông hoa.
Bảo quản: Nơi khô, mát, tránh mốc mọt.
5. Mô tả dược liệu Khoản Đông Hoa
Cụm hoa là một đầu hình chuỳ dài mọc trên 1 cành hoặc mọc đơn độc, phần trên rộng hơn và phần dưới thon dần. Mặt ngoài của lá bắc đỏ tía hoặc đỏ nhạt, mặt trong được phủ kín bởi những đám lông trắng như bông. Mùi thơm, vị hơi đắng và cay.
6. Thành phần hóa học Khoản Đông Hoa
Trong Khoản đông hoa có Faradiol, Rutin, Hyperin, Triterpenoid, Saponins, Tanin, Taraxanthin (Trung Dược Học).
7. Phân biệt thật giả
…
8. Công dụng – Tác dụng Khoản Đông Hoa
Tác dụng: Nhuận phế hóa đờm, chỉ khái, giáng nghịch.
Công dụng: Chủ trị: Ho và suyễn mới và lâu ngày, hư lao.
9. Cách dùng và liều dùng:
Ngày 5 – 9g, Dạng thuốc sắc. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.
10. Lưu ý, kiêng kị:
Không dùng cho người âm hư phế nhiệt, phế ráo.
11. Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Khoản Đông Hoa
Trị hen suyễn: Dùng rượu thuốc Khoản đông hoa, mỗi lần uống 5ml (tương đương 6g thuốc sống), ngày 3 lần. Theo dõi 36 cas, thấy có kết quả nhưng cơn nặng không có kết quả (Đặng Trường Vinh, Thượng Hải Trung Y Dược 1964, 10:12).
Trị phế quản viêm, phế quản giãn, lao phổi, ho khan do âm hư: Dùng Khoản đông hoa, lượng thuốc vừa đủ, cho vào điếu thuốc hút (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). Trị phế quản viêm, phế quản giãn, lao phổi, ho khan do âm hư Dùng Khoản đông hoa, Bách hợp đều 120g. Tán bột, làm hoàn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10g. (Bách Hoa Hoàn – Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
05 Bài Thuốc Từ Khoản Đông Hoa
- Bài 1: khoản đông hoa lượng vừa đủ, thái nhỏ, cuộn thành điếu mà hút. Chữa viêm phế quản mạn, ho lâu ngày không khỏi.
- Bài 2 – Hoàn bách hoa: khoản đông hoa 250g, bách hợp 250g. Các vị nghiền thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 12g, uống với nước đun sôi. Chữa lao phổi, ho có đờm, thổ huyết.
- Bài 3 – Xạ can ma hoàng thang gia giảm: xạ can 6g, khoản đông hoa 12g, ma hoàng 10g, gừng tươi 4g, tế tân 12g, tử uyển 12g, ngũ vị tử 8g, bán hạ chế 8g, đại táo 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Tác dụng chỉ khái, khoát đàm. Trị chứng ho khí cấp, đờm khò khè trong họng
- Bài 4 – Lãnh háo thang: ma hoàng 10g, khoản đông hoa 12g, hạnh nhân 10g, tế tân 6g, cam thảo 4g, thần khúc 12g, tử uyển 12g, bạch phàn 0,2g, bạch truật 12g, bán hạ chế 6g, hắc phụ chế 12g, xuyên tiêu 8g, gừng sống 6g, tạo giác 2g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu làm hoàn thì dùng bạch phàn 6g, tạo giác 12g, ngày uống 12-16g, chia 2 lần. Trị hen phế quản thể hàn, viêm phế quản mạn, giãn phế nang.
- Bài 5: tiền hồ 10g, khoản đông hoa 8g, tang bạch bì 10g, đào nhân 10g, bối mẫu 10g, cát cánh 5g, cam thảo 4g. Sắc uống. Chữa viêm khí phế quản, đờm đặc không ra, khó thở.
Kiêng kỵ: Người ho mới phát có biểu chứng dùng phải cẩn thận. Người mắc chứng ho ra máu mủ, mất tiếng, chứng phong hàn thuỷ khí thịnh không nên dùng khoản đông hoa mà thường dùng tử uyển
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006
- Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010
- Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006
- Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006