Liên Hương Thảo

Dược liệu Liên Hương Thảo

  1. Tên khoa học: Valeriana jatamansi Jones
  2. Tên gọi khác: sì to
  3. Tính vị, quy kinh: Vị cay, hơi đắng, tính ôn. Quy kinh phế, vị.
  4. Bộ phận dùng: Rễ hoặc toàn cây.
  5. Đặc điểm sản phẩm: Dược liệu là cả cây, thân rễ. Thân rễ to bằng ngón tay nhỏ, màu xám.
  6. Phân bố vùng miền: Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam: Lào Cai, Hà Giang, Nghệ An.
  7. Thời gian thu hoạch: Thu hái quanh năm, sấy khô.

I. THÔNG TIN CHI TIẾT

liên hương thảo

1. Mô tả thực vật

Đặc điểm thực vật: Cây thân thảo, cao 20 – 30 cm, có khi hơn. Thân rễ to, có nhiều đốt ngắn và mọc nhiều rễ chùm, có mùi nồng đặc biệt. Thân đơn hoặc nhiều mọc thành cụm. Lá mọc thẳng từ thân rễ, phiên lá hình tròn dạng tim hoặc hình tim dạng trứng, dài 2 – 9 cm, rộng 3 – 8 cm; mép lá có răng cưa dạng sóng, có lông ngắn; cuống lá dài gấp 2 – 3 lần phiến lá. Lá phần trên thường gồm 2 dạng : Dạng tim tròn gần như không cuống, và những lá sát cụm hoa thường phân thùy lông chim, không cuống. Cụm hoa sim tán ở đỉnh, lá bắc và lá bắc nhỏ hình dùi dài, sườn ở giữa nhìn rõ; ở đỉnh có lá bắc nhỏ. Hoa trắng hoặc hơi phớt hồng tạp tính, hoa cái nhỏ, dài 1,5 mm, chỉ nhị cực ngắn đính ngay ở họng ống tràng, nhụy thò ra ngoài tràng, đầu nhụy 3 thùy, hoa lưỡng tính tương đối to dài 3 – 4 mm, nhị và nhụy dài bằng tràng hoa. Quả nang hình trứng dài, quả có túm lông.

2. Phân bố

  • Thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc và Bắc Việt Nam
  • Việt Nam: Ở nước ta, cây mọc khá phổ biến ở những chỗ ẩm ướt dựa vực, suối ở Sapa và vùng phụ cận (Bắc Hà) của tỉnh Lào Cai, ở Hà Giang, Nghệ An. Một số gia đình người Mèo đã đưa cây về trồng làm thuốc với tên Sì to.

3. Bộ phận dùng

  • Rễ hoặc toàn cây, thu hái quanh năm, phơi khô.

4. Thu hái, chế biến và bảo quản

  • Thu hái và chế biến: Về mùa xuân và hạ, thu hái cả cây dùng tươi, về mùa đông đào thân rễ rửa sạch, phơi khô trong râm để dùng.
  • Bảo quản: Nơi khô táo, thoáng mát, tránh mốc mọt.

5. Mô tả dược liệu Liên Hương Thảo

Thân rễ to bằng ngón tay nhỏ, xám sẫm và mang một bó sợi màu nâu đo đỏ, mỏng, dựng đứng do cuống của lá ở gốc.

6. Thành phần hóa học

  • Loài quan trọng là Valeriana oficinalis với 2 nhóm thành phần hóa học chính : tinh dầu và valepotriat là tridoid monoterpen epoxy-ester 2 vòng).
  • Valepotriat có trong nhiều loài Valeriana (V.oficinalis, V.jatamansi, V.amurensis, V. officinalis var.latifolia). Hàm lượng valepotriat toàn phần trong rễ và thân rễ loài V.jatamansi cao nhất
  • Sì to còn có 1 số chất nhóm valtrat acevaltrat.

7. Cách phân biệt thật giả (nếu có)

  • Đặc điểm nổi bật giúp nhận biết sì to khi cây đã khô hoặc tàn lụi là : toàn cây sì to trong quá trình phơi hoặc sấy khô tỏa mùi khó chịu.

8. Tác dụng – Công dụng Liên Hương Thảo

  • Tác dụng: chống co thắt, chống ung thư, kháng khuẩn và kháng động vật đơn bào.
  • Công dụng: Chữa nhức đầu, đau dạ dày do co thắt, đau các khớp xương, thủy thũng, kinh nguyệt không đều, đòn ngã tổn thương, mụn nhọt. Đồng bào H’Mông ở miền núi phía Bắc còn dùng sì to chữa động kinh, sốt cao, co giật, đánh trống ngực, bồn chồn, lo âu , hoảng hốt.

9. Cách dùng và liều dùng Liên Hương Thảo

  • Chữa thần kinh suy nhược, bồn chồn, trống ngực, mất ngủ :

Dùng sì to 100g, ngâm trong 1 lít rượu trắng ít nhất 1 tuần, sau đó chiết rượu ra, ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-15ml (khoảng 2-3 thìa cà phê). Hoặc dùng 6-12g sì to sắc nước uống thay nước trong ngày. Hoặc dùng sì to 6g, ngũ vị tử 8g; sắc nước uống trong ngày.

  • Chữa cảm mạo:

Dùng cành lá sì to 15g tươi, gừng tươi 3g; sắc nước uống.

  • Chữa đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy (ẩu tả phúc thống):

Dùng rễ củ sì to, rễ xương bồ – mỗi thứ 6-12g; sắc lấy nước, pha thêm chút rượu trắng vào, chia 3-4 lần uống trong ngày.

  • Chữa đau dạ dày co thắt, sốt cao hoảng hốt:

Sì to sấy khô, tán mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 3-4g bột thuốc, chiêu bằng nước đun sôi.

  • Chữa viêm dạ dày mạn tính:

Dùng rễ củ sì to 15g, sa nhân 10g, trần bì 15g, bạch truật 15g; sắc nước uống trong ngày.

  • Chữa dương nuy:

Trong một số tài liệu về y học dân gian chúng tôi có trong tay, có thấy đề cập tới việc sử dụng sì to chữa dương nuy (liệt dương).

Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Liên Hương Thảo

  • Chữa mất ngủ, tim hồi hộp:

Sì to 9g, lá tai chuột 9g, hà thủ ô 30g, lá thông 30g, sắc uống trong ngày.

Theo kinh nghiệm dân gian, rễ liên hương thảo, thu hái quanh năm, phơi hoặc sấy khô, được dùng chữa đau dạ dày do co thắt, sốt cao co giật, nhức đầu, đau khớp, thủy thũng, kinh nguyệt không đều, đòn ngã tổn thương, mụn nhọt và làm thuốc an thần chống lo âu, phiền muộn, bồn chồn, hay hoảng hốt.
Khi dùng, lấy 10g dược liệu thái nhỏ, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày. Hoặc tán dược liệu, rây thành bột mịn, uống mỗi ngày 1-4g với nước ấm.
Có thể ngâm dược liệu với cồn 60o với tỷ lệ 1/5 trong nhiều ngày, rồi uống mỗi ngày 2-10g hoặc nấu thành cao mềm, mỗi ngày dùng 1-4g.
Để chữa mất ngủ, tim hồi hộp: lấy liên hương thảo 9g phối hợp với lá tai chuột 9g, hà thủ ô 30g, lá thông 30g, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
Dùng ngoài, rễ liên hương thảo tươi giã nát, chữa vết thương phần mềm và mụn nhọt.

Tham khảo thêm

Quả Trám

Quả Trám kho cá, thịt rát ngon & là món quê của miền núi phía Bắc. Ngoài ra Trám còn là vị thuốc quý... Trám...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
5
minutes
cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img