Phòng Ký

Phấn Phòng kỷ còn gọi là Hán Phòng kỷ, dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh, là rễ phơi hay sấy khô của cây Phấn Phòng kỷ (Stephania tetrandra S. Moore) thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).

Dược liệu Phòng Ký

  1. Tên khoa học: Radix Stephaniae tetrandrae
  2. Tên gọi khác: phấn phòng kỷ, hán phòng kỷ, quảng phòng kỷ, mộc phòng kỷ, hán trung phòng kỷ
  3. Tính vị, quy kinh: Khổ, hàn. Vào các kinh bàng quang, thận tỳ.
  4. Bộ phận dùng: Rễ
  5. Đặc điểm sản phẩm: Rễ hình trụ không đều, hoặc hình nửa trụ, thường cong queo. Mặt ngoài màu vàng, nơi uốn cong thường có rãnh ngang, trũng sâu, có mấu và mắt gỗ. Thể chất nặng, rắn chắc, mặt bẻ gẫy phẳng, màu trắng xám, rải rác có tinh bột. Mùi nhẹ, vị đắng.
  6. Phân bố vùng miền:
    – Thế giới: Trung Quốc như ở Triết Giang, An Huy, Giang Tây, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây.
    – Việt Nam: chưa thấy
  7. Thời gian thu hoạch: mùa thu

I. THÔNG TIN CHI TIẾT

1. Mô tả thực vật

Cây phòng kỷ là một dây leo sống lâu năm, rễ củ nằm ngang mặt đất, hình giống con gà đang ấp, rễ phình thành củ. Lá mọc so le hình tim, đầu lá nhọn, mặt trên màu xanh, mặt dưới màu tro. Hoa nhỏ mọc thành tán đơn khác gốc, màu xanh nhạt. Quả hạch hình cầu hơi dẹt.

phong ky

2. Phân bố

  • Thế giới: Trung Quốc như ở Triết Giang, An Huy, Giang Tây, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây.
  • Việt Nam: chưa thấy.

3. Bộ phận dùng

Rễ khô của cây Phấn phòng kỷ (Stephania tetrandra S. Moore), họ Tiết dê (Menispermaceae).

4. Thu hái, chế biến và bảo quản

  • Thu hái: Thu hoạch vào mùa thu, đào lấy rễ, rửa sạch, cạo bỏ vỏ ngoài, phơi tái, cắt khúc 5 – 20 cm, rễ nhỏ để nguyên, rễ to bổ dọc, phơi hoặc sấy khô.
  • Chế biến: Loại bỏ tạp chất, ngâm nước cho mềm, rửa sạch, thái lát dày, phơi khô.
  • Bảo quản: Để nơi khô, tránh mốc, mọt.

5. Mô tả dược liệu Phòng Ký

Rễ hình trụ không đều, hoặc hình nửa trụ, thường cong queo, dài 5 – 10 cm, đường kính 1 – 5 cm. Mặt ngoài màu vàng, nơi uốn cong thường có rãnh ngang, trũng sâu, có mấu và mắt gỗ. Thể chất nặng, rắn chắc, mặt bẻ gẫy phẳng, màu trắng xám, rải rác  có tinh bột. Mùi nhẹ, vị đắng.

6. Thành phần hóa học

  • Alcaloid chủ yếu là tetrandrin, dimetyl – tetrandrin.Tinh dầu.

7. Phân biệt thật giả Phòng Ký

8. Công dụng – Tác dụng

  • Tác dụng: Lợi thuỷ tiêu thũng, khu phong chỉ thống.
  • Công dụng: Chủ trị: Thuỷ thũng, thấp cước khí, tiểu tiện không thông lợi, thấp chẩn, nhọt độc, phong thấp tê đau.

9. Cách dùng và liều dùng

  • Ngày dùng 6 – 10 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các loại thuốc khác.

10. Lưu ý, kiêng kị 

  • Suy nhược hàn tính không nên dùng.

11. Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Phòng Ký

Trị viêm khớp sưng đau:

Trị chứng phù thũng, tiểu tiện ít:

  • Phòng kỷ, Bạch truật đều 10g, Sinh Hoàng kỳ 16g, Cam thảo 5g, sắc nước uống.
  • Phòng kỷ, Phục linh, Hoàng kỳ, Quế chi đều 10g, Cam thảo 6g sắc uống.

Trị cao huyết áp:

  • Cao Dục và cộng sự dùng thuốc chích tĩnh mạch Hán phòng kỷ tố A, ngày 2 lần, mỗi lần 120 – 180mg. Trị 256 ca uống 14 ca (lượng như nhau) tỷ lệ hạ huyết áp 84,07%, đối với cơn huyết áp cao cũng có tác dụng tương tự (Tạp chí Y học Vũ hán 1964,5:358).

Trị bệnh động mạch vành:

  • Vu thế Long dùng Phòng kỷ tố A truyền tĩnh mạch với liều lượng 2 – 3mg/kg gia vào 20% nước muối sinh lý, mỗi ngày 2 lần trong 2 tuần. Trị 50 ca, nhận thấy thuốc có tác dụng chống thiếu máu cơ tim đối với loại đau thắt ngực do mật, kết quả tốt. Đối với bệnh động mạch vành kèm huyết áp cao cũng có kết quả ( Tạp chí nội khoa Trung hoa 1985,11:682).

Trị chứng bụi phổi:

  • Hán Phòng kỷ tố A đối với bụi phổi thực nghiệm có kết quả tốt. Lý Toàn Lộ và cộng sự dùng thuốc điều trị và theo dõi 33 ca trên lâm sàng, liều dùng mỗi ngày 200 – 300mg, chia 3 lần uống sau bữa ăn. Liệu trình I,II là: 6 tháng. Liệu trình III,IV là: 3 tháng, cách nhau 2 tháng, nhận thấy thuốc có tác dụng cải thiện về mặt lâm sàng ( Trung hoa tạp chí các bệnh đường hô hấp và lao 1981,6:321).

Trị ung thư phổi:

  • Cao Kim Sơn đã dùng Hán phòng kỷ tố A liều lượng 180 – 300mg cho vào dịch muối sinh lý hoặc dịch gluco 5% nhỏ giọt tĩnh mạch chậm, kết quả xạ trị lượng nhỏ, theo dõi 97 ca có kết quả trước mắt. Thuốc có tác dụng ngăn chận sự hình thành DNA, RNA với protein và thúc đẩy sự hình thành kháng thể, nhờ vậy mà có tác dụng kháng ung thư ( Báo Trung y tạp chí 1980,8:597).

Trị chứng nhiệt tý (thấp khớp cấp):

  • dùng thuốc rượu Phòng kỷ 10% (ngâm trong 20 ngày), mỗi lần uống 10 – 20ml, ngày 2 – 3 lần, 10 ngày là 1 liệu trình, dùng 3 – 6 liệu trình cách nhau 4 – 5 ngày, đã trị 120 ca, tỷ lệ kết quả 93,3% (Tạp chí Sơn đông Trung y 1980,6:21).

Liều dùng và chú ý:

  • Liều thường dùng: 5 – 10g.

Chú ý lúc dùng:

  1. Vị thuốc đắng hàn dễ gây tổn thương tỳ vị cho nên tỳ vị vốn hư, âm hư, không có chứng thấp nhiệt không nên dùng.
  2. Súc vật thực nghiệm cho thấy, dùng uống lượng lớn Phòng kỷ tố A có độc rõ với gan, thận, tuyến thượng thận, dùng trên lâm sàng cần chú ý.
  3. Quảng Phòng kỷ cũng gọi Mộc Phòng kỷ nhưng cũng có cây Mộc Phòng kỷ tên khoa học là Couuluc triobus (Thumb) D.C. hai loại khác nhau và trên thực tế còn nhiều loại Phòng kỷ, cho nên lúc dùng Phòng kỷ trong nghiên cứu cũng như điều trị cần chú ý phân biệt.
  4. Theo kinh nghiệm của Y học cổ truyền, Hán Phòng kỷ và Mộc Phòng kỷ đều có tác dụng trừ phong thấp và tiêu phù thũng, nhưng Hán phòng kỷ lợi thủy tiêu phù mạnh hơn, còn Mộc phòng kỷ khu phong chỉ thống tốt hơn. Gần đây nhiều công trình nghiên cứu Hán phòng kỷ nhận xét thuốc có nhiều tác dụng dược lý.

II. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU

1. Vi phẫu

Lớp bần đôi khi còn sót lại. Trong phần vỏ rải rác có nhóm tế bào đá xếp theo hướng tiếp tuyến. Dải libe tương đối rộng. Tầng phát sinh libe – gỗ là 1 vòng. Gỗ chiếm đại bộ phận với các tia gỗ rộng; mạch thưa, xếp theo hướng xuyên tâm, bên cạnh các mạch có kèm theo các sợi gỗ. Tế bào mô mềm chứa đầy hạt tinh bột và tinh thể calci oxalat hình que nhỏ.

2. Định tính

A. Lấy khoảng 2 g bột dược liệu, thêm 20 ml dung dịch acid sulfuric 0,5 M, đun nóng trong 10 phút, lọc. Điều chỉnh dịch lọc đến pH 9 bằng dung dịch amoniac (TT). Chiết dịch lọc với 25 ml benzen (TT). Lấy 5 ml dịch chiết benzen, bốc hơi đến khô, cho thêm vài giọt thuốc thử sulfonolybdic (TT) vào cắn khô sẽ hiện ra màu tím, chuyển dần thành màu lục, màu lục bẩn rồi thẫm lại.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G

Dung môi khai triển: Cloroform – aceton – methanol (6 : 1 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 15 ml ethanol (TT), đun hồi lưu trên cách thuỷ trong 1 giờ, để nguội, lọc và bốc hơi dịch lọc tới khô. Hoà tan cắn trong 5 ml ethanol (TT).

Dung dịch đối chiếu: Lấy 1 g Phòng kỷ (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như đối với dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 l mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng rồi phun thuốc thử Dragendorff (TT). Trên sắc ký đồ, dung dịch thử phải cho các vết có cùng màu và giá trị Rf với các vết của dung dịch đối chiếu.

3. Các chỉ tiêu đánh giá khác

Độ ẩm

Không quá 13 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 0C, 5 giờ).

Tạp chất (Phụ lục 12.11)

Loại xơ nhiều, nhẹ xốp, ít bột, xám đen:  Không quá 2%.

Tạp chất khác: Không quá 1 %.

Tro toàn phần

Không quá 4% (Phụ lục 9.8).

Chất chiết được trong dược liệu

Không dưới 5,0% tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10). Dùng methanol (TT) làm dung môi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006

Tham khảo thêm

Quả Trám

Quả Trám kho cá, thịt rát ngon & là món quê của miền núi phía Bắc. Ngoài ra Trám còn là vị thuốc quý... Trám...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
5
minutes
cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img