Dược liệu Quy Bản
- Tên khoa học: Carapax Testudinis
- Tên gọi khác: yếm rùa
- Tính vị, quy kinh: Mặn, ngọt, mát. Vào các kinh can, thận, tâm, tỳ.
- Bộ phận dùng: yếm rùa, kim quy, quy giáp
- Đặc điểm sản phẩm: Yếm rùa có dạng phiến (tấm) gần như hình bầu dục, hình chuỳ viên, hình chữ nhật, mặt ngoài yếm màu nâu vàng nhạt đến nâu có 12 tấm khối sừng, mỗi tấm có vân dạng tia sạ, màu nâu tía. Mặt trong màu trắng vàng đến màu trắng tro, có vết máu hoặc thịt còn sót lại. Chất cứng, rắn, có mùi hơi tanh, vị hơi mặn.
- Phân bố vùng miền: Thế giới: Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên – Việt Nam: có nhiều tại các tình có nhiều ao hồ
- Thời gian thu hoạch: quanh năm nhưng thường vào mùa thu hoặc đông
I. THÔNG TIN CHI TIẾT
1. Mô tả thực vật
Con rùa là một con vật thường sống ở dưới nước, có 4 chân, duỗi ngắn. Khi gặp nguy hiểm có thể rụt cả đầu, chân và đuôi vào trong mu lưng và yếm (bụng) rùa. Mu rùa hay yếm rùa là những vỏ rất cứng. Con rùa thường ăn cá con hoặc sâu bọ. Nhưng con rùa có thể nhịn ăn rất lâu mà không chết.
2. Phân bố
- Thế giới: Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên
- Việt Nam: có nhiều tại các tình có nhiều ao hồ
3. Bộ phận dùng
Mai và yếm đã phơi khô của con Rùa đen (Ô quy) (Chinemys reveesii Gray), họ Rùa (Emydidae).
4. Thu hái, chế biến và bảo quản
- Thu hái: Thu bắt quanh năm, nhưng thường vào mùa thu và mùa đông. Sau khi bắt được rùa, giết, bóc lấy mai và yếm, loại bỏ thịt còn sót lại, phơi khô (gọi là huyết bản). Hoặc sau khi bắt được rùa, luộc qua rồi bóc lấy mai và yếm, cạo sạch thịt còn sót lại, phơi khô (thang bản). Huyết bản bóng láng, không bóc da, có khi còn vết máu. Thang bản màu thẫm hơn, có vết da bị lóc, mặt trong màu trắng tro, hoặc màu vàng nhạt, không bóng.
- Chế biến: Quy giáp và quy bản: Lấy mai rùa và yếm rùa, đồ 45 phút, lấy ra để trong nước nóng, cạo sạch ngay thịt da còn sót lại, rửa sạch, phơi khô.
Quy giáp và quy bản chế giấm: Cho cát sạch vào nồi, sao to lửa cho khô, cho Quy giáp và Quy bản vào, sao đến khi mặt ngoài hơi vàng, lấy ra, loại bỏ cát, ngâm qua giấm, phơi khô. Khi dùng giã vụn (10 kg qui giáp và qui bản dùng 2 lít giấm). - Bảo quản: Để nơi khô, tránh mọt.
5. Mô tả dược liệu Quy Bản
Mai và yếm rùa liền nhau nhờ các cầu xương. Mai hơi dài hơn yếm. Mai có hình bầu dục hẹp, khum khum, dài 7,5 – 22 cm, rộng 6 – 18 cm, phần phía trước hơi hẹp hơn phía sau, mặt ngoài màu nâu hoặc màu nâu đen, đầu phía trước có 1 khối sừng cổ, giữa sống lưng có 5 khối sừng đốt. Ở 2 bên mai có 4 khối sừng sườn, đối nhau, cạnh mỗi bên lại có 11 khối sừng rìa. Phần đuôi có 2 khối sừng mông (đồn giáp).
Yếm rùa có dạng phiến (tấm) gần như hình bầu dục, hình chuỳ viên, hình chữ nhật dài, rộng 5,5 – 17 cm, dài 6,4 – 21 cm, mặt ngoài yếm màu nâu vàng nhạt đến nâu có 12 tấm khối sừng, mỗi tấm có vân dạng tia sạ, màu nâu tía. Mặt trong màu trắng vàng đến màu trắng tro, có vết máu hoặc thịt còn sót lại. Sau khi cạo, làm sạch, có thể thấy ở phía trong có 9 khối xương dẹt (9 bản), mép nối các tấm có răng cưa khớp vào nhau. Phía đầu hình tròn tù hoặc bằng, phía đuôi có 1 khía hình tam giác, 2 cạnh đều, có dạng cánh, hướng chếch lên ở 2 bên, cong queo. Chất cứng, rắn, có mùi hơi tanh, vị hơi mặn.
6. Thành phần hóa học
- Trong quy bản có chất keo, chất béo và muối canxi. Hoạt chất khác, chưa rõ (Trung Dược Học).
- Theo Thomas, thủy phân mai rùa được các axit min sau đây glycocole 19,36%, alanin 2,95%, leuxin 3,6%, tyrosin 13,59%, xystin 5,19%, axit glutamic, histidin, lysin, acginin, tryptophan không có (Bio Ilinlie. 783).
7. Phân biệt thật giả
,..
8. Công dụng – Tác dụng
- Tác dụng: Tư âm tiềm dương, ích thận cường cốt, dưỡng huyết bổ tâm.
- Công dụng: Chủ trị: Âm hư trào nhiệt, cốt chưng, đạo hãn (mồ hôi trộm), chóng mặt, hoa mắt, hư phong nội động, thắt lưng chân teo yếu, trẻ chậm liền thóp, nữ bặng lậu đới hạ.
9. Cách dùng và liều dùng
- Ngày dùng 9 – 24 g, sắc trước các vị thuốc khác. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
10. Lưu ý, kiêng kị
- Người bệnh hư nhược mà không có hoả, người hư hàn, ỉa lỏng không được dùng. Phụ nữ có thai dùng phải thận trọng.
Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Quy Bản
Trị đàn bà kinh ra quá nhiều.
- Quy bản (tẩm dấm nướng hoặc cao), Hoàng cầm, Bạch thược, Thung căn bì, Hoàng bá. Tán bột, trộn với mật làm viên, uống với nước dấm pha nhạt (Quy Bản Hoàn – Thẩm Thị Tôn Sinh Thư )
Trị cốt chưng, lao nhiệt, sốt về chiều, mồ hôi trộm:
- Hoàng bá, Tri mẫu đều 16g, Thục địa, Quy bản đều 24g. Tán bột. Thêm tuỷ xương heo và mật làm thành hoàn. Mỗi lần uống 8-12g, ngày 2 lần với nước Gừng hoặc nước muối nhạt, lúc đói (Đại Bổ Âm Hoàn – Đan Khê Tâm Pháp).
Trị kinh nguyệt kéo dài, rong kinh, âm hư huyết nhiệt:
- Quy bản, Hoàng cầm, Bạch thược đều 40g, Hoàng bá 12g, Chế hương phụ 10g. Tán bột, làm hoàn. Mỗi lần uống 10-15g, ngày 3 lần (Cố Kinh Hoàn – Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị lao phổi:
Thường có triệu chứng cốt chưng lao nhiệt, triều nhiệt, ra mồ hôi trộm, thường phối hợp với Hoàng bá, Tri mẫu, Sinh địa để tăng tác dụng tư âm thanh nhiệt, dùng bài:
- Đại bổ âm hoàn ( Đơn khê tâm pháp): Hoàng bá, Tri mẫu mỗi thứ 16g, Thục địa, Qui bản mỗi thứ 24g, tán bột mịn, thêm tủy xương heo gia mật làm hoàn, mỗi lần uống 8 – 12g, ngày 2 lần, dùng thang nước gừng hoặc nước muối nhạt uống ấm lúc bụng đói
Trị suy nhược thần kinh:
- Dùng bài Tiêu dao gia Qui bản, bài thuốc: Đương qui 12g, Qui bản 12g, Sài hồ 12g, Bạch thược 12g, Bạch truật 10g, Bạch linh 10g, Bạc hà 8g, Cam thảo 4g, Gừng tươi 3 lát, sắc uống.
Giới thiệu một số bài thuốc kinh nghiệm:
- Đơn thuốc bổ chữa bệnh ho lâu ngày: Qui bản sao cát cho dòn, tán nhỏ 100g, Đảng sâm 100g sao thơm, tán nhỏ trộn đều, mỗi lần uống 1 – 2g, ngày 3 lần.
- Chữa sốt rét lâu ngày: Qui bản 200g sao vàng dòn, tán nhỏ, Hùng hoàng 50g tán nhỏ, Hà thủ ô 200g tán bột trộn đều thêm Mật ong làm thành viên 0,3g, ngày uống 5 – 10g, chia nhiều lần trong ngày.
Liều lượng và cách dùng:
- Liều 10 – 40g, dùng thuốc đập vụn sắc trước, nấu thành cao Qui bản, ngày uống 10 – 15g, chia 3 lần.
- Cho thuốc vào hoàn tán, dùng ngoài liều lượng tùy theo yêu cầu, thường sao cháy, tán bột đắp bôi.
- Không nên dùng cho người hàn thấp, tỳ vị hư hàn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006
- Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010
- Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006
- Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006