Thạch Vĩ

Dược liệu: Thạch Vĩ

  1. Tên khoa học: Herba Pyrrosiae linguae
  2. Tên gọi khác: cây lưỡi mèo, kim tinh thảo
  3. Tính vị, quy kinh: vị đắng, hơi cay, tính hàn, quy kinh phế và bàng quang.
  4. Bộ phận dùng: Toàn cây hay thân rễ
  5. Đặc điểm sản phẩm: thân rễ có nhiều vẩy to, ở mặt dưới từng quãng có nhiều rễ hình sợi, phân nhánh mọc đối.
  6. Phân bố vùng miền:
    – Thế giới: Nam Trung Quốc, Mianma, Ấn Độ, các nước Đông Dương.
    – Việt Nam: gặp phổ biến ở các tỉnh miền núi như Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Giang và các tỉnh trung du ở cả hai miền Nam, Bắc.
  7. Thời gian thu hoạch: Quanh năm

THACH VY

Mô tả dược liệu Thạch Vỹ

Thạch vỹ còn gọi là Thạch bì, Thạch lan, Phi đao kiếm, Kim tinh thảo là một loại Dương xỉ nhỏ có thân rễ nằm ngang, có tên thực vật như Pyrrosia sheareri (bak) Ching, Pyrrosia petiolosa (Christ) Ching hoặc Pyrrosia Lingua (Thunb) Farw thuộc họ Dương xỉ (Polypodiaceae). Lá dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh.

thạch vỹ
dược liệu Thạch Vỹ

Cây mọc hoang khắp nơi ở nước ta, thường bám vào đá, tường hoặc thân cây to. Quanh năm đều có thể hái về bỏ thân rễ và rễ con, lá thái nhỏ làm thuốc khô hoặc tươi.

Tính vị qui kinh:

Vị đắng ngọt, tính hơi hàn, qui kinh Phế, Bàng quang.

Theo các sách thuốc cổ:

  • Sách Bản kinh; vị đắng, tính bình.
  • Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập 2 kinh Phế Bàng quang.

Thành phần chủ yếu:

Trong lá loại Thạch vỹ Pyrrosiae Linguae có: diploptene, beta-sitosterol, saponin, tannin, anthroquinone.

Tác dụng dược lý:

Theo Y học cổ truyền: 

  • Thạch vỹ có tác dụng lợi thủy thông lâm, hóa đàm chỉ khái, cầm máu.
  • Chủ trị các chứng lâm, phù thũng, ho, băng lậu, thổ huyết, nục huyết.

Trích đoạn Y văn cổ:

  • Sách Bản kinh: ” chủ lao nhiệt tà khí, ngũ lung bế bất thông, lợi tiểu tiện thủy đạo”.
  • Sách Trấn nam bản thảo: ” chỉ ngọc hành thống”.
  • Sách Bản thảo cương mục: ” chủ băng lậu, kim sang, thanh phế khí”.

Sách Bản kinh phùng nguyên: ” Thạch vỹ tính hàn lợi nên sách Bản kinh nói trị lao nhiệt tà khí là chỉ lao lực làm tổn thương tân dịch, nhiệt do chứng lung bế không thông sinh ra chứ không phải hư lao. Trị phụ nữ có thai chuyển dạ, sắc với Sa tiền uống”.

Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

Thuốc có tác dụng cầm ho long đờm và có tác dụng kháng khuẩn phần nào. Chiết xuất cồn ête của thuốc hòa trong nước với nồng độ 55 làm giun đất chết sau 45 phút.

Trường Đại học Y khoa Hà nội (1960) thử tác dụng của thuốc trên nhiều loại ký sinh trùng, thấy có tác dụng rõ đối với sán lá ruột (Fasciolopsis buski), ký sinh trùng chết sau khi cho uống thuốc 15 phút.

Bài thuốc có Dược liệu Thạch Vỹ

Trị viêm đường tiểu: thuốc có tác dụng lợi tiểu thông lâm.

  • Thạch vỹ, Xa tiền tử đều 15g sắc uống trị viêm niệu đạo, viêm bàng quang cấp.
  • Thạch vỹ 10g, Bồ hoàng 5g, Phi Hoạt thạch 8g, Mộc thông 4g, Xa tiền thảo 8g, nước 600ml sắc còn 200ml uống.
  • Thạch vỹ, Sinh Bồ hoàng, Đương qui, Xích thược đều 10g sắc uống trị tiểu gắt, tiểu đỏ.

Trị chứng thổ huyết, băng huyết:

  • Thạch vỹ tươi 40g, Địa du than, Tông lữ than đều 20g sắc uống trị phế nhiệt thổ huyết.
  • Thạch vỹ, Trắc bá diệp, Chi tử, Đơn sâm, Kim anh tử đều 10g, Ích mẫu thảo 15g, cọng lá sen 3 cái, Hoa Mồng gà 6g, sắc uống. Trị huyết nhiệt băng lậu.

Trị viêm phế quản mạn tính:

  • Thạch vỹ, Binh lang lượng bằng nhau tán bột mịn trộn đều, mỗi lần 5 – 8g uống với nước gừng.
  • Thạch vỹ 5 – 10g độc vị hoặc dùng trong bài thuốc trị viêm phế quản mạn tính đều có kết quả nhất định, thường dùng trong 1 – 2 ngày, đàm giảm rõ rệt (Tư liệu nghiên cứu phòng trị viêm phế quản mạn tính tập 2, do nhà xuất bản Nhân dân Thượng hải xuất bản, 1973).

Liều thường dùng: Liều 5 – 10g, dùng độc vị lượng có thể gấp đôi.

 

Tham khảo thêm

Quả Trám

Quả Trám kho cá, thịt rát ngon & là món quê của miền núi phía Bắc. Ngoài ra Trám còn là vị thuốc quý... Trám...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
5
minutes
cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img