Hoạt Thạch

Dược liệu: Hoạt Thạch

  1. Tên khoa học: Talcum.
  2. Tên gọi khác:
  3. Tính vị, quy kinh: Vị ngọt, nhạt, tính hàn. Quy vào kinh vị, bàng quang.
  4. Bộ phận dùng: Khoáng thạch thiên nhiên có thành phần chủ yếu là silicat ngậm nước [Mg3(Si4O10)(OH)2].
  5. Đặc điểm sản phẩm: Cục to nhỏ không đều, màu trắng, vàng, hoặc xám, lam nhạt sáng óng ánh như sáp. Chất mềm, trơn mịn, không hút ẩm, không tan trong nước. Không mùi, không vị.
  6. Phân bố vùng miền: Trung Quốc.
  7. Thời gian thu hoạch:

I. THÔNG TIN CHI TIẾT:

1. Mô tả thực vật Hoạt Thạch

hoạt-thạch
Hoạt Thạch

2. Phân bố:

  • Thế giới: Trung Quốc

3. Bộ phận dùng:

Khoáng thạch thiên nhiên có thành phần chủ yếu là silicat ngậm nước [Mg3(Si4O10)(OH)2].

4. Thu hái, chế biến và bảo quản:

  • Thu hái: Loại bỏ tạp chất, đất cát.
  • Chế biến: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, đập vỡ thành miếng, nghiền khô thành bột mịn hoặc thủy phi bằng cách thêm đồng lượng nước, nghiền ướt. Thêm nước, khuấy, để lắng, gạn bỏ phần huyền phù và chất nổi, làm vài lần như vậy, gạn lấy lắng cặn, phơi hoặc sấy khô.
  • Bảo quản: Để nơi khô.

5. Mô tả dược liệu Hoạt Thạch

Cục to nhỏ không đều, màu trắng, vàng, hoặc xám, lam nhạt sáng óng ánh như sáp. Chất  mềm, trơn mịn, không hút ẩm, không tan trong nước. Không mùi, không vị.

Hoạt Thạch
Hoạt Thạch

6. Thành phần hóa học:

Magiê silicat.

7. Phân biệt thật giả:

Ngoài vị kể trên ra, người ta còn dùng loại Nhuyễn hoạt thạch hay Cao lãnh thạch (Kaolinum), thành phấn chủ yếu là AL4 (SI4O10)(OH)8 hoặc AL2O3, 2SIO2, 2H2O đôi khi có ít sắt, dùng công dụng như Hoạt thạch.

8. Công dụng – Tác dụng:

  • Tác dụng: Lợi tiểu thẩm thấp, thanh nhiệt giải thử.
  • Công dụng: Chủ trị: Lâm lậu, Thạch lâm kèm  tiểu khó và đau nóng, bứt rứt háo khát do thử thấp, tiết tả do thấp nhiệt. Dùng ngoài trị thấp chẩn (eczema), thấp sang (lở loét), rôm sảy, chàm.

9. Cách dùng và liều dùng:

Ngày 10 – 20g, dạng thuốc bột, sắc hoặc hòa với nước uống. Phối hợp trong các bài thuốc.

Dùng ngoài lượng thích hợp.

10. Lưu ý, kiêng kị:

Không dùng cho phụ nữ có thai và người có chứng dương hư.

11. Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Hoạt Thạch

  • Trị có thai bí tiểu: Hoạt thạch trộn nước như bùn đắp dưới rốn 2 thốn (Ngoại Đài Bí Yếu ).
  • Trị vàng da của phụ nữ, do lao lực quá độ, phát sốt về chiều, sợ lạnh, bụng dưới đau gấp, đại tiện lỏng đen, dùng Hoạt thạch, Thạch cao, hai vị bằng nhau tán bột uống 1 muỗng súp với nước Đại mạch, ngày 3 lần, tiểu tiện thông thì thôi, nếu bụng trướng lên thì khó trị (Thiên Kim Phương).
  • Trị lở loét khe ngón chân: Hoạt thạch 30g, Thạch cao (nung) nửa lượng, Khô phàn một ít. Tán bột xức vào, có thể trị ẩm ướt bìu dái, cơ quan sinh dục (Thiên Kim Phương).
  • Trị phiền nóng ở thượng cách, khát nước nhiều, lợi cửu khiếu: Hoạt thạch 60g, 3 chén nước sắc còn 2 chén bỏ bã cho gạo tấm vào nấu cháu ăn (Thánh Huệ Phương).
  • Trị vú sưng như đá, phiền nhiệt bức rứt khát nước, dùng bột Hoạt thạch nửa lượng khuấy nước uống (Thánh Huệ Phương).
  • Trị phụ nữ nín tiểu sinh ra tức bọng đái: Hoạt thạch uống 6g với nước Hành sắc (Thánh Huệ Phương).
  • Trị thương hàn chảy máu cam: bột Hoạt thạch luyện với cơm làm viên lớn bằng hạt Ngô đồng, lần uống 10 viên. Thang Hối Thúc ghi rằng: Chứng chảy máu cam là sở dĩ bệnh đáng phát hãn mà không dám phát hãn cho nên nó mới phát ra như thế, huyết ra ấy màu đen tím chẳng kể nhiều hay ít cứ để cho ra không nên cầm lại và nên uống thuốc ôn hòa để điều vinh vệ của nó, đợi cho tới khi ra huyết tươi mới dùng thuốc này để cầm (Bản Sự Phương).
  • Trị thổ nghịch quá không ăn uống được: Sinh hoạt-thạch tán bột 6g uống với nước ấm, sau đó ăn Miến để đè lên thuốc (Bản Sự Diễn Nghĩa).
  • Trị bị đánh đập sưng đau:  Hoạt thạch, Xích thạch nhi, Đại hoàng, các vị bằng nhau tán bột, rửa bằng nước trà nóng đắp thuốc lên (Kinh Nghiệm Phương).
  • Trị bệnh nhiệt độc kỳ lạ, có các triệu chứng mắt đỏ sưng to, suyễn, toàn thân nổi ra những nốt ban, lông tóc cứng như sắt, vì trúng nhiệt độc khí kiết ở hạ tiêu. Dùng Hoạt thạch, Bạch phàn, mỗi thứ 30g tán bột uống với nước 3 chén sắc còn phân nửa uống (Kỳ Tật Phương).
  • Trị khí nghẽn làm quan cách không thông, tiểu tiện lắt nhắt, tức đầy dưới rốn kèm đau, dùng bột Hoạt thạch 30g trộn nước uống (Quảng Lợi Phương).
  • Trị tiểu không thông: bột Hoạt thạch 1 thăng, trộn nước cốt Xa tiền đắp quanh rốn, khi khô thì thay (Dương Thị Sản Nhũ Phương).
  • Trị lở do phong nhiệt độc, toàn thân chảy nước vàng: Quế phủ, Hoạt thạch, tán bột xức vào nhiều ngày là bớt (Phổ Tế Phương).
  • Trị cảm nắng mồ hôi ra như tắm: Hoạt thạch (nung lửa) 30g, Lưu hoàng 12g tán bột, hồ viên với miến bằng hạt đậu xanh, mỗi lần dùng với nước gừng nhạt, tùy lớn nhỏ mà uống (Bạch Long Hoàn –  Phổ Tế Phương).
  • Trị cảm nắng hoặc có nôn, mửa, sốt rét, tiểu đỏ, khát nước: Quế phủ, Hoạt thạch (nung) 120g, Hoắc hương 3g, Đinh hương 3g tán bột, với nước gạo lần 6g. Bài này cũng có thể trị hoặc loạn thổ tả (Ngọc Dịch Tán – Phổ Tế Phương).
  • Trị chứng đậu sang nóng quá phát cuồng mê man, sờ nắn lần giường, khát nước nhiều: Ích Nguyên Tán 30g, thêm Chu sa thủy phi qua 6g, Băng phiến 3 phân, Xạ hương 1 phân, uống lần 2,9g với nước sắc Đăng tâm (Vương Thị, Đậu Chẩn Phương).
  • Trị thấp nhiệt hạ chú, tiểu không thông, tiểu buốt: Hoạt thạch 6 chỉ, Đông quỳ tử 12g, Xa tiền tử 12g, Thông thảo 9g. Sắc uống (Hoạt thạch tán (Lâm Sàng Thực Dụng Trung Dược Học).
  • Trị thử nhiệt, nóng nảy trong ngực, khát nước, tiểu đỏ, tiểu ít: Hoạt thạch 6 phần, Sinh cam thảo 1 phần. Tán bột, lần uống 15g, ngày 2 lần với nước sôi ( Lục Nhất Tán).
  • Trị tiêu chảy toàn nước, tiểu đỏ sẻn gây ra do thấp nhiệt, tiêu chảy phát sốt mùa hè: Hoạt thạch 6 chỉ, Cam thảo 9g, Sơn dược 30g. Sắc uống (Gia Vị Thiên Thủy Tán- Lâm Sàng Thực Dụng Trung Dược Học).
  • Trị thấp chẩn, thấp sang ngoài da: Hoạt thạch phấn 9g, Khô phàn 3g, Hoàng bá 3g. Tán bột dùng ngoài (Lâm Sàng Thực Dụng Trung Dược Học).
  • Trị rôm sảy do nắng: Hoạt thạch phấn 30g, Bạc hà 3g, Bạch chỉ 3g. Tán bột, bọc vải xát ở ngoài (Lâm Sàng Thực Dụng Trung Dược Học).

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
  • Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img