Thổ Phục Linh

Dược liệu: Thổ Phục Linh

  1. Tên khoa học : Smilax glabra roxb. (Smilax hookeri kunth); Thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae).
  2. Đặc điểm sản phẩm: Thân rễ hình trụ hơi dẹt hoặc khối dài ngắn không đều, có các chồi mọc như mấu và các cành ngắn. Mặt ngoài màu nâu vàng hay nâu tro, lồi lõm không phẳng, còn lại rễ nhỏ bền, cứng; đỉnh nhánh có vết sẹo chồi hình tròn. Vỏ rễ có vân nứt không đều, có vẩy còn sót lại. Chất cứng.
  3. Bộ phận dùng: thân rễ
  4. Tính vị, quy kinh: Ngọt, đạm, bình.Vào các kinh can, vị.
  5. Tên gọi khác: khúc khắc, khau đâu, cẩu ngó lực, mọt hoi dòi
  6. Phân bố: Thế giới: vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như khu vực Đông Dương, Malaysia, Châu Âu, Bắc Mỹ, Mianma,Trung Quốc, Đài Loan, Lào, Campuchia. Việt Nam: Cao Bằng , Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thanh Hóa
  7. Thời gian thu hoạch: mùa hạ , mùa thu

I. THÔNG TIN CHI TIẾT

Thổ Phục Linh

Thổ Phục Linh
Thổ Phục Linh

1. Mô tả thực vật Thổ Phục Linh

Là loại dây leo hay bò trườn trên mặt đất, sông lâu năm. Thân dài 4 – l0m, phân nhiều nhánh, có nhiều tua cuốn. Lá mọc cách, hình bầu dục, đầu lá nhọn, có 3 gân chính hình cung từ đầu đến cuối phiến lá. Hoa mọc thành cụmở nách lá, màu lục nhạt, hoa đơn tính cùng gốc. Quả mọng, hình cầu khi chín có màu đỏ tím, trong chứa 3 hạt.

2. Phân bố

  •  Thế giới: vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như khu vực Đông Dương, Malaysia, Châu Âu, Bắc Mỹ, Mianma,Trung Quốc, Đài Loan, Lào, Campuchia
  • Việt Nam: Cao Bằng , Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thanh Hóa

3. Bộ phận dùng

Thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Thổ phục linh còn có tên là Dây khúc khắc (Smilax glabra Roxb.), họ Khúc khắc (Smilacaceae).

4. Thu hái, chế biến và bảo quản Thổ Phục Linh

  • Thu hái: Mùa hạ, mùa thu, đào lấy thân rễ, loại bỏ rễ con, rửa sạch, phơi, sấy khô hoặc đang lúc tươi, thái lát mỏng, phơi hoặc sấy khô.
  • Chế biến: Lấy dược liệu khô chưa thái lát, loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái lát mỏng, phơi khô dùng.
  • Bảo quản: Để nơi khô, thoáng, tránh mốc mọt.

5. Mô tả dược liệu Thổ Phục Linh

Thân rễ hình trụ hơi dẹt hoặc khối dài ngắn không đều, có các chồi mọc như mấu và các cành ngắn, dài 5 – 22 cm, đường kính 2 – 7 cm. Mặt ngoài màu nâu vàng hay nâu tro, lồi lõm không phẳng, còn lại  rễ nhỏ bền, cứng; đỉnh nhánh có vết sẹo chồi hình tròn. Vỏ rễ có vân nứt không đều, có vẩy còn sót lại. Chất cứng. Thái lát có hình hơi tròn dài hoặc hình bất định, dày 1-5 mm, cạnh không bằng phẳng. Mặt cắt màu trắng đến màu nâu đỏ nhạt, có tính chất bột, có thể thấy  bó mạch điểm và nhiều điểm sáng nhỏ. Chất hơi dai, khó bẻ gẫy, có bụi bột bay lên, khi tẩm nước có cảm giác trơn, dính. Không có mùi, vị hơi ngọt và làm se.

Thổ Phục Linh
Dược liệu Thổ Phục Linh

6. Thành phần hóa học Thổ Phục Linh

Thổ phục linh có chứa saponin steroid, tanin, tinh bột.

7. Phân biệt thật giả

…chưa có..

8. Công dụng – Tác dụng Thổ Phục Linh

  • Tác dụng: Trừ thấp, giải độc, lợi niệu, thông lợi các khớp.
  • Công dụng: Chủ trị: Tràng nhạc, lở ngứa, giang mai, tiểu đục, xích bạch đới, đau nhức xương khớp, trúng độc thuỷ ngân.

9. Cách dùng và liều dùng Thổ Phục Linh

  • Ngày dùng 12 – 30 g, dạng thuốc sắc, cao thuốc hoặc hoàn tán.

10. Lưu ý, kiêng kị 

  • Không nên uống nước chè khi dùng thuốc, không dùng cho người có can thận âm hư.

11. Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Thổ Phục Linh

Dược liệu Thổ Phục Linh
Dược liệu Thổ Phục Linh
  • Để điều trị đau thần kinh tọa, lấy Thổ phục linh 30g, Dây đau xương, Cỏ xước, Tang ký sinh mỗi thứ 20g, Cốt toái bổ 10g; sắc uống ngày một thang.
  • Phong thấp, gân xương đau nhức, tê buốt: Thổ phục linh 20g, Dây đau xương 20g, Thiên niên kiện, Đương quy đều 8g, Bạch chỉ 6g, Cốt toái bổ 10g. Sắc uống ngày một thang
  • Giang mai: Thổ phục linh 10g, Hà thủ ô 16g, Vỏ núc nác 16g, Gai bồ kết đốt tồn tính 8g, Ké đầu ngựa 12g. Sắc uống ngày một thang.
  • Viêm bàng quang: Thổ phục linh 30g, Mã đề 20g, Râu ngô. Sắc uống ngày một thang.
  • Viêm phần phụ ở phụ nữ, nổi hạch 2 bên âm hộ, nóng rét, đau nhức: Thổ phục linh, Rễ quýt rừng, Rễ bươm bướm mỗi vị 20g. Sắc uống ngày một thang.
  • Ung thư bàng quang: Thổ phục linh 30g, Trà thụ căn 20g, Tề thái 20g. Sắc lấy nước pha với nước đường để uống. Hoặc Thổ phục linh tươi 60g, Bẹ móc (Tông lư) 30g. Sắc uống ngày một thang.
  • Ung thư đường tiêu hóa: Thổ phục linh 30g, Nấm hương 10g, Bạch truật 20g. Sắc uống ngày một thang.
  • Ung thư hạch: Thổ phục linh 100g, tán bột mịn để sắc nước uống hoặc thêm gạo nấu cháo ăn hằng ngày.
  • Ngộ độc thủy ngân: Thổ phục linh 30g, Cam thảo bắc 10g, Đậu xanh (Lục đậu) 20g. Sắc uống ngày một thang.
  • Viêm da mủ: Thổ phục linh 30g, Bồ công anh, Kim ngân hoa, Bèo cái mỗi thứ 20g, Cam thảo nam 10g, Vỏ núc nác 15g. Sắc uống ngày một thang.

II. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU

1. Vi phẫu

Bên ngoài là lớp bần, tế bào có thành dày, màu nâu đen. Mô mềm có 2 lớp: Lớp ngoài hẹp, không chứa tinh bột, chứa chất màu từ nâu đến đỏ, tế bào thường có hình nhiều cạnh, có khi có lớp tế bào mô cứng hẹp, nằm sát phía trong lớp mô mềm ngoài. Lớp mô mềm trong chiếm cả phần còn lại, tế bào hình nhiều cạnh hoặc kéo dài, chứa nhiều hạt tinh bột, đôi khi có những tế bào chứa chất màu. Ở cả 2 lớp mô mềm có những tế bào chứa tinh thể calci oxalat hình kim, tụ họp lại thành từng bó. Các bó libe gỗ xếp rải rác trong mô mềm. Rải rác có những đám sợi và mạch gỗ bị cắt theo chiều dọc.

2. Bột

Màu nâu nhạt, có rất nhiều hạt tinh bột. Hạt đơn hình cầu, hình đa giác hoặc hình vuông, đường kính 8 – 48  m, rốn có dạng kẽ nứt, hình sao, hình chữ Y hoặc dạng điểm. Hạt lớn có thể thấy gợn vân. Hạt kép có từ 2 – 4 hạt hợp thành. Tinh thể calci oxalat hình kim, dài 40 -144 m, ở trong tế bào chứa chất nhày hoặc nằm rải rác khắp nơi. Tế bào mô cứng dạng bầu dục, vuông hay tam giác, đường kính 25 – 128 m, có dày đặc ống lỗ, ngoài ra có tế bào mô cứng màu nâu thẫm dạng sợi dày, dài, đường kính 50 m, 3 mặt thành dày, 1 mặt mỏng. Những sợi họp thành bó hoặc nằm rải rác, đường kính 22 – 67 m. Có nhiều ống mạch điểm và những quản bào, đa số có  mạch điểm kéo dài thành hình thang.

3. Các chỉ tiêu đánh giá khác

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 0C, 5 giờ).

Tạp chất (Phụ lục 12.11)

Tỷ lệ non xốp: Không quá 2,0%.

Tạp chất khác: Không quá 1,0%.

Tro toàn phần

Không quá 5,0% (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trong acid

Không quá 1,0% (Phụ lục 9.7).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 15,0% (Phụ lục 12.10).

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng, dùng ethanol 96% (TT) làm dung môi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img