Dược liệu Trúc Diệp
- Tên khoa học: Folium Bambusae vulgaris
- Tên gọi khác: trúc nhị thanh, đạm trúc nhự
- Tính vị, quy kinh: vị cay, nhạt, ngọt,hàn, quy kinh tâm và phế.
- Bộ phận dùng: lá
- Đặc điểm sản phẩm:
- Phân bố vùng miền: Thế giới: cây mọc hoang nhiều ở Ấn Độ, Trung Quốc – Việt Nam: nhiều nơi
- Thời gian thu hoạch: quanh năm
Mô Tả Trúc Diệp
Trúc diệp là lá của cây Tre thuộc họ cỏ (Poaceae), trong lớp thực vật một lá mầm. Nhưng đặc điểm hình thái của thân tre không giống các loài cỏ, cũng không giống các thân cây gỗ.
Thân tre có láng rỗng và đốt đặc, không mềm quá và cũng không cứng quá. Dưới gốc cây là thân ngầm, trên mặt đất là thân khí sinh mang bẹ mo, cành và lá. Rất ít khi gặp tre ra hoa, kết quả.
Thành phần chủ yếu:
- Có chất Tanin.
Tác dụng dược lý:
- Giải nhiệt lợi tiểu. Đã được chứng minh trên thực nghiệm nhưng yếu.
Ứng dụng lâm sàng:
Trên lâm sàng vị Trúc diệp được sử dụng theo Y học cổ truyền chữa các chứng sau:
Thanh tâm trừ phiền:
- Trị chứng tâm kinh thực nhiệt, bứt rứt, khát nước, mồm lưỡi lỡ lóet, nước tiểu ít và vàng .dùng bài Đạo xích tán ( Trúc diệp 12g, Sinh địa 16g, Mộc thông 12g, Cam thảo tiêu 8g, sắc uống).
Thanh vị chỉ ẩu:
- Trị chứng vị nhiệt sinh nôn, dùng bài Trúc diệp Thạch cao thang (Trúc diệp 16g, Sinh Thạch cao 20g, Bán hạ 12g, Đảng sâm 12g, Mạch đông 12g, Cam thảo 8g, Cánh mễ 8g, sắc nước uống).
Ngoài ra, thuốc có thể dùng kết hợp với Đông qua bì (vỏ Bí đao) Hà diệp (Lá sen), Mao căn (Rễ tranh) mỗi thứ 12g sắc uống phòng bệnh viêm não B, mỗi tuần uống 1 – 2 lần (kinh nghiệm của Trung quốc).
Liều thường dùng và chú ý:
- Liều thường dùng: 8 – 24g.
- Không dùng đối với bệnh có chứng hư hàn.
Ngoài ra Trúc Diệp còn sử dùng chữa bệnh hàng ngày như:
- Khi cảm, cúm, sốt cao ra nhiều mồ hôi, ho, suyễn, thổ huyết. Có thể phối hợp với lá tía tô, bạc hà, kinh giới, mỗi vị 16 – 20g, sắc uống, ngày một thang.
- Để chữa viêm phế quản cấp tính, lá tre 12g, thạch cao, tang bạch bì, sa sâm, mạch môn, thiên môn, hoài sơn, mỗi vị 12g; lá hẹ 8g, sắc uống, ngày một thang.
- Ngoài ra có thể dùng lá tre cùng với một số lá có tinh dầu, cho mùi thơm, như lá sả, lá hương nhu, bạc hà, khuynh diệp… làm thuốc xông hơi khi bị cảm mạo