Dược liệu Bồ Hoàng
- Tên khoa học: Pollen Typhae.
- Tên gọi khác: Cỏ nến. Bồn bồn. Thủy hương.
- Tính vị, quy kinh: Vị ngọt, tính bình. Vào ba kinh can, thận và tâm bào.
- Bộ phận dùng: Phấn hoa(nhị đực của hoa).
- Đặc điểm sản phẩm:
- Phân bố vùng miền: Cây mọc ở ruộng, đầm lầy, ven sông rạch nước ngọt, có khi tạo thành đám rộng, còn gặp trên bùn có nước lợ.
- Thời gian thu hoạch:
I. THÔNG TIN CHI TIẾT:
1. Mô tả thực vật:
Bồ hoàng là phấn hoa sấy hay phơi khô của cây Hương bồ hoặc Hương bồ thảo, còn gọi là Cỏ nến, có nhiều loại Typha Orientalis G.A. Stuart Typha Augustifolia L, Typha Orientalis Presl thuộc họ Hương bồ ( Typhaceae). Bồ hoàng dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh: cây Cỏ nến mọc hoang ở những vùng đầm lầy miền Bắc nước ta nhưng chưa được khai thác. Ở Trung quốc, cây Bồ hoàng mọc nhiều ở tỉnh Triết giang, Giang tô, An huy, Sơn đông, Hồ bắc.
2. Phân bố:
- Thế giới:
- Việt Nam: Cây mọc ở ruộng, đầm lầy, ven sông rạch nước ngọt, có khi tạo thành đám rộng, còn gặp trên bùn có nước lợ.
3. Bộ phận dùng:
- Phấn hoa (nhị đực của hoa).
4. Thu hái, chế biến và bảo quản:
- Thu hái: Thu hái về, phơi nắng to cho thật khô.
- Chế biến: Dùng sống (thường dùng) đe hành huyết. Sao cháy tồn tính (theo đơn) để chỉ huyết).
- Bảo quản: Dễ hút ẩm sinh mốc, cần đem phơi thì bọc trong giấy mỏng để khỏi bay. Tránh nóng quá biến chất. Đựng trong lọ kín.
5. Mô tả dược liệu Thông Bạch
Cỏ nến còn có tên khác như bồ thảo, hương bồ thảo, bồ hoàng. Cỏ nến hơi giống cây cói (cây lác), cao từ 1,5 – 3m, có thân rễ. Lá dài, hẹp. Hoa đơn tính cùng gốc, họp thành bông riêng cách nhau 0,6 – 5,5cm, nằm cùng trên cùng một trục chung: Bông đực ở trên, bông cái ở dưới. Nhị ở hoa đực bao bọc bởi những lông ngắn màu vàng nâu, bông cái có lông nhạt hơn. Quả nhỏ, hình thoi, khi chín nở theo chiều dọc. Cây mọc hoang nhiều ở miền Bắc nước ta.
- Hoa hình trụ tròn dài, dùng nhị đực ở trên, màu vàng óng ánh, không hạt, nhỏ nhẹ xốp không lẫn tạp chất là tốt. Thứ hơi nâu là kém.
- Dùng cả nhị đực và nhị cái là không đúng.
6. Thành phần hóa học:
- Phấn hoa chứa chất dầu béo, mật glucosid dễ thủy phân và còn có sitosterin.
7. Công dụng – Tác dụng:
- Tác dụng: Tán ứ, lợi tiểu (dùng sống). Thu sáp, chỉ huyết (dùng chín).
- Công dụng: Chữa: Đau bụng khi có kinh, sản hậu, trị bệnh cam trẻ con.
8. Cách dùng và liều dùng:
- Liều dùng: Ngày dùng 6 – 12g.
9. Lưu ý, kiêng kị:
- Âm hư và không ứ huyết kiêng dùng.
Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Bồ Hoàng
Thuốc cầm máu, chữa ứ máu do chấn thương:
- Bồ hoàng 5g, cao ban long hoặc a giao 4g, cam thảo 2g. Sắc uống 3 lần trong ngày.
Chữa thổ huyết:
- Bồ hoàng sao 80g, uống mỗi lần 4- 8g đến khi ngừng thổ huyết.
Chữa chảy máu cam:
- Bồ hoàng sao phối hợp với thanh đại, mỗi vị 4g.
- Uống trong ngày.
Chữa khái huyết (ho khạc ra máu):
- Bồ hoàng sao, lá sen tươi phơi khô tán nhỏ, rây bột mm, lượng bằng nhau trộn đều. uống mỗi lần 4- 8g, với nước sắc vỏ rễ cây dâu.
Chữa đi ngoài ra máu:
- Bồ hoàng sao, lá sen tươi phơi khô tán nhỏ, vỏ củ cải khô tán bột, các vị lượng bằng nhau trộn đều. uống mỗi lần 4- 8g với nước cơm.
Chữa kinh nguyệt không đều, rong huyết không dứt, đau bụng:
- Bồ hoàng sao, lá lốt tẩm nước muối sao, tán bột, lượng bằng nhau, luyện với mật làm viên bằng hạt đậu xanh.
- Uống mỗi lần 30 viên với nước cơm.
Chữa trĩ mạn tính:
- Lá cỏ nến, phơi khô, tán thành bột mịn, trộn với đường mật mía. Uống 20- 25g làm 4 lần trong ngày.
Trị ghẻ ngứa:
- Bồ hoàng 25g (sao đen) rắc vào chỗ ghẻ ngứa. Ngày làm 1 – 2 lần.Thực hiện đến khi vết ghẻ giảm ngứa, khô, không lở loét.
Trị chàm:
- Chúc hoa Dân dùng bột Bồ hoàng sống bôi vào vùng bị chàm trị 30 ca, tất cả đều khỏi sau 6 – 15 ngày điều trị, trong đó có 25 ca hết ngứa ngay từ hôm đầu ( Tạp chí Tân y dược học 1977,9:22).
Trị huyết áp cao:
- Sở nghiên cứu trung y dược tỉnh Hồ nam dùng Viên thư tâm (sinh Bồ hoàng, tây Đảng sâm, xuyên Hồng hoa, Khương hoàng phiến, Nga truật, Giáng hương) trị 400 ca, theo dõi kết quả thuốc có tác dụng hạ áp trên dưới 90% ( Hồ nam y dược tạp chí 1977,4:20).
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006.
- Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010.
- Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006.
- Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006.