Cao Lương Khương

Dược liệu: Cao Lương Khương

  1. Tên khoa học: Rhizoma Alpiniae officinari.
  2. Tên gọi khác: Riềng núi, co khá (Thái), kìm sung (Dao).
  3. Tính vị, quy kinh:Vị cay, tính ôn. Vào hai kinh tỳ và vị.
  4. Bộ phận dùng: Thân rễ (củ).
  5. Đặc điểm sản phẩm: Thân rễ có mùi thơm nhẹ, không xốp. Từng đoạn khô, già, màu vàng nâu, không mốc mọt là tốt.
  6. Phân bố vùng miền: Được trồng ở Việt Nam: Sa Pa (Lào Cai), Sìn Hồ (Lai Châu).
  7. Thời gian thu hoạch: Rễ củ thu hoạch quanh năm, có thể thu hoạch tập trung vào tháng 9-10.

I. THÔNG TIN CHI TIẾT:

1. Mô tả thực vật:

  • Cây thảo cao cỡ 1-2m.
  • Thân rễ mọc bò ngang, dài hình trụ, đường kính tới 2 cm, màu đỏ nâu, phủ nhiều vẩy, chia thành nhiều đốt không đều nhau, màu trắng nhạt.
  • Lá không cuống, sáng bóng, hình mũi mác hẹp, hai đầu nhọn, dài tới 40cm rộng tới hơn 2cm, bẹ lá dạng vẩy, lưỡi bẹ dạng vảy nhọn.
  • Cụm hoa hình chùy, mọc ở ngọn, thẳng có lông mềm, dài chừng 10cm. Hoa mọc sít nhau, có lá bắc nhỏ, đính trên những gờ nổi ngắn. Đài hình ống, có lông, chia 3 răng ngắn. Tràng có ống ngắn có lông cả hai mặt, có 3 thùy tù, lõm, thùy lưng lớn hơn. Bao phấn hình chữ nhật, nhẵn. Nhị lép hình dùi ngắn và tù. Cánh môi trắng có rạch màu đỏ rượu vang, hình trái xoan. Bầu có lông. Nhụy lép 2, hình bản dày, gần như vuông.
  • Quả hình cầu, có lông.
  • Cây có hoa từ tháng 11 đầu tháng 1.

cao luong khuong 05

2. Phân bố:

  •  Thế giới:
  •  Việt Nam: Được trồng hoặc mọc hoang khắp nơi trong nước Việt Nam.

3. Bộ phận dùng:

4. Thu hái, chế biến và bảo quản:

  • Thu hái: Chọn thân rễ (củ) vào giữa tháng 2-3, phơi khô có thể thu hái quanh năm.
  • Chế biến: Theo Trung Y: Dùng Cao lương khương nên sao qua, cũng có khi dùng với gừng, ngô thù, đất vách hướng đông sao qua (Bản Thảo Cương Mục). Tỳ hư mà sốt rét do hàn gây ra chỉ tẩm dầu mè sao. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, thái mỏng, phơi khô.
  • Bảo quản: Để nơi khô ráo, có thể phơi nắng nhẹ tránh nóng bay mất tinh dầu thơm.

5. Mô tả dược liệu:

  • Thân rễ Riềng núi hình viên chùy, tẻ nhánh thô, khoảng 9-15mm. vỏ ngoài màu nâu đỏ, có vòng ngang hình gợn sóng, hình thành bởi lá thoái hóa, vùng đỉnh thường có vết thân, mặt hông và mặt bụng có vết rễ ít, chất cứng bền khó gãy, mặt cắt màu vàng đỏ, chất xơ, hơi có mùi thơm đặc biệt.
  • Loại có mùi thơm nhẹ, không xốp.
  • Từng đoạn khô, già màu vàng nâu, không mốc  một là tốt.

6. Thành phần hóa học:

  • Trong rễ có 0,5-1,5% tinh dầu. Thành phần có Methyl Cinnamate, Eugenol, Pinene, Cadimene, Galangin, Kaempfende, Kaempferol, Quercetin, Isorhamnetin, Galangol (Trung Dược Học). Có tinh dầu mà thành phần chủ yếu là Cineol và Methylxinamta. Ngoài ra còn có một chất dầu vị cay là Galangol, 3 chất kết tinh, đều là dẫn chất của Flavonoid: Galangin, Anpinin và Kamferit (Dược Liệu Việt Nam).

7. Công dụng – Tác dụng:

  •  Tác dụng: Ôn Vị, tán hàn, chỉ thống, tiêu thực, dùng làm thuốc kiện Vị.
  • Công dụng: Chữa đau dạ dày, nôn mửa do Tỳ Vị hư hàn.

8. Cách dùng và liều dùng:

  • Dùng từ 1-9g.

9. Lưu ý, kiêng kị:

  • Nôn mửa do nhiệt thịnh, Vị có hỏa, Hoắc loạn do thương thử, tiêu chảy do hỏa nhiệt, đau do tim hư cấm dùng.

10. Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Cao Lương Khương

  • Trị hoắc loạn, trên thổ dưới tả, đau bụng do ác khí: Cao lương khương nướng cho thơm, mỗi lần dùng 150g, sắc với 1 thăng rượu, chia làm 3-4 lần uống (Ngoại Đài Bí Yếu).
  • Trị hoắc loạn, nôn mửa không ngừng: Cao lương khương sống 6g, giã nát, Đại táo 1 trái, sắc uống nguội (Băng Hồ Thang – Phổ Tế Phương).
  •  Trị Tâm Tỳ đau do hàn:  Cao lương khương 30g, giã nát, vắt  lấy cốt, sắc với  3 chén nước lớn, còn 2 chén rưỡi, bỏ bã, thêm vào 1 chén gạo nấu cháo ăn (Thánh Huệ Phương).
  • Trị Tâm Tỳ đau và các loại bị tổn thương vì độc: Cao lương khương, Can khương 2 vị bằng nhau, ngâm, rửa, tán bột, trộn với hồ bột miến, làm viên to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 50 viên với nước Quất bì, sau khi ăn. Có thai cấm uống (Hòa Tễ Cục Phương).
  • Trị Tỳ Vị hư, hàn ngược, hàn nhiều nhiệt ít, ăn uống kém: Cao lương khương sao với dầu mè, Gừng khô ngâm nước rửa, mỗi thứ 30g, rồi tán bột. Mỗi lần lấy 15g, dùng mật heo trộn thành viên hoàn, khi cần uống với rượu, mỗi lần 40 viên. Đại khái là hàn phát ra ở Đởm, dùng mật heo để dẫn Can khương và Cao lương khương là Nhị khương nhập vào Đởm để khử hàn mà táo Tỳ Vị. Một hàn một nhiệt, âm dương tương chế do đó mà có hiệu quả. Có bài khác chỉ dùng Nhị khương (Can khương, Cao lương khương) nửa sống nửa chín, sao đen, Xuyên sơn giáp (sao đen) 9g, tán bột, mỗi lần dùng  6g nấu với Thận heo, uống với rượu (Chu Thị Tập Nghiệm Phương).
  • Trị phù khi có thai, trước đó do thương hàn biến thành:  Cao lương khương 9g, tẩm với nước mật heo một đêm rồi sao đen với đất tường nhà, xong bỏ đất đi, lấy 15 trái táo nhục lớn, sấy khô, tán bột, mỗi lần dùng 9g với nước nóng, khi nào rét do thương hàn thì uống vào (Vĩnh Loại Kiềm Phương).
  • Trị  răng sưng đau: Lương khương 2 tấc ta, Toàn yết sấy khô 4g, tán bột, xát vào, khi ra đờm dãi thì súc miệng và ngậm bằng nước muối (Bách Nhất Tuyển Phương).
  • Trị nhức đầu: Cao lương khương sống, tán nhuyễn, thổi vào trong lỗ  mũi nhiều lần cho hắt hơi (Phổ Tế Phương).
  • Trị dạ dày đau do hàn: Cao lương khương, Hương phụ, các vị bằng nhau tán bột, thêm nước Gừng, Muối làm thành viên, mỗi lần uống 3-6g, ngày 2-3 lần, uống với nước (Lương Phụ Hoàn – Lương Phương Tập Dịch).
  • Trị đau nhức do loét dạ dày hay tá tràng: Cao lương khương 9g, Ngũ linh chi 6g, tán bột, uống với nước đồng tiện và rượu. Cấm dùng trong trường hợp xuất huyết tương đối nặng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  •  Trị đau quặn ngực bụng do cảm hàn: Cao lương khương 6g, Hậu phác, Sinh khương, Đương quy đều 9g, Quế tâm 4,5g, sắc uống (Cao Lương Khương Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị nôn mửa do Vị hàn: Cao lương khương 9g, sao qua, tán bột uống với nước (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị nôn mửa do hư hàn: Lương khương, Phục linh, Đảng sâm đều 9g, sắc uống (Sổ Tay Trung Dược Lâm Sàng).
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
  •  Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006.
  •  Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010.
  •  Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006.
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006.

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img