Hà Thủ Ô Trắng

Dược liệu: Hà Thủ Ô Trắng

  1. Tên khoa học: Streptocaulon juventas (Lour.) Merr.
  2. Tên gọi khác: Dây sữa bò. Hà thủ ô nam
  3. Tính vị, quy kinh: Vị đắng, mặn, tính lương. Vào hai kinh can, thận.
  4. Bộ phận dùng: Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Hà thủ ô trắng
  5. Đặc điểm sản phẩm: Rễ nạc hình trụ, đường kính 1-3cm. Mặt ngoài màu nâu nhạt đến nâu xám, có nếp nhăn và rãnh dọc, có nhiều lỗ vỏ nằm ngang và những vết tích của rễ con còn sót lại. Vị hơi đắng, có nhiều bột.
  6. Phân bố vùng miền: mọc hoang rất nhiều ở vùng đất cao, đồi gò ở Việt Nam.
  7. Thời gian thu hoạch: Rễ củ quanh năm.

I. THÔNG TIN CHI TIẾT:

1. Mô tả thực vật:

Hà Thủ Ô Trắng – Dây leo bằng thân quấn dài 2-5m. Vỏ thân màu nâu đỏ, có nhiều lông mịn. Lá mọc đối, phiến lá nguyên, hình bầu dục, chóp lá nhọn, gốc lá tròn, dài 4-14cm, rộng 2-9cm. Hoa nhỏ, màu lục vàng nhạt, mọc thành xim ở nách lá. Quả gồm 2 đại xếp ngang ra hai bên trông như đôi sừng bò. Hạt dẹt mang một mào lông mịn. Toàn cây có nhựa mủ màu trắng như sữa.

hà-thủ-ô-trắng
Hà Thủ Ô Trắng

2. Phân bố:

  • Thế giới: Trung Quốc.
  • Việt Nam: mọc hoang rất nhiều ở vùng đất cao, đồi gò ở Việt Nam.

3. Bộ phận dùng:

  • Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Hà thủ ô trắng.

4. Thu hái, chế biến và bảo quản:

  • Thu hái: Thu hái rễ củ quanh năm.
  • Chế biến: Rửa sạch, thái lát, phơi  hoặc sấy khô. Có thể ngâm nước vo gạo 12 giờ rồi phơi hay sấy khô.
  • Bảo quản: Để nơi khô mát, tránh  mốc mọt.

5. Mô tả dược liệu:

Rễ nạc hình trụ, đường kính 1-3cm.  Mặt ngoài màu nâu nhạt đến nâu xám, có nếp nhăn và rãnh dọc, có nhiều lỗ vỏ nằm ngang và những vết tích của rễ con còn sót lại. Mặt cắt ngang có màu trắng ngà đến màu vàng nâu nhạt, nhìn thấy rõ tầng phát sinh libe-gỗ. Vị hơi đắng, có nhiều bột.

6. Thành phần hóa học:

  • Rễ củ chứa tinh bột, nhựa đắng, tanin pyrogalic và một chất có phản ứng alcaloid có tinh thể chưa xác định.

7. Phân biệt thật giả:

Tránh nhầm lẫn với Dây căng cua (cryptolepis buchanani Roem et Schelt) cùng họ Thiên lý, là cây có độc rất giống cây Hà thủ ô trắng, đặc điểm phân biệt Dây càng cua là nhẵn bóng, toàn cây không có lông. Không dùng Hà thủ ô trắng (rễ, dây, lá) vì những tác dụng của cây hà thủ ô trắng không phù hợp cho người tạng lạnh, người bệnh thuộc hư chứng.

8. Công dụng – Tác dụng:

  • Tác dụng: Bổ huyết, bổ can thận.
  • Công dụng: Chủ trị: Huyết hư thiếu máu, da xanh gầy, tóc bạc sớm, yếu sinh lý,kinh nguyệt không đều, đau nhức gân xương.

9. Cách dùng và liều dùng:

  • Ngày dùng 12 – 20g, dạng thuốc sắc.

10. Lưu ý, kiêng kị:

Không dùng Hà thủ ô trắng đối với người hư yếu, tạng lạnh, đồng thời kiêng ăn tiết canh lợn, cá, lươn, rau cải, hành tỏi.

Bài Thuốc có Hà Thủ Ô Trắng

Chữa chứng tinh trùng yếu, loãng: Nước sắc hà thủ ô uống hàng ngày.

Bổ huyết, an thần: hà thủ ô chế 12g, bắc sa sâm 12g, quy bản 12g, long cốt 12g, bạch thược 12g. Sắc uống. Chữa huyết hư, mất ngủ, âm hư, huyết khô, râu tóc bạc sớm.

Ích âm, triệt ngược: Trường hợp sốt rét lâu ngày hại đến chân âm, sốt li bì triền miên: hà thủ ô sống 60g, sài hồ 12g, đậu đen 20g sắc với nước, đem phơi sương 1 đêm, sáng hôm sau hâm lại mà uống. Hoặc hà thủ ô chế 16g, đảng sâm 12g, đương quy 12g, trần bì 12g, gừng nướng 12g. Sắc uống.

Nhuận trường, thông tiện: hà thủ ô tươi 30- 60g. Sắc uống. Trị các chứng huyết hư, tân dịch khô nên đại tiện bí.

Món ăn thuốc có Hà thủ ô

Cháo kê hà thủ ô: kê 50g, hà thủ ô 30g. Hai vị nấu thành cháo, khi cháo chín gắp bỏ bã thuốc, cho 2 lòng trứng gà, thêm chút đường trắng vừa ăn, đun sôi là được. Cho ăn khi đói. Dùng cho các trường hợp thoát vị, sa tử cung, sa dạ dày trực tràng.

Chè đậu đen hà thủ ô: hà thủ ô 60g, đậu đen 100g nấu với lượng nước thích hợp cho đến khi đậu đen chín nhừ, vớt bỏ bã hà thủ ô. Chia 2-3 lần ăn trong ngày. Có thể thêm chút đường hoặc muối. Dùng cho các trường hợp thiểu năng mạch vành, cơn đau thắt ngực, các trường hợp râu tóc bạc sớm, táo bón kinh diễn.

Hà thủ ô hầm gà: gà mái 1 con, hà thủ ô 30g. Gà làm sạch bỏ ruột, hà thủ ô gói trong vải xô, đặt trong bụng gà, cho trong nồi cách thuỷ, hầm chín, lấy bỏ bã thuốc, thêm gia vị gừng, hành… Dùng cho các trường hợp râu tóc bạc sớm, đau đầu hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, suy nhược cơ thể.

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_imgspot_img