Cây Hoa Ngũ Sắc – Hoa Cứt Lợn

Cây hoa ngũ sắc là gì ? Cây hoa ngũ sắc hay còn gọi là cây hoa cứt lợn, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi..cây mọc tự nhiên & dễ phát triển vào mùa nắng nóng. Cây ngũ sắc được đánh giá là dược liệu có nhiều tác dụng kỳ diệu

Dược liệu Ngũ Sắc
Dược liệu Ngũ Sắc

Cây Dược liệu Hoa Ngũ Sắc

  1. Tên khoa học: Herba Agerati
  2. Tên gọi khác: bông ổi, trâm hôi, cây hoa cứt lợn, tứ thời, tứ quý, cây cỏ hôi,…
  3. Tính vị, quy kinh: tính hàn
  4. Bộ phận dùng: phần trên mặt đất
  5. Đặc điểm sản phẩm: Cây thảo mọc hằng năm, cao chừng 25 – 50cm. Lá mọc đối, hình trứng, mép có răng cưa tròn. Toàn thân và lá đều có lông. Hoa nhỏ, màu tím hay xanh trắng, xếp thành đầu; các đầu này lại tập hợp thành ngù. Quả bế có ba sống dọc, màu đen
  6. Phân bố vùng miền:  Thế giới: các nước Trung Mỹ, nước Viễn Đông, Mangat, Tân Calêđônia. Việt Nam: khắp nước
  7. Thời gian thu hoạch: quanh năm

Mô tả Đặc Điểm Cây Hoa Ngũ Sắc / Hoa Cứt Lợn

1. Đặc điểm thực vật:

Tên gọi phổ biển Ngũ sắc là Hoa Cứt Lợn, một loại cây nhỏ, thân nhiều lông mềm, cao chừng 25-50 cm, mọc hoang ở khắp nơi, nhiều nhất là nông thôn. Hoa nhỏ màu tím, xanh. Cây phát triển rất dễ ở mọi loại đất, có những nơi mọc khắp cánh đồng. Người ta hái toàn cây, cắt bỏ rễ, dùng tươi hay khô. Cây ngũ sắc có hàm lượng tinh dầu cao

cây hoa cứt lợn
cây hoa cứt lợn – mọc tự nhiên ven bờ ao, bờ suối…

2. Thành phần hoá học:

Toàn cây chứa tinh dầu (0,16% so với dược liệu khô). Lá và hoa chứa 0,2% tinh dầu với mùi nồng khó chịu, tinh dầu này chứa phenol (eugenol) 5% một phenol ester mùi dễ chịu.

Thành phần chủ yếu của tinh dầu là g-cadinen, caryo-phyllen, ageratocromen (1), demethoxy-ageratocromen và một số thành phần khác. Lá chứa stigmast 7-en-3-02, quercetin, kaempferol, acid fumaric, acid cafeic.

Cây hoa ngũ sắc ở Việt Nam chứa 0,7-2% tinh dầu, carotenoid, ít phytosterol, tanin, đường khử, saponin, hợp chất uronic. Hàm lượng saponin thô trong thân và lá (tính theo dược liệu khô kiệt) là 4,7%.

Tinh dầu cây hoa ngũ sắc hơi sánh đặc, màu vàng nhạt đến và vàng

3. Tính vị, công năng Cây Ngũ Sắc

Theo Đông y, cây ngũ sắc vị cay, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, cầm máu, trừ sỏi; thường được dùng chữa các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, viêm họng, viêm dạ dày, đau bụng, sỏi thận, sỏi bàng quang. Nó cũng hỗ trợ điều trị ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày. Khi dùng ngoài, cây ngũ sắc lợn giúp chữa eczema, chốc đầu, viêm xoang mũi, dị ứng cấp, rong huyết sau đẻ… Dân gian thường dùng cây này nấu nước gội đầu cùng với bồ kết. ( theo cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi)

 4. Tác dụng dược lý Cây Ngũ Sắc

Theo các nghiên cứu, dịch chiết của toàn bộ cây có khả năng chống vi khuẩn Staphylococus aureus, Bacillus subtilis, Eschericichia coli, and Pseudomonas aeruginosa. Trong nghiên cứu trên động vật, cây ngũ sắc còn chứng minh hiệu quả trên giảm đau và làm giãn các cơ bắp đặc biệt trong bệnh thấp khớp. Tại Brazil, dịch chiết nước của toàn bộ cây ngũ sắc đã được sử dụng cho người bệnh viêm khớp, kết quả là 66% có tác dụng giảm đau và viêm và 24% có tác dụng cải thiện khả năng đi lại sau một tuần điều trị mà không có tác dụng phụ

Bài Thuốc Với Cây Ngũ Sắc / Hoa Cứt Lợn

Cây hoa ngũ sắc có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mạn tính. Và được coi Là cây thuốc quý trong điều trị viêm xoang. Có nhiều cách để sử dụng cây thuốc này điều trị viêm xoang, phổ biến trong dân gian thường dùng 2 cách sau:

bai thuoc chua viem xoang hao cut lon
Chữa viêm xoang bằng hoa cứt lợn

Chữa Viêm Xoang là đặc tính nổi bật của Hoa Cứt Lợn

  1. Dùng 50gr cây hoa cứt lợn tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt. Dùng bông tẩm mỗi lần một muỗng, ngày 2 lần, liên tục 7 ngày.
  2. Cây ngũ sắc 30 g, kim ngân hoa 20 g, ké đầu ngựa 12 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

Cả 2 cách đều rất hiệu quả trong điều trị viêm xoang. Bởi vì đặc tính chống viêm của cây ngũ sắc.

Tuy nhiên, cây ngũ sắc bên cạnh tác dụng chống viêm còn kích thích niêm mạc mũi tăng xuất tiết. Nên khi dùng người bệnh thấy rát bỏng toàn bộ niêm mạc mũi, nước mũi chảy nhiều hơn kéo theo mủ đọng trong lòng xoang và hốc mũi. Vì thế cây ngũ sắc chỉ nên dùng trong giai đoạn viêm xoang đang có mủ vàng xanh tồn đọng, tránh hiện tượng lỗ thông mũi xoang bị bít tắc do mủ. Đến giai đoạn kế tiếp, khi nước mũi chuyển sang dịch trong lại không nên tiếp tục dùng ngũ sắc mà nên phối hợp với các thuốc có tác dụng giảm xuất tiết của niêm mạc mũi. Nếu giai đoạn này tiếp tục dùng cây ngũ sắc, mũi sẽ khó ngừng chảy. (theo Bác sĩ Phi Thái Hà, Bệnh viện Y học cổ truyền TW). Tham khảo chi tiết Hoa cứt lợn chữa chữa bệnh Viêm Xoang

Chữa Viêm họng: Cây ngũ sắc 20 g, kim ngân hoa 20 g, lá giẻ quạt 6 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

Chữa Viêm đường hô hấp: Cây ngũ sắc 20 g, lá bồng bồng 12 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

Chữa Sỏi tiết niệu: ngũ sắc 20 g, kim tiền thảo 16 g, râu ngô 12 g, mã đề 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

Phụ nữ đẻ xong chảy máu không ngừng: Cây ngũ sắc 30-50 g, vò nát, vắt lấy nước uống liên tục trong 3-4 ngày.

Chữa Eczema, chốc đầu: Cây ngũ sắc lượng vừa phải, nấu nước rửa tổn thương, ngày 1-2 lần.

hoa cứt lợn

Tham khảo thêm

Quả Trám

Quả Trám kho cá, thịt rát ngon & là món quê của miền núi phía Bắc. Ngoài ra Trám còn là vị thuốc quý... Trám...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
5
minutes
cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img