Kha Tử

Dược liệu Kha Tử

  1. Tên khoa học: Terminalia chebula
  2. Tên thường gọi:
  3. Tính vị qui kinh: Vị đắng, sáp, tính bình, qui kinh Phế, Đại tràng.

Mô tả Dược liệu Kha Tử

Kha tử còn có tên là Kha lê lặc, Kha lê là quả chín phơi hay sấy khô của cây Kha tử ( cây Chiêu liêu), tên thực vật là Terminalia chebula Retz hoặc cây Dung mao Kha tử T.Chebula Retz var Tomentella Kurt thuộc họ Bàng ( Combretaceae). Kha tử dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Dược tính bản thảo với nguyên tên Kha lê lặc.

Cây Kha tử hay Chiêu liêu ( Myrobolan de commerce) mọc ở miền Nam, Campuchia ( còn gọi là Sramar), Lào, Ấn độ, Miến điện, Thái lan và miền Nam Trung quốc. Vào tháng 9, 10, 11 quả chín hái về phơi khô làm thuốc.

kha tu
Cây Kha Tử

Quả của cây Kha tử có rất nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau, được sử dụng rộng rãi trong các hộ gia đình Ấn Độ từ xa xưa. Y học Trung Quốc cũng xem Kha tử như phương thuốc chữa bệnh có sức mạnh chữa bệnh phi thường từ thuở bình minh.

Tại miền Nam nước ta, nguồn dược liệu phong phú này đã nhanh chóng trở thành vị thuốc độc đáo được dân gian truyền miệng.

Thành phần chủ yếu:

Kha tử có hàm lượng Tanin 20 – 40%, quả thật khô có thể đến 51,3% gồm acidelagic, acidgalic và acidluteolic, acidchebulinic ( 3 – 4%). Trong nhân còn có 36,7% dầu vàng nhạt, trong.

kha tu 8896

Tác dụng dược lý:

  • Do thành phần chất Tanin cao thuốc có tác dụng thu liễm, cầm tiêu chảy.
  • Chế phẩm Kha tử có tác dụng ức chế in vitro một số vi khuẩn như trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn bạch hầu, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella typhi, tụ cầu vàng và liên cầu khuẩn tán huyết.
  • Ngoài chất Tanin ra, thuốc còn có thành phần gây tiêu chảy ( laxative) như Đại hoàng trước gây tiêu chảy, tiếp theo lại có tác dụng thu liễm.
  • Chiết xuất cồn của thuốc có tác dụng chống co thắt ( antispasmodic) tương tự như papaverine.

Một số công dụng nổi bật dược liệu Kha Tử

Ở Ấn Độ, Trung Quốc, quả Kha tử được dùng với tác dụng nhuận tràng, lợi tiêu hóa, bổ và làm hồi phục sức khỏe. Thịt quả dùng làm thuốc đánh răng, chữa chảy máu và loét lợi. Quả Kha tử cũng được phối hợp với các dược liệu khác, sắc uống để điều trị rối loạn tiết niệu, táo bón, bệnh tim.

Nổi bật hơn cả mà Kha tử mang lại là khả năng trị viêm họng, khản tiếng. Tác dụng này thậm chí còn nhanh hơn đáng kể so với bất kỳ loại dược liệu khác.

Trị tiêu chảy trẻ em:

Tác giả Chu vĩnh Hậu dùng Kha tử, Phòng phong, Trần bì, Mạch nha đều 5 – 10g, Cát căn, Sơn tra đều 5 – 20g. Thương thực do ăn, bú cho thêm Kê nội kim 5 – 10g, Mộc hương 3 – 5g; thấp nhiệt nặng gia Hoàng cầm, Trần bì đều 5 – 10g; Tỳ hư gia Ô dược 5 – 10g, Túc xác 3 – 5g. Trị 230 ca khỏi 227 ca, không kết quả 3 ca ( Báo Trung y dược Cát lâm 1983,1:25).

Trị tiêu chảy, lî mạn tính:

  • Kha lê lặc tán: Kha tử lượng vừa đủ, nướng giòn tán bột mịn, mỗi lần uống 4 – 6g, ngày 2 lần với nước cơm.
  • Kha tử tán: Kha tử 10g, Hoàng liên, Mộc hương đều 5g làm thuốc tán, mỗi lần uống 3 – 6g, ngày 3 lần với nước sôi nguội.
  • Kha tử bì tán: Kha tử, Quất bì đều 10g, Cù túc xác 6g, Can khương 5g, làm thuốc bột mỗi lần uống 5 – 10g, ngày uống 3 lần với nước sôi nguội. Trị chứng tả lî thiên hàn.
  • Kha tử 12 quả, 6 quả để sống, 6 quả nướng bỏ hạt sao vàng tán nhỏ. Nếu lî ra máu dùng nước sắc Cam thảo uống thuốc; nếu lî ra mũi dùng uống với nước Chích thảo.

Trị ho lâu ngày mất tiếng:

  • Kha tử thanh ẩm thang: Kha tử, Cát cánh đều 10g, Cam thảo 6g sắc uống.
  • Kha tử, Đảng sâm đều 4g sắc với 400ml nước cô đặc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.

Kha tử còn kết hợp với Nhân sâm, Ngũ vị, Cáp giới để trị chứng ho suyễn lâu ngày do phế hư; trường hợp kèm mất tiếng dùng Kha tử phối hợp với Cát cánh, Sinh Cam thảo, Sơn đậu căn sắc uống.

kha tu
Quả Kha Tử khô

Liều lượng thường dùng và chú ý:

  • Liều 3 – 10g cho uống thuốc thang hoặc thuốc tán.
  • Trường hợp dùng để trị tiêu chảy nên dùng Kha tử nướng, trường hợp ho mất tiếng nên dùng Kha tử sống, nếu là quả Kha tử xanh tác dụng càng hay.
  • Trường hợp bệnh nhân có triệu chứng thấp nhiệt tích trệ không nên dùng độc vị Kha tử.

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img