Mộc Qua

Mộc qua là quả chín già phơi khô của cây mộc qua (Chaenomeles lagenaria (Lois) Koidz.), thuộc họ hoa hồng (Rosaceae). Bộ phận dùng làm thuốc là quả chín. Mộc qua chứa đường (fructose, glucose, sacrose, sorbitol…), các acid hữu cơ (acid glutamic, acid malic, citrric…), saponin, tanin, flavonoid…

Dược liệu Mộc Qua

  1. Tên khoa học: Fructus Chaenomelis speciosae
  2. Tên gọi khác: tây mộc qua
  3. Tính vị, quy kinh: chua, ấm . Vào các kinh tỳ, vị, can, phế.
  4. Bộ phận dùng: quả chín
  5. Đặc điểm sản phẩm: Quả thuôn dài, bổ dọc thành hai nửa đối nhau. Mặt ngoài màu đỏ tía hoặc nâu đỏ, có nếp nhăn sâu, không đều; mép mặt bổ cong vào phía trong, cùi quả màu nâu đỏ, phần giữa lõm xuống, màu vàng nâu. Hạt dẹt hình tam giác dài, thường rơi ra ngoài; mặt ngoài hạt nhẵn bóng. Chất cứng, mùi thơm nhẹ, vị chua, hơi chát.
  6. Phân bố vùng miền:
    – Thế giới: Trung Quốc như Hà Nam, Giang Tô, An Huy, Sơn Đông, Triết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Tứ Xuyên.
    – Việt Nam: chưa có
  7. Thời gian thu hoạch: mùa hạ và mùa thu

I. THÔNG TIN CHI TIẾT

1. Mô tả thực vật

Cây sống lâu năm, cao 5-10m. Cành non hơi có lông, lá đơn hình trứng dài 5- 8mm, rộng 3-5mm, màu xanh bóng, mép lá răng cưa nhỏ đều. Hoa đơn độc mọc ở đầu cành cùng lúc lá non mới trổ (vào khoảng tháng 4-5). Quả hình trứng dài 10-15cm, thịt xốp màu vàng nâu, có mùi thơm, nhân cứng rắn.

Dược liệu Mộc Qua
Dược liệu Mộc Qua

2. Phân bố

  • Thế giới: Mọc ở các tỉnh Hồ Bắc, Giang Tô, Giang Tây (Trung Quốc).

3. Bộ phận dùng

Quả chín đã chế biến, phơi hay sấy khô của cây Mộc qua, Chaenomeles speciosa (Sweet) Nakai, họ Hoa hồng (Rosaceae).

4. Thu hái, chế biến và bảo quản

  • Thu hái: Thu hoạch vào mùa hạ hoặc mùa thu. Hái lấy quả màu vàng hơi xanh lục, luộc đến khi vỏ ngoài biến thành màu trắng hơi xám, vớt ra bổ đôi dọc quả và phơi khô.
  • Chế biến: Rửa sạch, ủ mềm hay đồ kỹ rồi thát lát mỏng và phơi khô.
  • Bảo quản: Nơi khô, tránh ẩm và mốc mọt.

5. Mô tả dược liệu Mộc Qua

Quả thuôn dài, bổ dọc thành hai nửa đối nhau, dài 4 – 9 cm, rộng 2 – 5 cm, dày 1 – 2,5 cm. Mặt ngoài màu đỏ tía hoặc nâu đỏ, có nếp nhăn sâu, không đều; mép mặt bổ cong vào phía trong, cùi quả màu nâu đỏ, phần giữa lõm xuống, màu vàng nâu. Hạt dẹt hình tam giác dài, thường rơi ra ngoài; mặt ngoài hạt nhẵn bóng. Chất cứng, mùi thơm nhẹ, vị chua, hơi chát.

Mộc Qua

6. Thành phần hóa học

  • Saponin, Fructose, Acid Citric, Flavone, Tartaric acid, Tannin (Trung Dược Học).
  • Saponin 2%, Tartaric acid, Citric malie, Tanin và Flavonozid (Viện Y Học Bắc Kinh).
  • Malic acid, Tartaric acid, Citric acid (Nan Ba Hằng Hùng, Sinh Dược Học Khảo Luận, Nhật Bản Nam Giang Đường 1990 : 289).
  • Oleanolic acid (La Cảnh Phương, Trung Thảo Dược 1983, 14 (11) : 528).

7. Phân biệt thật giả

8. Công dụng – Tác dụng

  • Tác dụng: Bình can dương, thư cân, hoà vị, hoá thấp.
  • Công dụng: Chủ trị: Phong hàn thấp tý, thắt lưng gối nặng nề đau nhức, cân mạch co rút, hoắc loạn, chuột rút, cước khí.

9. Cách dùng và liều dùng

Ngày dùng 6 – 9 g, phối hợp trong các bài thuốc.

10. Lưu ý, kiêng kị 

….

11. Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Mộc Qua

Trị hoắc loạn chuyển gân:

  • Mộc qua 30g, rượu 1 lít, sắc uống. Nếu không uông được rượu thì sắc với nước uống. Ngoài ra nấu Mộc qua lấy nước ngâm chân (Thánh Huệ Phương).

Trị tạng Thận hư hàn, khí công lên bụng, sườn, chướng đầy, đau:

  • Mộc qua to 30 trái, bóc bỏ vỏ và hạt (rỗng ruột). Lấy bột Cam cúc hoa, bột Thanh diêm đều 480g. nấu chung cho nhừ thành cao. Cho vào 480g Ngải nhung, trộn thành cao, làm thành viên, to như hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 30 viên, ngày 2 lần (Thánh Tế Tổng Lục).

Trị gáy cứng, gân co rút không thể cử động được, đó là do tạng Thận và Can bị phong vậy:

  • Mộc qua 2 quả, khoét bỏ lõi, hột, lấy 60g Một dược, 7,5g Nhũ hương, trộn đều, cho vào trong quả Mộc qua, buộc chặt, hấp trong nồi cơm 3-4 lần, rồi nghiền nát thành cao. Mỗi lần dùng 9g, sắc với 100ml nước Sinh địa và 400ml rượu, uống nóng (Bản Sự Phương).

Trị cước khí:

  • Mộc qua, cắt vụn, cho vào túi, lấy chân đạp lên. Có người bị cước khí, gân co, chân sưng, nhân khi đi thuyền, lấy chân gác lên một bao tải, tự nhiên thấy nhẹ đai, đau giảm, liền hỏi lái đò trong bao tải đựng cái gì? Lái đò trả lời rằng đó là Mộc qua của vùng Tuyên châu. Khi về nhà, người này bắt chước cho Mộc qua vào bao, thay dùng liên tục thì khỏi bệnh (Danh Y Lục Phương).

Trị trĩ hoa sen:

  • Mộc qua tán nhuyễn, hoà với nhớt trên thân con Lươn, bôi vào, lấy giấy băng lại (Y Lâm Tập Yếu).

Trị gân chân co rút gây đau:

  • Mộc qua vài quả, lấy rượu và nước đều một nửa, nấu nhừ thành cao. Lúc còn âm ấm, đắp lên chỗ đau, buộc lại, khi nguội lại thay miếng khác.mỗi ngày 3-5 lần (Thực Liệu Bản Thảo).

Trị thổ tả không cầm, chân tay co rút, ngực bứt rứt khó chịu:

  • Mộc qua, Hồi hương, Ngô thù du, Cam thảo. Tán bột. Lấy Sinh khương, Tử tô, sắc lấy nước uống với thuốc bột (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Trị tê thấp cước khí, chân đau do chấn thương:

  • Mộc qua , Ngũ gia bì đều 40g, Uy linh tiên 20g, tán nhuyễn. Mỗi lần uống 10g, với rượu (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Trị viêm ruột cấp, nôn mửa, cẳng chân co giật, ngực đầy tức:

  • Mộc qua, Ngô thù, Hồi hương, Sinh khương, Tía tô đều 6g. Sắc uống (Mộc Qua Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị viêm gan cấp, vàng da:

  • Mộc qua chế thành dạng trà hãm nước sôi uống. Mỗi lần 1~2 bao, (mỗi bao có 5g thuốc sống tương đương), ngày 3 lần. Đặng Trí Mẫn trị 70 ca có kết quả tốt (Phúc Kiến Trung Y Dược 1987, 2 : 14).

Trị lỵ trực khuẩn cấp:

  • Mộc qua chế thành viên, mỗi lần uống 5 viên (mỗi viên  0,25g tương đương 1,13g thuốc sống, ngày 3 lần. 5~7 ngày là một liệu trình. Quách Thành Lập và cộng sự đã dùng trị 107 ca, tỉ lệ khỏi là 85,8%, tỉ lệ có kết quả 96,28% (Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1984, 11 : 689).

Mộc qua thang trị đau dạ dày:

Mộc qua 20g, ngô thù 8g, hồi hương 8g, gừng tươi 8g, tía tô 8g. Sắc uống. Trị viêm dạ dày, viêm ruột cấp tính, nôn mửa, tiêu chảy, co thắt cơ ruột gây nôn.

Món ăn thuốc có mộc qua:

Lươn hầm mộc qua: mộc qua 12g, lươn 200g, rau bí ngô 50g; hành, gừng tươi và gia vị thích hợp. Lươn làm sạch cắt đoạn, mộc qua rau bí dùng vải xô gói lại, thêm gừng hành tươi; hầm chín, cho gia vị vừa ăn, ăn khi nóng. Ngày 1 lần. Dùng 5 – 7 ngày là một liệu trình. Thích hợp cho người bị chảy mủ tai, đầy bụng tiêu chảy.

Cháo mộc qua: mộc qua 20g, gạo 50g. Nấu mộc qua với 200ml nước còn 100ml, cho gạo và thêm 300ml nước nấu thành cháo loãng, thêm đường trắng vừa ăn, ăn nóng; ngày 2 – 3 lần. Dùng cho người bị tiêu chảy do nắng nóng ẩm thấp, co giật tay chân phù chân, các chứng phong hàn thấp tý.

II. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU

1. Bột

Bột màu nâu tía. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh biểu bì tế bào hình chữ nhật. Mảnh mô mềm tế bào hình nhiều cạnh, rải rác có tế bào mô cứng. Tế bào mô cứng đứng riêng hay họp thành từng đám, màu vàng, hình trái xoan, thành dày, có ống trao đổi rõ. Mảnh mạch mạng. Tinh thể calci oxalat hình khối chữ nhật.

2. Định tính

A. Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 10 ml ethanol 70% (TT), đun hồi lưu trên cách thủy 1 giờ, lọc, được dịch lọc A dùng để làm các phản ứng sau:

Lấy 2 ml dịch lọc A, bốc hơi trên cách thủy đến cắn khô, thêm 1 ml anhydrid acetic (TT) và 1 ml cloroform (TT), khuấy kỹ và lọc vào một ống nghiệm khô. Cho thận trọng dọc theo thành ống nghiệm khoảng 1 ml acid sulfuric (TT), ở giữa hai lớp dung dịch sẽ xuất hiện vòng màu đỏ tím, lớp dung dịch phía trên có màu xanh lục.

Nhỏ vài giọt dịch lọc A lên một miếng giấy lọc, để khô rồi quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm sẽ thấy vết huỳnh quang xanh nhạt sáng.

Nhỏ chồng lên vết dịch lọc này 1 – 2 giọt dung dịch nhôm clorid 1% trong methanol (TT), để khô rồi quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm sẽ thấy vết huỳnh quang xanh lục sáng.

B. Sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)

Bản mỏng: Silica gel G

Dung môi khai triển: Ethyl acetat – acid formic – nước (8 : 1,5 : 1).

Dung dịch thử: Lấy khoảng 1 ml dịch lọc A, cô trên cách thủy đến cắn khô, thêm vào cắn 1 ml methanol (TT).

Dung dịch đối chiếu: Dùng 1 g bột Mộc qua (mẫu chuẩn), chiết như mẫu thử.

Cách tiến hành: Trên một bản mỏng chấm riêng biệt 10 μl mỗi dung dịch trên. Sau khi khai triển xong, lấy bản mỏng ra, để khô ngoài không khí sau đó phun dung dịch nhôm clorid 1% trong methanol (TT). Để khô bản mỏng và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Trên sắc ký đồ, dung dịch thử phải cho các vết cùng màu và cùng giá trị Rf so với các vết của dung dịch đối chiếu.

3. Các chỉ tiêu đánh giá khác

Độ acid

Lấy 5 g bột dược liệu, thêm 50 ml nước, lắc mạnh, để lắng 1 giờ, lọc lấy dịch lọc, tiến hành thử độ pH (Phụ lục 6.2), pH phải từ 3 đến 4.

Độ ẩm

Không quá 12% (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 oC, 4 giờ)

Tạp chất

Không quá 1% (Phụ lục 12.11)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img