Dược liệu Ngũ Gia Bì Gai
- Tên khoa học: Cortex Acanthopanacis trifoliati
- Tên gọi khác: tam gia bì, tam diệp ngũ gia
- Tính vị, quy kinh: Cay, đắng, ấm. Vào các kinh can, thận.
- Bộ phận dùng: vỏ rễ, vỏ thân
- Đặc điểm sản phẩm: Mảnh vỏ cuộn hình lòng máng, dài 10 – 20 cm, chiều rộng 0,5 – 1 cm, dày khoảng 1 – 3 mm. Mặt ngoài có lớp bần mỏng, màu vàng nâu nhạt có nhiều đoạn rách nứt, để lộ lớp trong màu nâu thẫm. Mặt cắt ngang lởm chởm. Chất nhẹ, giòn, hơi xốp. Mùi thơm nhẹ.
- Phân bố vùng miền:
– Thế giới: vùng Viễn Đông Nga, Triều Tiên, Trung Quốc, Đông Nam Á.
– Việt Nam: Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Hòa Bình, Nghệ An, Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi - Thời gian thu hoạch: mùa hạ, mùa thu
I. THÔNG TIN CHI TIẾT
1. Mô tả thực vật Ngũ Gia Bì Gai
Cây bụi nhỡ, cao 1 – 7m, mọc dựa. Cành vươn dài có gai. Lá kép chân vịt, mọc so le, gồm 3 – 5 lá chét, thường là 3, hình bầu dục hoặc thuôn, gốc tròn, đầu nhọn, dài 5 – 8cm, rộng 2 – 4cm, lá chét giữa lớn hơn, mép khía răng to, gân lá có gai, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng; cuống lá kép dài 4 – 7cm, có gai.
Cụm hoa mọc ở đầu cành, gồm 3 – 10 tán, có cuống dài 3 – 4cm; hoa nhỏ, mẫu 5, màu trắng đục, lá đài không rõ; cánh hoa hình tam giác; nhị 5, chỉ nhị mảnh; bầu hạ, 2 ô.
- Quả mọng, hình cầu dẹt, mang vòi tồn tại, đường kính khoảng 2,5mm, khi chín màu đen, có 2 hạt.
- Toàn cây có tinh dầu thơm.
- Mùa hoa: tháng 9 – 11; mùa quả: tháng 12 – 1
2. Phân bố
- Thế giới: vùng Viễn Đông Nga, Triều Tiên, Trung Quốc, Đông Nam Á.
- Việt Nam: Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Hòa Bình, Nghệ An, Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
3. Bộ phận dùng Ngũ Gia Bì Gai
Vỏ rễ và vỏ thân đã phơi hay sấy khô của cây Ngũ gia bì gai (Acanthopanax trifoliatus (L.) Merr.), họ Nhân sâm (Araliaceae).
4. Thu hái, chế biến và bảo quản Ngũ Gia Bì Gai
- Thu hái: Thu hoạch vỏ rễ, vỏ thân vào mùa hạ, mùa thu.
- Chế biến: Ủ cho thơm, phơi trong bóng râm, chỗ thoáng gió hoặc sấy nhẹ ở 50 oC đến khô.
- Bảo quản: Để nơi khô, mát.
5. Mô tả dược liệu Ngũ Gia Bì Gai
Mảnh vỏ cuộn hình lòng máng, dài 10 – 20 cm, chiều rộng 0,5 – 1 cm, dày khoảng 1 – 3 mm. Mặt ngoài có lớp bần mỏng, màu vàng nâu nhạt có nhiều đoạn rách nứt, để lộ lớp trong màu nâu thẫm. Mặt cắt ngang lởm chởm. Chất nhẹ, giòn, hơi xốp. Mùi thơm nhẹ.
6. Thành phần hóa học Ngũ Gia Bì Gai
- Vỏ rễ và vỏ thân ngũ gia bì gai chứa acid 3a, 11a – dihydroxy – 23 – oxylup – 20 – en – 28 – oic, acid 24 – nor – 11a – hydroxy – 3 – oxolup – 20 – en – 28 – oic, acid 24 – nor – 3a, 11a – hydroxylup – 20 – en – 25 – oic.
- Lá chứa acid 3a – 11a – dihydroxylup – 20 – en – 28 – oic và acid 3a, 11a – 23 trihydroxylup – 20 – en – 28 oic. Ngoài ra còn có nevadensin, taraxerol và taraxerol acid acetic ester.
- Lá và cành còn chứa tinh dầu gồm hơn 60 thành phần, trong đó các chất chính là a – pinen, sabinen, terpinen – 4 ol, b – pinen và p. cymen.
7. Phân biệt thật giả
..chưa có..
8. Công dụng – Tác dụng Ngũ Gia Bì Gai
- Tác dụng: Khử phong, chỉ thống, dưỡng huyết
- Công dụng: Chủ trị: Đau lưnglưng gối xương khớp, co duỗi khó khăn, khí huyết hư, di tinh, liệt dương, tiểu tiện bí gây phù nề.
9. Cách dùng và liều dùng Ngũ Gia Bì Gai
Ngày 6 – 12 g, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu.
10. Lưu ý, kiêng kị Ngũ Gia Bì Gai
..
11. Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Ngũ Gia Bì Gai
- Chữa đau khắp mình mẩy, đau lưng, đau xương:
Ngũ gia bì thái nhỏ sao vàng 100g, rượu trắng 30° một lít, ngâm trong 10 – 15 ngày, thỉnh thoảng lắc đều. Ngày uống một cốc con chừng 30ml vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Chữa chứng kê trảo phong, tay run rẩy không cầm nắm được, miệng lập cập:
Ngũ gia bì gai 30g; ngưu tất, thạch hộc mỗi vị 24g; nhục quế (bỏ vỏ ngoài) 6g; gừng khô 3g. Sắc uống (Nam dược thần hiệu).
- Chữa bạch đới, kinh nguyệt khó khăn:
Rễ ngũ gia bì gai 9g, hồng ngưu tất 6g. Sắc nước uống (Giang tây thảo dược thủ sách)
- Chữa thổ huyết lao thương:
Rễ ngũ gia bì gai, ngưu tất, chu sa liên, tiểu huyết đằng, mỗi vị 9g. Ngâm rượu uống ngày 2 lần, mỗi lần 25 – 30ml (Quý Châu thảo dược – Trung Quốc)
II. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU
1. Vi phẫu
Lớp bần gồm nhiều hàng tế bào hình chữ nhật, xếp chồng lên nhau thành dãy xuyên tâm đều đặn. Tầng phát sinh bần lục bì gồm một lớp tế bào hình chữ nhật. Mô mềm có tế bào thành mỏng, hình dạng méo mó. Trong mô mềm vỏ rải rác có ống tiết và tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Sợi mô cứng xếp thành từng đám rải rác theo một vòng không liên tục giữa ranh giới mô mềm và libe. Vùng libe dày có các tia tuỷ xuyên tâm. Tầng sinh libe-gỗ.
2. Bột
Nhiều tế bào mô cứng hình chữ nhật hoặc hình nhiều cạnh màu vàng nhạt, thành rất dày, ống trao đổi rõ, đứng riêng lẻ hoặc tụ lại từng đám. Sợi thành dày, có ống trao đổi rõ. Mảnh bần với tế bào hình nhiều cạnh, thành dày, màu vàng nhạt. Tế bào mô mềm hình nhiều cạnh, thành mỏng, chứa nhiều hạt tinh bột nhỏ hình nhiều cạnh, đơn hoặc kép. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai, có đường kính 12 – 40 m.
3. Định tính
Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel G
Dung môi khai triển: n – butanol – ethanol – dung dịch amoniac (7 : 2 : 5).
(Pha dung dịch amoniac: Trộn 1 thể tích amoniac đậm đặc (TT) với 3 thể tích nước).
Dung dịch thử: Ngâm 0,5 g bột dược liệu với 5 ml ethanol 80% (TT), đun trong cách thủy khoảng 15 phút, lọc lấy phần dịch trong.
Dung dịch đối chiếu: Hoà tan acid oleanolic trong cloroform (TT) để được dung dịch chứa 0,5 mg/ml.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 l dung dịch thử và 10 l dung dịch đối chiếu. Sau khi triển khai khoảng 12 cm, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng. Phun dung dịch vanilin 1% (TT) trong hỗn hợp cùng thể tích methanol (TT) và acid phosphoric đậm đặc (TT). Sấy bản mỏng ở 120 oC khoảng 5 phút, xuất hiện 3 vết màu tím trong đó có 1 vết cùng màu và cùng Rf với vết của acid oleanolic.
4. Các chỉ tiêu đánh giá khác
Độ ẩm
Không quá 12% (Phụ lục 12.13). Dựng 10 g dược liệu đó cắt nhỏ.
Tro toàn phần
Không quá 6,5% (Phụ lục 9.8).
Tro không tan trong acid
Không quá 4% (Phụ lục 9.7)
Tạp chất
Không quá 1% (Phụ lục 12.11)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006
- Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010
- Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006
- Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006