Hạt Óc Chó

Dược liệu: Quả Óc Chó

  1. Tên khoa học: Juglans regia L.
  2. Tên gọi khác: Hạnh đào, hoàng đào, cát tuế tử, phan la tư, hồ đào
  3. Tính vị, quy kinh: Vị ngọt, tính ôn, không độc. Quy kinh: phế, thận
  4. Bộ phận dùng: Quả
  5. Đặc điểm dược liệu: Quả hình cầu, vỏ cứng. Nhân chia thành 4 thùy, nhiều rãnh nhăn nheo trông như óc chó.
  6. Phân bố vùng miền: Việt Nam (Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng), TQ, Châu Âu
  7. Thời gian thu hoạch: Thu nhân từ tháng 9 – 10

I. THÔNG TIN CHI TIẾT 

1.Mô tả thực vật Quả Óc Chó

Cây Óc Chó – Cây to, sống lâu năm, cao đến 20m rụng lá về mùa đông. Vỏ thân màu xám tro, có vết nứt dọc song song. Lá kép lông chim, mọc so le, không có lá kèm, thường 5 – 9 lá chét hình trứng, to dần về phía đầu, gốc tròn, đầu hơi nhọn, mép nguyên không cuống hình trứng thuôn, hai mặt nhẵn hoặc có ít lông ở gân chính mặt dưới,  khi vò ra có mùi thơm đặc biệt; cuống dài.

Cây Óc Chó
Cây Óc Chó

Hoa đơn tính, cùng gốc,màu lục vàng, kèm lá bắc sớm rụng. Hoa đực mọc ở kẽ những lá đã rụng  , tụ họp thành hình đuôi sóc rủ xuống; mỗi hoa ở một kẽ lá bắc, kèm thep có 2 lá con. Nhị 10 – 20, có chỉ nhị ngắn, đỉnh có bao phấn 2 ngăn quay vào trong. Hoa cái mọc đơn độc, thưa hoặc mọc 2 -3 cái ở đầu cành. Lá đài và cánh hoa rất nhỏ, bao gồm 4 – 6 vẩy, bầu hạ, vòi nhụy ngắn. Bầu 1 ngăn,  có 1 tiểu noãn mọc thẳng. Có 4 vách giả chia bầu thành 4 ngăn giả.Quả hạch, có vỏ mẫm, đường kính 3 – 4cm. Vỏ dày và có phần hóa gỗ, nhân nguyên ở phía trên, chia làm 4 thùy nhân có nhiều rãnh nhăn nheo trông như khối óc chứa nhiều chất béo.Mùa hoa: mùa hạ tháng 3 -5, quả chín vào các tháng 9 – 10

2. Phân bố:

  • Thế giới: Phân bố rải rác ở vùng ôn đới ẩm và vùng nhiệt đới núi cao. Cây óc chó có nguồn gốc từ vùng Himalaya (Ấn Độ, Trung Quốc), cây du nhập sang Nam Âu. Mọc hoang ở những nước vùng đông nam châu Âu tới tận Nhật Bản. Hiện được trồng ở những nước ôn đới châu Âu, tại Trung Quốc.
  • Việt Nam: Di thực, được trồng ở một số tỉnh như Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn.
  • Cây thích nghi với điều kiện khí hậu mát và ẩm quanh năm.

3. Bộ phận dùng

  • Hạt, lá và vỏ quả, màng ngăn cách trong nhân

4. Thu hái, chế biến và bảo quản Quả Óc Chó

Muốn hái lá thường hái suốt mùa hạ, tốt nhất vào các tháng 6 – 7. Chọn những lá xanh tốt, thường chỉ hái lá chét, hoặc hái toàn lá, sau đó lọc lấy lá chét, phơi thành lớp mỏng cho đến khô để khỏi phải đảo luôn. Không dùng những lá rụng hoặc lá thu hái vào mùa thu. Thường người ta hay dùng lá tươi làm thuốc vì hoạt chất còn nguyên vẹn, giã ép lấy nước. Lá phơi khô bảo quản cẩn thận có màu lục, mùi thơm, vị đắng, chát. Nếu dùng nhân thì đợi các tháng 9 – 10 khi quả chín hái về, bóc lấy vỏ ngoài, phơi khô, gọi là thanh long y.Hạch gồm nhân và vỏ cứng phơi khô gọi là hồ đào. Lấy quả hạch, đập lấy nhân phơi khô gọi là hồ đào nhân và phần vách gọi là phân tâm mộc phơi hay sấy kh

5. Thành phần hóa học Hạt Óc Chó

  • Nhân quả chứa protein, dầu mỡ, carbonhydrat, chất xơ, chất vô cơ (Na, Ca, K, Mg, Fe, Cu, P, S, Cl, As, Zn, Co, Mn). Ngoài ra còn có lecithin, globulin trong đó có cystin, tryptophan.
  • Quả chưa chín chứa nhiều acid ascorbic
  • Bộ phần khác của cây chứa α – hydrojuglon glycoside. Chấy này thủy phân cho glucose và α – hydrojuglon, chất béo (acid palmitic, acid stearic, acid oleic, acid linoleic, acid linolenic), protein, carbonhydrat, chất xơ, Ca, P, Fe
  • Bột vỏ quả còn chứa lignin, furfural, pentosane, methylhydroxylamin, đường, tinh bột
  • Lá chứa nhiều acid ascorbic
  • Vỏ thân và vỏ quả, lá chứa nhiều tannin

6. Tác dụng – công dụng Hạt Óc Chó

  • Hồ đào nhân: Bổ gan, thận, bền lưng, gối, cố thận, sáp tinh, liễm phế, chữa ho, trừ đờm, làm thuốc bổ, tu dưỡng, ăn vào béo người, nhuận da, đen tóc, lợi tiểu tiện, chữa 5 chứng trĩ. Dùng cho người lao lực sinh ho, hen, suyễn, đau lưng mỏi gối, chân yếu, thuốc dưỡng da đen tóc, lợi tiểu
  • Óc chó là thuốc săn da, sát trùng, khử lọc máu

7. Cách dùng và liều dùng.

  • Ngày uống 10 – 20 g nhân dạng thuốc sắc hoặc viên.
  • Dầu óc chó bôi ngoài chữa bỏng, lở chàm và nhuộm tóc đen
  • Lá hồ đào pha như pha trà: 20g trong 1 lít nước uống trong hay sắc 50% để súc miệng, thụt âm đạo, chữa khí hư.
  • Juglon: 0.5g juglon trong 100ml clorofor trộn với vaselin.

Một số bài thuốc từ Hạt Óc Chó

  • Bài 1: Chữa người già yếu ho, khó ngủ

Hạt Óc chó (bỏ vỏ), hạnh nhân (bỏ vỏ và đầu nhọn), gừng tươi, mỗi vị 40g, giã nát trộn đều làm viên to bằng hạt ngô. Mỗi tối trước khi ngủ uống 1 – 2 viên, dùng nước gừng chiêu thuốc

  • Bài 2: Thuốc bổ, chữa đau lưng, mỏi gối

Nhân hạt óc chó 30g, bổ cốt chị, đổ trong mỗi vị 100g, giã nhỏ chế thành viên. Mỗi lần uống 5g, ngày 3 lần

  • Bài 3: Chữa thận lạnh, đau buốt ngang lưng, mệt mỏi, liệt dương, đái són, đái dắt, tiết tinh

Nhân hạt óc chó 12g, ba kích 10g, ích trí nhân, ô được, cẩu tích mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang

  • Bài 4: Chữa khí hư

Lá óc chó tươi, sao vàng, sắc với nước (50 g lá / lít), dùng thụt rửa âm đạo

  • Bài 5: Chữa trẻ con chốc đầu

Óc chó (cả vỏ) thiêu tốn tính để nguội, thêm nửa phần khinh phấn, trộn đều, tán nhỏ, hòa với dầu thầu dầu bôi lên chỗ chốc đầu đã rửa sạch bằng nước trầu không hay nước bạch đồng nữ

  • Bài 6: Chữa vết thương đau nhức

Nhân hạt óc chó giã nhỏ hòa với rượu sống và giã lá tươi vỏ quả đắp ngoài

  • Bài 7: Chữa hen suyễn ở người cao tuổi và đái ra cát sỏi

Nhân hạt óc chó, giã, nấu cháo ăn thường xuyên

  • Bài 8: Thanh nga hoàn làm thuốc bổ, chữa đau lưng, mỏi gối (Hoàn hán cục phương)

Hồ đào nhân 30g nhân, bổ cốt chị 100g, đỗ trọng 100g, tất cả giã nhỏ chế thành viên mỗi ngày 3 lần ,mỗi lần 5g

  • Bài 9: Đơn thuốc chữa người già yếu, ho, khó thở, ngủ không được

Hồ đào bỏ vỏ, hạnh nhân bỏ vỏ, và đầu nhọn, sinh khương mỗi vị 40g, giã nát, dùng mặt viên to bằng hạt ngô, buổi tối trước khi ngủ ngậm 1 -2 viên, dùng nước gừng mà ngậm chung

hạt óc chó

Thêm một số công dụng với bài thuốc từ Hạt Óc Chó – Hồ Đào

  • Hồ đào hoàn trị bách bệnh: Bổ huyết, tủy, mạnh gân cốt, sống lâu, sáng mắt, nhuận cơ thể: hồ đào nhục 160g, bột bổ cốt chỉ 160g, đỗ trọng 160g, tỳ giải 160g. Tán nhỏ viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 50 viên lúc đói với nước muối nhạt.
  • Trị sau đẻ khí suyễn: Hồ đào nhục 16g, nhân sâm 16g, nước vừa đủ sắc còn 1/2, uống lúc sáng sớm.
  • Làm chắc răng, đen tóc: Hồ đào nhân sao qua, xuyên bối mẫu lượng bằng nhau. Tán nhỏ dùng hằng ngày 10 – 15g với nước ấm.
  • Trị băng huyết không ngừng: Hồ đào nhục 50 quả sao tồn tính uống hết 1 lần, cho kết quả tốt.
  • Trị đái buốt, đái có sỏi: Hồ đào nhục 100g, gạo 100g nấu cháo ăn là khỏi.
  • Trị cảm phong hàn người nóng không mồ hôi, đau đầu: Hồ đào nhục, trà búp, hành, gừng sống, lượng bằng nhau, giã dập. Sắc nước uống, đắp chăn ra mồ hôi là khỏi.
  • Trị người già ho suyễn, khí đoản, ngủ không yên: Hồ đào nhục bỏ vỏ 40g, gừng sống 40g, hạnh nhân (bỏ vỏ, đầu nhọn) 40g. Nấu cô thành cao cho mật ong hoàn viên như quả táo ta. Mỗi lần nhai 1 viên, uống với nước gừng.
  • Trị mắt mờ: Đúng giờ ngọ (12 giờ trưa) ăn no quả hồ đào, uống với nước mưa. Đi nằm thấy trong mũi có mùi tanh là đủ.
  • Trị lỵ ra máu không ngừng: Hồ đào nhân 7 quả, chỉ xác 7 quả, bồ kết 1 quả, dùng nồi đất sao tồn tính, rồi nghiền nhỏ, chia 8 lần uống. Tối đi ngủ uống 1 lần, nửa đêm 1 lần, sáng 5 giờ 1 lần. Sắc nước kinh giới uống với thuốc.
  • Trị tâm khí đau gấp: Hồ đào 1 quả (gói giấy nướng chín), táo 1 quả (bỏ hạt), nhai nuốt với nước gừng.
  • Trị tiêu tràng khí thống (đau khí): Hồ đào 1 quả sao cháy nghiền nhỏ, uống với rượu nóng.
  • Trị nhọt sưng, hậu bối, chưa có mủ: Hồ đào 10 quả nướng chín, bỏ vỏ, hoa hòe 40g nghiền nhỏ, trộn đều, uống với rượu nóng.
  • Trị râu không mọc: Hồ đào nhục 1 quả sao tồn tính, mỡ khô 2g nghiền nhỏ. Đun rượu với rau mùi lấy nước uống thuốc.
  • Chữa chốc đầu lâu không khỏi: Hồ đào có vỏ sao tồn tính úp chảo (nồi sao thuốc) xuống đất khử thô, tán nhỏ hòa với dầu vừng hoặc mỡ lợn đắp lên chốc lở.
  • Trị tai điếc, tai chảy nước: Hồ đào nhân sao, nghiền nhỏ, trộn với mật chó, nặn thành thỏi, gói vào bông, nhét vào lỗ tai điếc.
  • Trị ghẻ lở ngứa gãi: Dầu hạt hồ đào 1 quả, hùng hoàng 4g, lá ngải cứu 4g vò nát. Tất cả trộn đều, đắp, phết vào nơi ghẻ.

Tham khảo bài viết: Cách chọn & sử dụng Hạt Óc Chó tốt nhất

II. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU

1. Đặc điểm bột dược liệu Quả Óc Chó

Mảnh bần màu nâu, thành dày. Mảnh mô mềm gồm tế bào hình nhiều cạnh, thành mỏng, trong chứa các hạt tinh bột. Các hạt tinh bột nhỏ, hình đĩa, hình chuông hay hình đa giác, đường kính 2 – 25 mm, đứng riêng lẻ hay kép đôi, kép ba. Mảnh mạch mạng, mạch vạch. Tế bào mô cứng thành dày. Rải rác có tinh thể calci oxalat hình kim hay hình khối. Sợi dài.

2. Định tính

A. Cho khoảng 2 g bột dược liệu vào một bình nón có dung tích 50 ml, có nút mài, thấm ẩm bằng amoniac đậm đặc (TT). Sau 10 phút thêm 20 ml ether (TT), lắc đều, nút kín và để yên 30 phút, thỉnh thoảng lắc. Gạn lấy lớp ether, làm khan bằng natri sufat khan (TT), lọc và bốc hơi trên cách thuỷ tới khô. Hoà tan cắn với 5 ml dung dịch acid sulfuric loãng (TT).

Dung dịch chiết này để làm các phản ứng sau:

  • Lấy 1 ml dịch chiết, thêm 2 giọt thuốc thử Mayer (TT) sẽ xuất hiện tủa trắng
  • Lấy 1 ml dịch chiết, thêm 2 giọt thuốc thử Bouchardat (TT) sẽ xuất hiện tủa nâu.
  • Lấy 1 ml dịch chiết, thêm 2 giọt thuốc thử Dragendorff  (TT) sẽ xuất hiện tủa đỏ cam.
  • Lấy 2 ml dịch chiết đem cách thuỷ sôi trong 5 phút rồi cho vào vài tinh thể resorcin (TT), tiếp tục đun cách thuỷ trong 20 phút sẽ xuất hiện màu đỏ với huỳnh quang xanh.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng

  • Bản mỏng: Silica gel G
  • Dung môi khai triển: Cloroform – methanol (9 : 1).
  • Dung dịch thử: Lấy 2 g bột dược liệu, thấm ẩm bằng amoniac đậm đặc (TT), để yên 20 phút, chiết bằng cloroform (TT) trong bình Soxhlet đến kiệt alcaloid. Cất thu hồi dung môi. Cắn còn lại hoà tan trong 2 ml ethanol (TT), được dung dịch thử.
  • Dung dịch đối chiếu: Hoà tan aconitin chuẩn trong ethanol (TT) để được dung dịch có nồng độ 1 mg/ml.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 ml mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để bay hết hơi dung môi ở nhiệt độ phòng. Phun thuốc thử Dragendorff (TT). Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng màu và cùng giá trị Rf với vết aconitin của dung dịch đối chiếu.

3. Định lượng

Cân chính xác khoảng 10 g bột dược liệu đã xác định độ ẩm, cho vào bình nón có nút mài dung tích 250 ml. Thêm 50 ml hỗn hợp ether – cloroform (3 : 1) và 4 ml amoniac đậm đặc (TT). Đậy nút, lắc kỹ, để qua đêm, gạn, lấy dịch lọc. Cho vào bã 50 ml hỗn hợp ether – cloroform (3 : 1), lắc kỹ, để 1 giờ, lọc, thu dịch lọc. Rửa bã 4 lần, mỗi lần với 15 ml  hỗn hợp ether – cloroform (3 : 1), thu dịch rửa. Gộp dịch lọc và dịch rửa. Bốc hơi cách thuỷ ở nhiệt độ 50 – 60 oC. Hoà tan cắn bằng 5 ml ethanol (TT). Thêm chính xác 15 ml dung dịch acid sulfuric 0,02 N (CĐ) và 15 ml nước cất mới đun sôi để nguội, 3 giọt đỏ methyl (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,02 N (CĐ) đến khi xuất hiện màu vàng.

  • 1 ml dung dịch acid sulfuric 0,02 N tương đương với 12,9 mg alcaloid toàn phần tính theo aconitin (C34H47O11N).
  • Hàm lượng phần trăm alcaloid toàn phần (X%) của dược liệu khô kiệt tính theo công thức:
  • p: Khối lượng dược liệu khô kiệt (g).
  • n: Số ml dung dịch natri hydroxyd 0,02 N đã dùng.
  • Dược liệu phải chứa ít nhất 0,6% alcaloid toàn phần tính theo aconitin (C34H47O11N).

4. Tiêu chuẩn đánh giá khác

  • Độ ẩm: Không quá 13%.
  • Tro toàn phần: Không quá 10%.
  • Tạp chất: Không quá 1% .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006

Tham khảo thêm

Quả Trám

Quả Trám kho cá, thịt rát ngon & là món quê của miền núi phía Bắc. Ngoài ra Trám còn là vị thuốc quý... Trám...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
5
minutes
cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img