Quả Mơ

không chỉ trong đồ ăn thức uống mà còn là vị thuốc. Quả mơ có ăn tươi hoặc chế biến thành ô mai, ngoài là thực phẩm nó còn là thuốc.

cây mơ
Cây Mơ

Danh y Hải Thượng Lãn Ông đánh giá cao tác dụng của Ô mai. Ông viết “Ô mai có vị chua, tính liễm, có thể thăng, có thể giáng, giúp hạ khí, chỉ ho, có vai trò cốt yếu trong các bài thuốc chữa ho, nhất là chứng ho lâu ngày”.

Vì vậy, trong đông y, Ô mai thường được thêm vào các bài thuốc dùng để chữa các chứng ho dai dẳng lâu ngày, ho lâu năm, ho tái đi tái lại, dẫn tới đau họng, khản tiếng, tức ngực, bụng, mệt mỏi, suy kiệt…

  • Đông y gọi quả mơ là mai tử, vị chua, tính bình. Mai tử vào các kinh can, tỳ, phế, đại tràng.

Trong thịt quả mơ có nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin A và vitamin C, acid citric, đường, chất nhầy, muối khoáng. Bạch mai (mơ muối) có tác dụng cân bằng sự thẩm thấu giữa tế bào và máu, kích thích ăn ngon.

quả mơ

Cách dùng &Tác dụng của Quả Mơ

Từ quả mơ, người ta cũng chế biến thành Ô mai, vừa là món ăn, vừa là vị thuốc. Cách chế biến Ô mai như sau: Quả mơ chín vàng được thu hái, đem phơi trong mát đến héo. Sau đó cho vào vai ngâm với muối, theo tỉ lệ 1kg mơ: 300g muối. Sau 3 ngày, 3 đêm thì vớt ra, tiếp tục phơi trong mát đến khi da quả mơ săn lại, rồi tiếp tục đem ngâm với muối theo cách trên. Làm liên tục như vậy 6 – 7 lần, tới khi da quả mơ săn chắc, có các hạt muối trắng mịn kết tinh trên bề mặt. Khi đó, có thể cất ở nơi khô mát, đem dùng dần. Để chế biến thành món ăn ưa thích, Ô mai được gia giảm thêm gừng sao khô và bột cam thảo.

Nước quả mơ tươi pha đường hoặc nước mơ ngâm đường pha nước uống giải khát rất tốt, tăng sức bền bỉ, chống mệt mỏi, giảm mất mồ hôi, đỡ mệt mỏi, ăn ngon miệng, ít bị rối loạn tiêu hóa.

Rượu mơ cũng có tác dụng tương tự, giúp ăn ngon, tiêu cơm, thịt, chất béo và tăng thị lực, dùng vào mỗi bữa ăn với 1 chén con 25-30ml. Rượu mơ xanh, tính hàn, vị ấm, chữa kém ăn, bụng có giun. Vang mơ có thể uống gấp đôi.

Quả Mơ chế thành diêm mai, ô mai và rất nhiều loại mứt, kẹo ăn, ngậm cho thơm miệng khi bị ngứa họng, buồn nôn, ho, có đờm.

ô mai mơ gừng
Ô mai mơ Gừng
  • Chữa răng đau nhức: quả mơ chín giã nát đắp vào răng.
  • Đau bụng giun: 300g bạch mai, 3 thìa đường sắc nước uống.
  • Trúng phong, răng nghiến chặt, dùng ô mai đánh gió, chà răng.
  • Giải rượu: dùng mơ nấu với trà uống (rất hay).
  • Làm đẹp da, ở một số nước Âu Mỹ dùng thịt quả mơ phối hợp quả lê chế thành mặt nạ đắp mặt, cổ trước khi đi ngủ vài giờ làm mất hết nếp nhăn “da sẽ rất đẹp” (phương pháp của bà Barbara Liebhart Heinerman – Mỹ).
  • Mụn cóc (hạt cơm) trên da: ô mai 30g ngâm nước muối 24g (bỏ hạt) và ít giấm nghiền mịn đắp lên mụn cơm.
  • Rượu thanh mai (mơ xanh) chữa phong thấp (trong uống ngoài xoa) nôn mửa, đau bụng, phòng cảm nắng ra mồ hôi tay chân.
  • Giữ thức ăn khỏi ôi thiu vào mùa nóng nực, có tác dụng sát khuẩn và ký sinh vật.
  • Bạch mai có trong nhiều bài thuốc chữa cảm mạo, bệnh về hô hấp, đại tiện ra máu, kinh nguyệt ra nhiều, tiêu chảy phân nát, viêm kết tràng, sa hậu môn, ra mồ hôi nhiều, tiểu tiện không tự chủ, bệnh đái tháo đường, sỏi mật, viêm túi mật, bệnh khớp, thiếu máu, các bệnh về tai (ù tai).

Một số bài thuốc với Quả Mơ

  • Chữa ho lâu ngày: bạch mai 20g, cát cánh 10g, mạch môn 10g, cam thảo 5g, trần bì 10g, hoàng kỳ 20g, 2 bát nước sắc còn 1/2 bát, chia 2 lần uống trong ngày.
  • Đái tháo đường, không tự chủ được tiểu tiện: bạch mai, thục địa, hoài sơn, đan phiến, ngũ vị tử. Mỗi loại 10g. Nhục quế 2g. Sắc uống.
  • Sỏi mật, viêm đau túi mật: bạch mai, cam thảo chế, kim tiền thảo, hải kim sa, diên hồ tố, kê nội kim. Mỗi loại 15g sắc uống.
  • Đi lỏng dài ngày do tỳ hư: bạch mai, bạch truật, kha tử, đẳng sâm, mỗi loại 10g sắc uống.
  • Ra mồ hôi trộm: bạch mai, hoàng kỳ, ma hoàng căn, đương quy. Mỗi loại 10g sắc uống.
  • Miệng khô khát phiền nhiệt: bạch mai, thiên hoa phấn, ngọc trúc, thạch hộc. Mỗi loại 6g sắc uống.
  • Tẩy giun đũa: bạch mai 10g, xuyên tiêu 6g, gừng 3 lát sắc uống.
  • Ù tai (có tiếng vo ve trong tai): nghiền hay ép mấy nhân hạt mơ lấy ít dầu nhỏ vào lỗ tai (kinh nghiệm dân gian của Pháp).

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img