Tần Giao

Dược liệu Tần Giao

  1. Tên gọi khác: tần cửu, tần qua, tần giao, thanh táo, thuốc trặc, trường sơn cây.
  2. Tên khoa học: Radix Gentianae macrophyllae
  3. Bộ phận dùng: rễ
  4. Tính vị, quy kinh: Đắng, bình. Vào các kinh vị, đại tràng, can, đởm.
  5. Đặc điểm: Gentiana macrophylla: Rễ hình trụ, trên to, dưới nhỏ, xoắn vặn. Mặt ngoài màu vàng nâu hoặc màu vàng sáng, có nếp nhăn theo chiều dọc hoặc vặn. Chất cứng, giòn, dễ bị bẻ gẫy. Mùi đặc biệt, vị đắng, hơi chát.
    – Gentiana straminea: Rễ hơi hình nón, thường do mấy rễ nhỏ tụ lạ. Mặt ngoài màu nâu, thô, có vết nứt với lỗ vân dạng mạng lưới. Chất giòn, dễ bẻ gẫy
    – Gentiana dahurica: Rễ hơi hình nón hoặc trụ. Mặt ngoài có màu vàng nâu. Rễ chính thường là một rễ. Phần dưới của rễ thường phân nhánh.
  6. Phân bố vùng miền: Thế giới: Trung Quốc ( Quảng Đông, Đài Loan, Đông Bắc), Ấn Độ, Triều Tiên, Indonexia – Việt Nam: nhiều tỉnh ở nước ta.
  7. Thời gian thu hoạch: quanh năm, tốt nhất là tháng 7 – 8

I. THÔNG TIN CHI TIẾT:

1. Mô tả thực vật Tân Giao

tần giao

2. Phân bố:

  • Thế giới: Trung Quốc ( Quảng Đông, Đài Loan, Đông Bắc), Ấn Độ, Triều Tiên, Indonexia
  • Việt Nam: nhiều tỉnh ở nước ta.

3. Bộ phận dùng

Rễ đã được phơi hay sấy khô của một số loài Tần giao: Tần giao (Gentiana macrophylla Pall.,  Gentiana straminea Maxim., Gentiana dahurica Fisch.), họ Long Đởm (Gentianaceae).

4. Thu hái, chế biến và bảo quản:

Thu hái: Thu hoạch vào mùa xuân hoặc mùa thu, đào lấy rễ, rửa sạch.

  • Gentiana macrophylla, Gentiana straminea: Phơi mềm dược liệu, xếp đống cho ra mồ hôi và đến khi mặt ngoài có màu vàng đỏ hoặc vàng xám, lấy ra dàn mỏng phơi khô, hoặc không để đổ mồ hôi mà phơi khô ngay.
  • Gentiana dahurica: Gọt bỏ vỏ đen lúc còn tươi, phơi khô.

Chế biến: Lấy dược liệu, bỏ tạp chất, rửa sạch ủ mềm, thái lát dày, phơi khô.

Bảo quản: Để nơi khô.

5. Mô tả dược liệu Tần Giao

  • Gentiana macrophylla: Rễ hình trụ, trên to, dưới nhỏ, xoắn vặn, dài 10 – 30 cm, đường kính 1 – 3 cm. Mặt ngoài màu vàng nâu hoặc màu vàng sáng, có nếp nhăn theo chiều dọc hoặc vặn. Đầu rễ còn sót lại mẩu gốc thân. Chất cứng, giòn, dễ bị bẻ gẫy. Mặt gẫy mềm: Phần vỏ có màu vàng hoặc vàng nâu, phần gỗ màu vàng. Mùi đặc biệt, vị đắng, hơi chát.
  • Gentiana straminea: Rễ hơi hình nón, thường do mấy rễ nhỏ tụ lại, đường kính tới 7 cm. Mặt ngoài màu nâu, thô, có vết nứt với lỗ vân dạng mạng lưới. Chất giòn, dễ bẻ gẫy, mặt bẻ gẫy thô.
  • Gentiana dahurica: Rễ hơi hình nón hoặc trụ, dài 8 – 15 cm, đường kính 0,2 – 1 cm. Mặt ngoài có màu vàng nâu. Rễ chính thường là một rễ, đầu rễ còn sót lại gốc thân có cành lá dạng sợi. Phần dưới của rễ thường phân nhánh. Mặt gẫy có màu trắng vàng.

6. Thành phần hóa học:

Có Gentianine, Gentianide, Alkaloid: Gentanine A, B, C… Glucoz và ít dầu bay hơi (Trung Dược Học).

7. Phân biệt thật giả:

8. Công dụng – Tác dụng

  • Tác dụng: Trừ phong thấp, thanh thấp nhiệt, ngừng tê đau.
  • Công dụng: Chủ trị: Phong thấp đau khớp, gân mạch co rút, khớp đau bứt rứt, chân tay co quắp, sốt vào buổi chiều. Trẻ em cam tích phát sốt.

9. Cách dùng và liều dùng

  • Ngày dùng 6 – 9 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.
  • Thường phối hợp với các loại thuốc khác.

10. Lưu ý, kiêng kị

11. Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Tần Giao

Trị thấp khớp, viêm đa khớp, chân tay co rút:

Trị hư lao ( sốt về chiều, mồ hôi trộm):

  • Tần giao, Tri mẫu, Đương quy đều 20g, Miết giáp, Địa cốt bì, Sài hồ đều 40g. Tán bột, mỗi lần dùng 20g, thêm Ô mai 1 trái, Thanh hao 12g, sắc uống trước khi đi ngủ (Tần Giao Miết Giáp Tán – Hồ Nam Trung Y Học Viện).

Trị hư lao ( sốt về chiều, mồ hôi trộm): Tần giao, Địa cốt bì đều 12g, Thanh hao, Cam thảo đều 8g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị trẻ nhỏ bị viêm gan cấp:

  • Tần giao 7,5~15g, tuỳ chứng gia giảm. Thí dụ sốt thêm Hoàng cầm, Liên kiều. Thấp nhiều thêm Thương truật, Bạch truật, Hậu phác. 14 ngày là một liệu trình. Đã trị 20 ca đều có kết quả tốt (Cố Tùng Hạc, Thượng Hải Trung Y Dược Tạp Chí 1965, 7 : 10).

Phòng sưng đau lúc nhổ răng:

  • Tần giao, Phòng kỷ, lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột nhuyễn, cho vào viên nang, mỗi viên 0,3g. trước khi nhổ răng uống 2 viên (trước 30 phút(. Sau khi nhổ, cứ 6 giờ uống một lần, trong 3 ngày liền. Trị 26 ca kết quả tốt Từ Tử Thu, Dã Kim Y Học 1987, 1 : 73).

II. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU

1. Định tính

A. Lấy 2 g bột dược liệu thô, thêm 30 ml hỗn hợp cloroform – methanol – amoniac (75: 25:5), ngâm 2 giờ, lọc. Cô dịch lọc trên cách thuỷ còn khoảng 1 ml, thêm 2 ml dung dịch acid hydrocloric 1M và tiếp tục bốc hơi cloroform, để nguội, lọc. Cho dịch lọc vào 2 ống nghiệm:

Ống 1, thêm vài giọt thuốc thử Mayer (TT), xuất hiện tủa màu trắng vàng nhạt.

Ống 2, thêm vài giọt thuốc thử Dragendorff (TT), xuất hiện tủa màu đỏ nâu.

B. Mặt cắt ngang của dược liệu quan sát dưới ánh sáng tử ngoại (365 nm) có huỳnh quang màu trắng vàng hoặc vàng kim.

2. Độ ẩm

Không quá 12% ( Phụ lục 9.6, 1 g, 105 oC, 4 giờ).

3. Các chỉ tiêu đánh giá khác

Tạp chất (Phụ lục 12.11)

Hạt và cuống quả còn sót lại: Không quá 3%.

Tạp chất khác: Không quá 0,5%.

Chất chiết được trong dược liệu

Không dưới 24,0%, tính theo dược liệu khô kiệt (Phụ lục 12.10).

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng. Dùng ethanol 50% (TT) làm dung môi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006
  2. Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010
  3. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006
  4. Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006

 

Tham khảo thêm

Quả Trám

Quả Trám kho cá, thịt rát ngon & là món quê của miền núi phía Bắc. Ngoài ra Trám còn là vị thuốc quý... Trám...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
5
minutes
cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img