Tang Diệp – Lá Cây Dâu Tằm

Tang Diệp là lá cây dau tằm ( Morus alba L. ) họ Dâu tằm ( Moraceae). Vị đắng ngọt tính hàn, qui kinh Phế Can

Dược liệu Tang Diệp

  1. Tên khoa học: Folium Mori albae
  2. Tên gọi khác: tầm tang, mạy môn ( Thổ ), dâu cang ( Mèo )
  3. Tính vị, quy kinh: vị đắng, ngọt, tính hàn, quy kinh can phế
  4. Bộ phận dùng: lá dâu
  5. Đặc điểm sản phẩm: Lá nhăn nheo, dễ gãy vụn. Lá nguyên hình trứng, hình trứng, có cuống; đầu lá nhọn, mép có răng cưa. Mặt trên lá có màu lục vàng hoặc nâu vàng nhạt, đôi khi có nốt nhỏ nhô lên. Mặt dưới lá có màu nhạt, có lông tơ mịn rải rác trên gân lá. Chất giòn. Hơi có mùi, vị nhạt, hơi chát, đắng.
  6. Phân bố vùng miền:
    – Thế giới: Trung Quốc
  7. Thời gian thu hoạch: tháng 4 – 6
Tang Diệp - Lá Cây Dâu Tằm
Tang Diệp – Lá Cây Dâu Tằm

Thành phần chủ yếu Tang Diệp

  • Trong lá dâu có chất cao su, chất caroten, tanin, rất ít tinh dầu, vitamin c, cholin, adenin, trigonellin. Ngoài ra còn có pentozan, đường canxi malat và canxi cacbonat.

Tác dụng dược lý Tang Diệp

  • Giải cảm hạ sốt ( giải biểu tán nhiệt.)
  • Thanh can minh mục ( giải độc làm sáng mắt)
  • Hóa đờm chỉ khái ( long đờm cầm ho).

Bài Thuốc Với Tang Diệp

Chữa chứng ho sốt:

  • do viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản nhẹ lúc mới bắt đầu, dùng bài Tang cúc ẩm ( ôn bệnh điều bệnh) gồm: Tang diệp 12g, Cúc hoa 12g, Khổ hạnh nhân 12g, Liên kiều 16g, Bạc hà 4g, (cho sau), Cát cánh 8g, Cam thảo sống 4g, Lô căn 6g, sắc nước uống.

Chữa chứng phế nhiệt:

  • ho khan đờm ít vàng dùng bài Tang cúc ẩm hoặc bài Tang hạnh thang (ôn bệnh điều biện) gồm có: Tang diệp 8 – 12g, Hạnh nhân 8 – 12g, Sa sâm 12 – 16g, Thổ bối mẫu 8 – 12g, Đạm đậu xị 8 – 12g, Sơn chi bì 8 – 12g, Vỏ lê 8 – 12g, sắc nước uống.

Chữa viêm màng tiếp hợp, mắt sưng đỏ đau (do phong nhiệt tại kinh can)

  • Tang diệp 12g, Cúc hoa 12g, Quyết minh tử 8g, Sài hồ 12g, Xích thược 12g, Đăng tâm 2 – 4g, sắc nước uống ngày 1 – 2 thang.
  • Tang diệp 40g, Mang tiêu 12g. Sắc Tang diệp bỏ bã, cho Mang tiêu vào hòa tan nước thuốc ấm rửa mắt hột, mắt đỏ ngứa.

Chữa cao huyết áp:

  • dùng bài Tang diệp, Tang chi, Sung úy tử mỗi thứ 20g gia nước1000ml, sắc còn 600ml ngâm rửa chân vào nước thuốc ấm 30 – 40 phút trước lúc ngủ.

Trị đau đầu hoa mắt chóng mặt:

  • do can thận âm hư hoặc đau nửa đầu dùng bài: Cúc hoa 12g, Tang diệp 12g, Hắc chi ma (mè đen) 12 – 20g, Đơn bì, Đơn sâm mỗi thứ 12g, Xích Bạch thược mỗi thứ 10 – 12g, Sài hồ 12g, làm hoàn, mỗi lần uống 8 – 12g hoặc sắc nước uống.

Liều thường dùng: 8 -12g.

Tán nhiệt, giải biểu:

  • tang diệp 12g, cúc hoa 12g, liên kiều 12g, bạc hà 4g, cam thảo 4g, hạnh nhân 12g, cát cánh 8g, lô căn 20g. Sắc uống. Dùng cho các chứng cảm mạo phong nhiệt mới phát, miệng khát, rêu lưỡi hơi vàng hoặc ho do phong ôn.

Mát gan, sáng mắt: Chứng phong nhiệt ở kinh can, mắt đỏ sưng đau.

  • Bài 1: tang diệp 12g, cúc hoa 12g, thảo quyết minh 8g. Sắc uống. Trị viêm màng tiếp hợp, mắt đỏ sưng đau.
  • Bài 2: tang diệp 63g, mang tiêu 12g. Sắc lá dâu lấy 500ml nước, bỏ bã, hoà tan mang tiêu, rửa mắt khi còn ấm. Trị đau mắt hột, đau mắt, ngứa mắt.

Chú ý lúc dùng thuốc:

Các bộ phận của cây Dâu tằm cho nhiều vị thuốc khác nhau

  • Lá dâu: thanh nhiệt giải cảm, thanh can, minh mục, hóa đàm chỉ khái.
  • Cành dâu là Dược liệu Tang Chi : khu phong hoạt lạc, trị chứng phong thấp.
  • Vỏ trắng cây dâu ( Tang bạch bì) tả phế chỉ khái bình suyễn.
  • Quả dâu chín ( Tang thầm) có tác dụng tư âm bổ huyết lúc dùng cần chú ý phân biệt.

 

Tham khảo thêm

Quả Trám

Quả Trám kho cá, thịt rát ngon & là món quê của miền núi phía Bắc. Ngoài ra Trám còn là vị thuốc quý... Trám...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
5
minutes
cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img