Toàn Yết – Bò Cạp

Toàn yết là con Bọ cạp còn gọi là Toàn trung, Yết vĩ, Yết tử có tên khoa học Buthus martensi Karsh, dùng toàn con sấy hoặc phơi khô làm thuốc, được ghi đầu tiên trong sách Nhật hoa tử bản thảo.

Dược liệu Toàn Yết / Con Bò Cạp

  1. Tên khoa học: Scorpio
  2. Tên gọi khác: toàn trùng, yết tử, yết vĩ, toàn yết.
  3. Tính vị, quy kinh: vị mặn, hơi cay, tính bình, quy kinh can.
  4. Bộ phận dùng: toàn thân bọ cạp
  5. Đặc điểm sản phẩm: Phần đầu ngực và phần bụng trước dẹt, dài hình elip. Phần bụng sau có hình giống cái đuôi, teo lại và uốn cong. Phần đầu ngực có màu nâu hơi xanh lục, phần trước nhô ra 1 đôi chân kìm nhỏ, ngắn và 1 đôi chân xúc giác dạng càng cua lớn dài, rộng, phần lưng được che phủ bởi mai giống hình chiếc thang, phần bụng có 4 đôi chân đi. Mặt lưng có màu nâu hơi xanh lục. Phần bụng sau có màu vàng hơi nâu. Đuôi mang một ngòi châm dạng vuốt sắc. Mùi hơi hắc, có vị mặn.
  6. Phân bố vùng miền:
    – Thế giới: Trung Quốc, Mông Cổ…
    – Việt Nam
  7. Thời gian thu hoạch: mùa xuân và mùa hạ

I. THÔNG TIN CHI TIẾT

1. Mô tả thực vật

Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam thì con Bọ cạp ở nước ta đã được xác định thuộc chi Buthiurus hoặc chi Heterometrus ít được nghiên cứu. Thực tế ta có thể dùng nhiều loại Bọ cạp khác nhau.

toan yet 935

2. Phân bố

  • Thế giới: Trung Quốc, Mông Cổ…
  • Việt Nam: Việt Nam tuy có nhiều loài Bọ cạp, nhưng vẫn phải nhập Bọ cạp ở nước ngoài về làm thuốc.

3. Bộ phận dùng

  • Toàn yết là toàn thân đã chế biến của con Bọ cạp (Buthus martensii Karsch),  họ Bọ cạp (Buthidae).

4. Thu hái, chế biến và bảo quản

  • Thu hái: Toàn yết được bắt vào cuối mùa xuân đến đầu mùa thu. Loại bỏ đất cát, luộc trong nước hoặc nước muối đến cứng. Lấy ra, đặt vào chỗ thoáng gió và làm khô âm can.
  • Chế biến: Khi dùng loại bỏ tạp chất, rửa sạch và phơi khô.
  • Bảo quản: Nơi khô mát tránh mốc mọt.

5. Mô tả dược liệu Toàn Yết

Phần đầu ngực và phần bụng trước dẹt, dài  hình elip. Phần bụng sau có hình giống cái đuôi, teo lại và uốn cong. Cơ thể mẫu nguyên vẹn có chiều dài khoảng 6 cm.  Phần đầu ngực có màu nâu hơi xanh lục, phần trước phát triển nhô ra 1 đôi chân kìm nhỏ, ngắn và 1 đôi chân xúc giác dạng càng cua lớn dài, rộng, phần lưng được che phủ bởi mai giống hình chiếc thang, phần bụng  có 4 đôi chân đi mỗi chân có 7 đốt kèm 2 vuốt ở phần cuối. Phần bụng trước bao gồm 7 đốt. Đốt thứ 7 thẫm màu với 5 rãnh xương sống gồ lên ở trên đốt lưng. Mặt lưng có màu nâu hơi xanh lục. Phần bụng sau có màu vàng hơi nâu, có 6 đốt, với các nếp nhăn dọc trên các đốt. Đuôi mang một ngòi châm dạng vuốt sắc và không có cựa gai ở dưới ngòi châm. Mùi hơi hắc, có vị mặn.

6. Thành phần hóa học

  • Katsutoxin  (Chu Tân Hoa, Sinh Vật Hoá Học Dữ Sinh Vật Vật Lý Học Báo 1988, 20 (1) : 68).
  • Tityustoxin- III  (Lưu Sùng Minh, Thẩm Dương Dược học Viện Học Báo 1989, 6 (3) : 181).
  • Hyaluonidase (Chu Tân Hoa, Sinh Vật Hoá Học Dữ Sinh Vật Vật Lý Học Báo 1985, 1 (5-6) : 75).
  • Aspartic acid, Threonine, Serine, Glutamic acid, Glycine, Alanine, Cystine, Valine, Methionine, Iso leucine, Tyrosine, Phenylalanine, LysineHistidine, Arginine, Proline  (Trương Lập Giáp, Trung Dược Tài 1990, 13 (1) : 11)
  • Muối (Na), P, K, Ca, Mg, Zn, Al, Cu, Mn, Cl (Hồ Ngọc thanh, Trung Quốc Dược Học Tạp Chí 1989, 109 : 227010w).

7. Phân biệt thật giả

..

8. Công dụng – Tác dụng

  • Tác dụng: Trừ kinh phong, giải độc, tán kết.
  • Công dụng: Chủ trị: Trẻ em kinh phong, co giật, uốn ván, đau nhức cơ khớp, đau đầu hay đau nửa đầu, liệt mặt, tràng nhạc.

9. Cách dùng và liều dùng

  • Ngày dùng 3 – 6 g, phối hợp trong các bài thuốc.
  • Nếu tán bột: Ngày dùng 0,5 – 1 g.

10. Lưu ý, kiêng kị 

  • Phong do huyết hư thì không dùng.

Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Toàn Yết

Thuốc chữa trẻ em kinh phong, người lớn sau khi ngất bị bán thân bất toại, thiên đầu thống (kinh nghiệm của Diệp Quyết Tuyền):

  • Toàn yết (bỏ đầu, chân) 3g, Địa long (rửa sạch, sao vàng) 3g, Cam thảo 2g, tất cả tán bột. Chia làm 5 hay 6 lần uống trong ngày. Dùng nước nóng chiêu thuốc.

Trị chứng trúng phong bán thân bất tọai, kinh phong co giật ở trẻ em:

  • Toàn yết (bỏ đầu chân) 3g, Địa long (rửa sạch sao vàng) 3g, Cam thảo 2g, tất cả tán bột mịn trộn đều, chia 5 – 6 lần uống trong ngày với nước nóng.
  • Toàn yết 3g, Ngô công 4,5g, Câu đằng 12g, Cương tàm 6g, Chu sa 3g, Xạ hương 10mg tán bột trộn đều. Uống 3g/lần x 2 – 3 lần mỗi ngày.
  • Toàn yết 1 con (có thể dùng đến 3 con), Cương tàm 10g, Địa long 6g sắc uống. Trị kinh phong trẻ em.
  • Tiêm chính tán (Dương thịnh gia tàng phương): Toàn yết 3g, Bạch phụ tử 10g, Bạch cương tàm 10g, tán bột mịn, uống 3g mỗi lần, ngày uống 2 – 3 lần với rượu. Trị trúng phong liệt thần kinh mặt.

Trị viêm khớp mạn tính: thuốc có tác dụng thông lạc chỉ thống.

  • Toàn yết 3g, Xạ hương 60mg, tán bột mịn trộn đều, mỗi lần uống 1,5g với rượu ấm. Có thể dùng độc vị Toàn yết mỗi lần 1 – 1,5g với rượu.
  • Toàn yết Nhũ hương tán: Chế Xuyên ô đầu 10g, Toàn yết 3g, Xuyên sơn giáp 6g, Nhũ hương 5g, Thương truật 10g, làm thuốc tán. Uống 6g/lần. Có thể dùng thuốc thang hoặc thuốc đắp ngoài.

Trị ung nhọt, bệnh phong:

  • Toàn yết tiêu phong tán: Toàn yết 3g, Bạch chỉ, Đảng sâm đều 10g, tán bột mịn, mỗi lần uống 6- 10g, ngày 2 – 3 lần. Trị bệnh phong.
  • Toàn yết 3 phần, Chi tử 7 phần, cho vào dầu mè đun sôi cho sáp ong nấu thành cao đắp lên mụn nhọt độc sưng tấy hoặc lở lóet.

Trị viêm tuyến vú:

  • Toàn yết 2 con bọc vào ổ bánh bao cho ăn trước bữa ăn. Trị 308 ca mắc bệnh 1 – 7 ngày, khỏi 99,7% (Tạp chí Trung y 1986,1:40 – Hồ cẩn Bách).
  • Một báo cáo khác của Trịnh Nhuận Tuyền trị 10 ca viêm tuyến vú cấp, dùng bột Toàn yết 3g bọc cho uống kết quả tốt (Trung y dược Hắc long giang 1988,1:23).

Trị bệnh lệ đạo:

  • Toàn yết nước khô tán bột, uống mỗi ngày 1 – 2 lần, 6 – 9g/lần. Trị 19 ca bệnh lệ đạo cấp mạn. Kết quả tốt (Báo Trung cấp y 1987,7:50).

Liều dùng và chú ý:

  • Liều thường dùng: 2 – 5g. Uống bột nuốt mỗi lần 0,6 – 1g. Đuôi Bọ cạp độc hơn chỉ dùng 1/3 liều toàn con. Liều độc thường là 30 – 60g. Nhiễm độc của Bọ cạp như Rắn chủ yếu là nhiễm độc thần kinh, nhưng lượng sulfur ít nên thời gian ngắn. Triệu chứng váng đầu, hồi hộp, huyết áp tăng, có thể chảy máu, nặng hơn, huyết áp hạ đột ngột, khó thở , hôn mê, tử vong do liệt hô hấp.

Cấp cứu ngộ độc Toàn yết:

  • Huyền minh phấn 20g uống, tăng bài tiết chất độc.
  • Kim ngân hoa 30g, Bán biên liên 10g, Thổ phục linh 15g, Đậu xanh 15g, Cam thảo 10g, sắc chia làm 2 lần uống.
  • Atropin 0,5mg chích dưới da.
  • Lactate calcium 0,3 – 0,6g, ngày 3 lần uống.
  • Truyền dịch, điều trị triệu chứng.

 

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img