Long Não

Dược Liệu Long Não

  1. Tên khoa học: Folium et lignum Cinnamomi camphorae
  2. Tên gọi khác: dã hương, chương não, rã hương, triều não, não tử.
  3. Tính vị, quy kinh: Vị cay, thơm, tính hơi ấm, quy kinh phế, tỳ, vị
  4. Bộ phận dùng: Gỗ, lá, rễ, quả
  5. Đặc điểm sản phẩm: Dược liệu có mùi thơm.
  6. Phân bố vùng miền:
    – Thế giới: Đài Loan, Nhật Bản, các nước vùng Đông Nam Á, Bắc Mỹ, Bắc Phi, và miền Nam nước Pháp.
    – Việt Nam: Hà Giang, các tỉnh miền núi phía Bắc
  7. Thời gian thu hoạch: Rễ , gỗ ,lá có thể thu hoạch quanh năm, quả thì cuối thu đầu đông

Chi tiết về: Long Não

Long não đặc hay bột long não, y học hiện đại gọi là camphor, được lấy từ gỗ (bộ phận chính), rễ, lá cây long não bằng phương pháp chưng cất. Hàm lượng long não đặc trong gỗ là 1,3%, lá 1%, rễ 0,8% và cành 0,3%. Hàm lượng này thay đổi tùy theo tuổi của cây.Cây càng lâu năm càng cho hàm lượng cao.

cây long não
cây long não

Long não đặc có màu trắng, mùi thơm mạnh, vị cay nóng, được dùng riêng trong y học hiện đại dưới dạng thuốc tiêm làm thuốc kích thích trung khu hô hấp và trung khu vận mạch trong trường hợp suy hô hấp, suy tuần hoàn, ngộ độc các thuốc ức chế thần kinh trung ương như thuốc gây mê. Hoặc thuốc nước với liều lượng 0,1- 0,2g để chữa đau bụng nôn mửa, ăn không tiêu; cồn long não 10% hoặc dầu long não là thuốc xoa bóp phổ biến trong bệnh đau khớp, đau cơ, viêm da mẩn ngứa, chân tay lạnh. Long não đặc 2g tán nhỏ trộn với lanolin 10g, vaselin 15g, làm thành thuốc mỡ để bôi chữa lở vành tai…

Bài thuốc cổ truyền với Long Não

  1. Chữa viêm họng, ho đờm khò khè: long não đặc 1,5g, phèn chua 7g. Tất cả tán nhỏ, hòa tan trong ít cồn rồi thêm nước ấm cho được 30ml. Khi dùng lấy tăm bông tẩm thuốc bôi vào họng, ngày làm vài lần.
  2. Chữa tiêu chảy thể hàn: long não đặc 25g, gừng tươi 25g, đại hoàng 20g, nhục quế 10g, đại hồi 10g. Tất cả tán nhỏ, ngâm trong rượu 70 độ để được 1 lít. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 25 – 30 giọt hòa với nước nguội.
  3. Chữa sâu quảng: long não đặc trộn với bột hoàng hiên (lượng bằng nhau) rắc lên vết thương đã được rửa sạch bằng nước sắc đặc búp lá bàng.
  4. Chữa hắc lào: long não đặc 12g, rễ bạch hạc 10g, chanh 1 quả. Rễ bạch hạc giã nhỏ trộn với dịch chanh và 10g long não. Bôi hàng ngày.
  5. Chữa bong gân, chấn thương, sai khớp: long não đặc, tinh dầu hồi, ngải cứu, cúc tần, quế, menthol làm thành cao dán.
  6. Chữa hôi nách: long não đặc 0,4g, gừng sống một miếng, giã nát trộn đều, lấy nước xoa vào nách ngày vài lần.

Theo tài liệu, có thể chế thuốc đuổi muỗi từ long não đặc như sau: lấy 2 – 5g long não đặc hòa vào 100ml cồn ethylic để được cồn long não. Đồng thời, nghiền nhỏ viên thuốc diệt muỗi (loại thuốc đốt bằng bộ nhiệt điện) lấy 0,4 – 0,8g hòa vào 100ml, đun  cạn còn 3/4. Trộn hai dung dịch với nhau thêm 0,3 – 0,7ml dầu quế, lắc đều rồi phun. Thuốc này không độc với người lại bảo quản được lâu.

Tham khảo thêm

Quả Trám

Quả Trám kho cá, thịt rát ngon & là món quê của miền núi phía Bắc. Ngoài ra Trám còn là vị thuốc quý... Trám...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
5
minutes
cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img