Bản Lam Căn

Dược liệu: Bản Lam Căn

  1. Tên khoa học: Herba Isatisis
  2. Tên gọi khác:
  3. Tính vị, quy kinh: Vị đắng, tính hàn. Vào kinh Phế, Can.
  4. Bộ phận dùng: Rễ.
  5. Đặc điểm sản phẩm: 
  6. Phân bố vùng miền: 
  7. Thời gian thu hoạch:

Mô Tả Dược Liệu Bản Lam Căn

Bản lam căn là tên thuốc trong y học cổ truyền của rễ cây tùng lam, thuộc loài thực vật. Lá gọi là lá đại thanh, cũng có thể làm thuốc.

Bản Lam Căn
Bản Lam Căn

Bài thuốc có Bản Lam Căn

Bản lam căn là tên thuốc trong y học cổ truyền của rễ cây tùng lam, thuộc loài thực vật. Lá gọi là lá đại thanh, cũng có thể làm thuốc. Vị thuốc có tính hàn, vị đắng, lợi về kinh tâm, vị. Có công hiệu thanh nhiệt, giải độc, mát gan, tiêu viêm, giảm ho, long đờm, mát phổi, chữa các chứng bệnh phong nhiệt thấp độc, đau đầu, sốt cao, họng sưng rát, tâm phiền, miệng khát, chảy máu cam, đại tiện táo, phát ban, các bệnh viêm gan cấp và mạn tính… (theo báo Suckhoedoisong – BYT)

Bản Lam Căn
Dược Liệu Bản Lam Căn

Chữa hôi miệng do nhiệt miệng, viêm lợi, viêm chân răng gây ra:

Thuốc tiêu viêm, trị bệnh ngoài da:

  • Bản lam căn 60g, cam thảo 15g, kim ngân hoa 60g. Sắc uống thay trà.

Chữa quai bị, phòng cảm cúm:

  • Bản lam căn 60g, hãm với nước sôi uống nhiều lần thay trà.

Chữa vàng da, viêm gan mạn tính, khô miệng, đắng miệng, đầy bụng, ăn uống kém, đại tiện lỏng, người mệt mỏi, nhược cơ:

  • Bản lam căn 15g, địa nhĩ thảo 30g, bạch thược 12g, kê cốt thảo 12g, nhân trần 12g, hoàng cầm 9g, sài hồ 6g, cam thảo 6g. Sắc uống.

Chữa bệnh đường hô hấp, cảm cúm, viêm hạch cấp tính có mủ:

  • Bản lam căn 12g, bạc hà 12g, hoa kim ngân 12g, lô căn 12g, xác ve 12g, thần khúc 12g, cát ngạch 12g, hoắc hương 12g, kinh giới 12g, cam thảo 9g. Sắc uống.

Chữa viêm loét da, đốm đỏ, nổi hạch:

  • Qủa lâu căn 15g, bạch mao căn 30g, tử thảo căn 9g, xuyến thảo căn 9g, bản lam căn 9g. Sắc 2 nước, trộn lẫn, chia 2 lần, uống trong ngày.

Trị viêm da, rối loạn sắc tố da do ánh nắng mặt trời:

  • Bản lam căn 12g, hoàng cầm 9g, ngưu bàng tử 9g, huyền sâm 9g, cát ngạch 9g, hoàng liên 5g, cam thảo 5g, bạc hà 5g. Sắc 2 nước, trộn lẫn, chia 2 lần, uống trong ngày.

Thuốc thanh nhiệt, lợi thấp, phòng viêm màng não tủy, cảm cúm, lên quai bị:

  • Bản lam căn 15g, hải kim sa 30g, đại thanh diệp 30g. Sắc uống ngày 1 thang.

Trị rôm sảy, vết thương ngoài da:

  • Bản lam căn 15g, đại thanh diệp 20g, cam thảo 20g. Sắc uống nước đầu. Sắc nước thứ 2 để rửa vết thương.

Chữa viêm phổi (thuốc thanh phế dịch) bệnh độc thời kỳ sốt cao:

  • Bản lam căn 30g, rau dấp cá 30g, cúc hoa 30g, bách tử thảo 15g, cam thảo 10g. Sắc 2 nước, trộn lẫn, ngày uống 1 thang, chia 2 lần.

Tham khảo thêm

Quả Trám

Quả Trám kho cá, thịt rát ngon & là món quê của miền núi phía Bắc. Ngoài ra Trám còn là vị thuốc quý... Trám...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
5
minutes
cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img