Cây Bông Mã Đề là cây cỏ thảo dược mọc tự nhiên nhiều ở vùng nông thôn. Bông mã đề có vị ngọt tính mát ..làm nước uống giúp làm mát & thanh lọc cơ thể
Dược liệu Bông Mã Đề
- Tên khoa học: Folium Plantaginis
- Tên gọi khác: xa tiền, bông mã đề.
- Tính vị, quy kinh:
– Lá: ngọt, hàn. Vào các kinh can, phế thận, tiểu trường, bàng quang.
– Hạt: ngọt, mát, Vào các kinh can, phế, thận, tiểu trường, bàng quang. - Bộ phận dùng: lá hoặc hạt
- Đặc điểm sản phẩm:
– Lá: Lá nhăn nheo, nhàu nát, giống như cái thìa, đỉnh tù, đáy thuôn hẹp. Mặt trên lá màu lục sẫm, mặt dưới màu lục nhạt. Phiến lá dày, nhẵn. Mép nguyên có 3 – 5 gân hình cung. Cuống dài 5 – 10 cm.
– Hạt: Hạt rất nhỏ, hình bầu dục, hơi dẹt. Mặt ngoài màu nâu hay tím đen. Nhìn gần thấy trên mặt hạt có chấm nhỏ màu trắng khá rõ. - Phân bố vùng miền:
Thế giới: vùng nhiệt đới và á nhiệt đới của các châu lục: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan,Malaysia, Philippin, Indonesia, Ấn Độ, một số tỉnh phía Nam Trung Quốc
Việt Nam: Hà Giang, Thanh Hóa, Hải Phòng, Quảng Ninh - Thời gian thu hoạch: quanh năm
I. THÔNG TIN CHI TIẾT
1. Mô tả thực vật Bông Mã Đề
Cây thảo sống lâu năm, cao 2-5m, mang nhiều cành ở phía trên. Lá mọc so le, hình thìa, mép có răng cưa; phiến lá dày, láng ở mặt trên, nhạt màu ở mặt dưới, có mùi thơm hắc. Cụm hoa hình đầu, màu đỏ nhạt, hơi tim tím với 4-5 hàng lá bắc. Các đầu này lại họp thành 2-4 ngù. Quả bế có 10 cạnh, có mào lông không rụng.
Xa tiền thảo là cả cây mã đề. Xa Tiền Tử là hạt cây bông mã đề
2. Phân bố
- Thế giới: vùng ven biển nhiệt đới châu Á, từ phía nam Trung Quốc, gồm cả đảo Hải Nam đến Việt Nam, Campuchia, Thái Lan và một số nước khác ở Đông Nam và Nam Á.
- Việt Nam: các tỉnh vùng ven biển, nhiều nhất ở khu vực miền Trung và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
3. Bộ phận dùng
Lá phơi hay sấy khô của cây Lức (Pluchea pteropoda Hemsl.), họ Cúc (Asteraceae).
4. Thu hái, chế biến và bảo quản Bông Mã Đề
- Thu hái: Rễ có thể thu hái quanh năm. Đào rễ về, bỏ rễ con, rửa sạch, phơi hay sấy khô. Thu hái cành mang lá non quanh năm, dùng tươi, phơi khô hay nấu thành cao.
- Chế biến:
- Bảo quản: Để nơi khô, tránh mốc
5. Mô tả cây dược liệu Bông Mã Đề
Lá mọc so le, hình bầu dục hay hình trứng ngược, hầu như không cuống, dài 3 – 4 cm, rộng 1-2 cm, mép có răng cưa, phiến lá dày, láng ở mặt trên, mặt dưới xanh nhạt hơn mặt trên, vò có mùi thơm.
- Mã đề có tên khoa học là Plantago major L., Họ Mã đề – Plantaginaceae, còn có tên gọi khác là Xa tiền. Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trên khắp nước ta.
- Cây Mã Đề là loại cây cỏ, sống lâu năm, thân ngắn. Lá mọc ở gốc bài trí hình hoa thị, có cuống dài và rộng. Phiến lá hình thìa hay hình trứng, có gân dọc theo sống lá.
- Hoa mọc thành bông có cán dài, hướng thẳng đứng. Hoa mã đề lưỡng tính, 4 lá đài xếp theo & dính nhau ở gốc.
- Quả mã đề là quả hộp, trong chứa nhiều hạt màu nâu đen bóng. Mỗi quả có 8 – 13 hạt.
6. Thành phần hóa học Bông Mã Đề
- Trong rễ có tinh dầu.
7. Phân biệt thật giả
- Xa tiền thảo là cả cây mã đề.
- Mã tiền tử là Hạt mã đề
8. Công dụng – Tác dụng Bông Mã Đề
- Tác dụng: Phát tán phong nhiệt, giải uất.
- Công dụng: Chủ trị: ngoại cảm phong nhiệt phát sốt, hơi rét, nhức đầu, khát nước, tức ngực, khó chịu.
9. Dược tính Bông Mã Đề :
Cây Mã Đề là loại cỏ giàu dược tính.
Theo Đông y, mã đề vị ngọt, tính lạnh, tác dụng mát máu, khử nhiệt, ngưng cháy máu cam, tiểu tắc nghẽn, làm sáng mắt, thông mồ hôi, làm sạch phong nhiệt tại gan, phổi, chữa chứng thấp nhiệt ở bàng quang, lợi tiểu tiện mà không chạy khí, khiến cường âm tích tinh.
Bộ phận dùng làm thuốc của mã đề:
- Hạt Mã đề phơi hay sấy khô gọi là Xa tiền tử.
- Toàn cây Mã đề bỏ rễ phơi hay sấy khô gọi là Xa tiền thảo.
- Lá Mã đề để tươi hay phơi hoặc sấy khô.
10. Cây Bông Mã Đề – Thảo dược chữa nhiều bệnh về thận:
Công dụng nổi bật nhất của mã đề là thông tiểu tiện nên dân gian thường dùng loại cỏ này nấu nước uống để có tác dụng lợi tiểu, giải độc cơ thể.
Tuy nhiên, ít người biết rằng mã đề còn được sử dụng chữa rất nhiều loại bệnh về thận nói riêng và đường tiết niệu nói chung.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng cây mã đề đặc biệt là phần lá có tác dụng lợi tiểu, tăng thải trừ urê, acid uric và muối trong thận. Do đó, dùng mã đề làm thuốc rất có lợi cho thận và đường tiết niệu.
11. Cách dùng và liều dùng Bông Mã Đề
- Ngày dùng 8 – 20 g, dạng thuốc sắc hay hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác
12. Lưu ý, kiêng kị
- Hư hoả không nên dùng
Bài thuốc sử dụng mã đề để chữa bệnh về thận và đường tiết niệu tiêu biểu như:
- Làm lợi tiểu: 10g hạt mã đề, 2g cam thảo, 600ml nước, sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.
- Chữa viêm cầu thận cấp tính: 16g mã đề, 20g thạch cao làm thuốc, 12g ma hoàng, 12g bạch truật, 12g đại táo, 8g mộc thông, 6g gừng, 6g cam thảo, 6g quế chi. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
- Chữa viêm cầu thận mãn tính: 16g mã đề, 12g hoàng bá, 12g hoàng liên, 12g phục linh, 12g rễ cỏ tranh, 8g trư linh, 8g mộc thông, 8g hoạt thạch, 8g bán hạ chế. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
- Chữa đi tiểu ra máu: 12g lá mã đề, 12g ích mẫu, giã nát, vắt nước cốt uống.
- Chữa sỏi đường tiết niệu: 20g mã đề, 30g kim tiền thảo, 20g rễ cỏ tranh. Sắc uống ngày 1 thang hoặc hãm uống như chè nhiều lần trong ngày.
- Chữa viêm bàng quang cấp tính: 16g mã đề, 12g hoàng bá, 12g hoàng liên, 12g phục linh, 12g rễ cỏ tranh, 8g trư linh, 8g mộc thông, 8g hoạt thạch, 8g bán hạ chế. Sắc uống ngày 1 thang.
Tham Khảo Dược liệu: Mã Tiền Tử – Hạt Mã Đề