Đạm Đậu Xị

Dược liệu: Đạm Đậu Xị

  1. Tên khxị học: Semen Vignae praeparata.
  2. Tên gọi khác: Đậu xị, Chế đậu xị, Sao hương xị, Hương đậu xị.
  3. Tính vị, quy kinh: Vị đắng, tính lạnh. Vào kinh Phế, Vị.
  4. Bộ phận dùng: Hạt.
  5. Đặc điểm sản phẩm: Đậu xị phơi khô hình viên chùy, hai bên hơi dẹt, bên ngoài thể hiện màu đen nâu hoặc nâu tím, có vết nhăn ngang dọc không đều, một bên có dấu lõm vào của rốn hạt đậu hơi lồi lên, bóc vỏ hạt ngoài ra có hạt nhân màu vàng nâu hay chứa nhiều dầu, chất mềm mà nhuận, ăn vào béo bùi, có mùi thơm đặc biệt.
  6. Phân bố vùng miền:
  7. Thời gian thu hoạch: Tháng 5-6
dau den
Đậu đen hay chính là đạm đậu xị

 

Mô tả dược liệu Đạm Đậu Xị

Đạm đậu xị ( Semen Sojac praparatum) còn gọi là hàm đậu xị, Hương xị là đậu đen ( Hắc đại đậu có tên khoa học Vigna Cylindrica L.) chế biến và phơi hay sấy khô dùng làm thuốc. Đậu đen thuộc họ Cánh bướm ( Fabaceae).

  • Đạm đậu xị vị đắng tính hàn, qui kinh phế vị.

Cách chế biến và bảo quản Đạm đậu xị

  • Có nhiều cách chế biến khá phức tạp, ở đây giới thiệu một cách chế biến thường dùng:

Lấy hạt đậu đen rửa sạch ngâm nước thường một đêm, phơi qua cho ráo đồ chín, tãi ra đợi ráo nước ủ kín trong 3 ngày, khi thấy đậu lên men vàng thì đem phơi khô, rồi phun nước cho đủ ấm đều, cho vào thùng ủ kín bằng lá dâu cho tới khi lên men vàng đều thì đem phơi một giờ rồi lại phun nước ủ như trên. Làm như vậy đủ 5 lần, sau đem chưng, rồi phơi hoặc sấy ở nhiệt độ 50 – 60 độ C. Đóng lọ kín. Bảo quản nơi khô ráo. Chú ý phơi sấy để tránh mối mọt.

  • Thành phần chủ yếu: Trong đạm đậu xị có các thành phần của đậu đen như lipit, protit, gluxit và các chất màu loại antoxianozit, ngoài ra còn có thêm một số men nhưng chưa có tài liệu nghiên cứu sâu.
  • Tác dụng dược lý:

Theo dược lý cổ truyền, đậu xị có tác dụng:

1.Giải cảm ( tán nhiệt giải biểu) thường kết hợp với các vị thuốc tân lương giải biểu khác. Thuốc có tác dụng làm ra mồ hôi nhẹ.

2.Kiện vị trợ tiêu hóa.

3.Trừ phiền giải bứt rứt trong người.

Bài thuốc có Đạm đậu xị

  1. Chữa viêm đường hô hấp trên: sốt ho, họng đau, sốt không ra mồ hôi, bụng đầy, dùng bài: Thông xị cát cánh thang: Thông bạch 3 -5 múi, Đậu xị 12 – 20g, Bạc hà 4 – 6g, Chi tử 8 – 12g, Cát cánh 4 – 6g, Cam thảo 2 – 3g, sắc uống.
  2. Chữa chứng sốt đã phục hồi: còn bứt rứt khó ngủ, dùng bài: Chi tử sinh khương xị thang: Chi tử 12g, Đậu xị 8g, Gừng tươi 3 lát, sắc thuốc uống.
  3. Trị huyết niệu: thường dùng 40 – 50g phối hợp với Lộ lộ thông 40g, Địa cốt bì 20g, sắc nước uống.
  4. Dùng cho phụ nữ muốn cai sữa: mỗi lần dùng 20 – 80g sắc uống 1 chén nhỏ còn lại rửa vú.
  5. Chữa hen suyễn: Đậu xị 40g, Thạch tín 4g, Khô phàn 12g, tán bột mịn trộn đều, viên bằng hạt đỗ xanh, mỗi lần uống 7 – 9 viên trước lúc ngủ.
  6. Chữa trẻ lên đơn chảy nước: Đậu xị sao cho cháy có khói lên, hết khói lấy ra tán nhỏ trộn với dầu vừng hoặc mỡ lợn bôi lên nơi lở lóet. Nếu chữa mụn nhọt đinh độc, nấu đậu xị cho nhừ nát đắp vào nơi sưng đau chừng 3 – 4 lần sẽ đỡ (kinh nghiệm nhân dân do GS Đỗ tất Lợi sưu tầm).

Liều thường dùng: 8 – 16g.

Chú ý lúc dùng thuốc: Đậu xị do các cách chế khác nhau mà tính vị khác nhau, nếu theo cách chế trên, thuốc có tính hàn, ứng dụng lâm sàng như trên; nếu chế với Ma hoàng Tô diệp thì thuốc có tính vị cay ôn, lúc dùng cần chú ý:

  • Thuốc có tính vị đắng hàn dùng chữa cảm phong nhiệt, như bài Chi tử xị thang ( Thương hàn luận) gồm Chi tử, Đạm đậu xị mỗi thứ 12g sắc uống.
  • Thuốc có tính vị cay ôn: dùng chữa cảm phong hàn như bài: Thông xị thang ( Cửu hậu phương) gồm Thông bạch cả rễ 5 củ, Đạm đậu xị 12g, sắc uống .
  • Không dùng với phụ nữ đang cho con bú.

 

Tham khảo thêm

Quả Trám

Quả Trám kho cá, thịt rát ngon & là món quê của miền núi phía Bắc. Ngoài ra Trám còn là vị thuốc quý... Trám...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
5
minutes
cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img