Kê Huyết Đằng

Kê huyết đằng (Millettia Reticulata L) còn gọi là hồng đằng, huyết rồng, khan dạ lùa, khan lượt (Tày), thuộc họ đậu (Fabaceae), là một dây leo, thân gỗ to, khỏe, hình tròn dẹt, có nhiều nhựa màu đỏ nâu.

Dược liệu Kê Huyết Đằng

  1. Tên khoa học: Sargentodoxa cubeata Oliv – Spatholobus suberectus Dunn
  2. Tên gọi khác: Hồng đằng, thuyết đằng, hoạt huyết đằng, dây máu người
  3. Tính vị, quy kinh: vị đắng, hơi ngọt, tính ấm. Quy vào kinh can, thận
  4. Bộ phận dùng: Thân
  5. Đặc điểm dược liệu: dược liệu hình trụ to, dài, hoặc phiến thái vát hình bầu dục không đều. Chất  khô cứng. Vị chát.
  6. Phân bố vùng miền: Hòa Bình, Hà Tây, Cao Bằng, Lạng Sơn
  7. Thời gian thu hoạch: Tháng 9 -10

Cây dược liệu Kê Huyết Đằng

1. Mô tả thực vật:

Dây leo thân gỗ , to khỏe dài tới 10m, vỏ ngoài màu hơi nâu,  hình trụ tròn hoặc dẹt, mặt cắt có 2 – 3 vòng gỗ đồng tâm hoặc không đồng tâm , có nhiều nhựa màu đỏ nâu, có lông mềm, về sau nhẵn.

kê huyết đằng

Lá kép 3 lá chét; cuống lá dài 5 – 10cm , lá chét dai là giữa to hơn và có cuống ngắn, lá chét 2 bên gần như không cuống. Phiến lá chét giữa hình trứng , lá chét 2 bên hơi hình thận dài 7 -11cm , rộng 3.5 – 6.5cm , bóng, 3 lần dài hơn rộng, các lá chét bên so le, dài 7-12cm, rộng cỡ 3cm, tròn ở gốc, nhọn ở đầu, nhẵn; gân bên 9 cặp; mặt trên màu xanh , mặt dưới màu xanh nhạt ; lá kèm nhỏ dễ rụng.

kê huyết đằng

Cuống hoa nhỏ có lông, 3mm, đài có lông với các thùy hình tam giác tù. Tràng hoa màu tía, 10-11mm, cánh cỡ lõm, gần tròn, lườn thẳng, quả đậu hình lưỡi liềm, 7x2cm, có cánh, có lông nhung. Hạt đơn độc ở ngọn quả.

2. Phân bố:

  • Thế giới: Cây của Trung Quốc, Lào và Việt Nam.
  • Việt Nam: Ở nước ta, thường gặp vùng núi phía nam như các rừng, dọc theo các sông suối trên đất có cát, tới độ cao 850m, ở các tỉnh phía Nam từ Lâm Đồng, Đồng Nai, Sông Bé tới Bà Rịa – Vũng Tàu , Quảng Nam , Quảng Ngãi , Khánh Hòa , Phú Yên , Bình Định (gặp nhiều trong rừng mưa nhiệt đới). Vùng núi phía bắc nhiều nhất là ở Cao Bằng , Lạng Sơn , Bắc Cạn , Thái Nguyên , Tuyên Quang , Hòa Bình

3. Bộ phận dùng:

  • Thân gỗ leo

4. Thu hái, chế biến và bảo quản:

  • Thu hái: Thu hái quang năm nhưng tốt nhất vào mùa thu , tháng 8 – 10 , đông,
  • Chế biến: chặt lấy thân leo, loại bỏ cành và lá, để vài ngày cho nhựa se lại , sau mới chặt khúc hoặc thái phiến, phơi khô. Đối với loại hồng đằng có thể chế biến bằng cách rửa sạch , ủ mềm , thái phiến dày 3 -5 mm . Trong trường hợp thân khô cứng , phải ngâm 12 giờ , ủ 1 -2 giờ ( có khi còn đồ ) cho mềm rồi mới thái phiến , phơi khô
  • Bảo quản: Nơi thoáng mát , tránh mối mọt

 5. Mô tả dược liệu Kê Huyết Đằng

Dược liệu tươi khi cắt ngang có nhựa đỏ như máu tiết ra , lúc khô ở mặt cắt có nhiều vòng đen do nhựa quánh lại

Dược liệu Kê Huyết Đằng

Dược liệu hình trụ to, dài, hoặc phiến thái vát hình bầu dục không đều, dày 0,3 – 0,8cm. Bần màu nâu hơi xám, có khi thấy vết đốm màu trắng hơi xám; chỗ mất lớp bần sẽ hiện ra màu nâu hơi đỏ. Mặt cắt ngang: gỗ màu nâu hơi đỏ hoặc màu nâu, lộ ra nhiều lỗ mạch; libe có chất nhựa cây tiết ra, màu nâu hơi đỏ đến màu nâu hơi đen, xếp xen kẽ với gỗ thành 3 – 8 vòng, hình bán nguyệt, lệch tâm; phần tủy lệch về một bên. Chất  khô cứng. Vị chát

6. Thành phần hóa học chính:

  • Có glucid, flavonoid, tanin, chất nhựa Chủ yếu là tannin
  • Chứa salidroid , leriodendrin , emodin , physcion chrysophanol , rosamulin ngoài ra còn chứa catechin , acid protocatechic , acid vanilic , acid stearic daucosterol , β sitosterol.

7. Công dụng – Tác dụng:

Hoạt huyết thư cân, thông kinh lạc, dùng trong các bệnh ứ huyết, cơ nhục sưng đau, kinh nguyệt không đều, có kinh đau bụng. Phối hợp ngưu tất, ích mẫu.

Cố thận, bổ xương cốt: dùng trong bệnh đau lưng, đau xương, đau các khớp chân tay, phối hợp xuyên khung, đau xương, cẩu tích

Bổ huyết: dùng trong trường hợp huyết hư, phối hợp hà thủ ô, huyết giác.

Chỉ định:

  • Các chứng huyết hư gây huyết ứ trệ, chữa đau xương, đau mình mẩy, phong thấp đau lưng, đau xương khớp, chấn thương tụ máu, kinh nguyệt không đều, thống kinh.
  • Chữa thiếu máu , đau lưng mỏi gối , chân tay tê liệt , kinh nguyệt không đều
  • Hồng đằng còn chữa bế kinh đau bụng , phong thấp , giun kim , giun đũa.

8. Cách dùng và liều dùng:

  • Liều dùng: Ngày dùng từ 10g đến 15g, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu. Dùng ngoài: Lượng thích hợp

9. Lưu ý, kiêng kị:

  • Phụ nữ có thai

Một số bài thuốc từ cây dược liệu Kê Huyết Đằng

Chữa thiếu máu hư lao:

  • Kê huyết đằng 200 – 300g , tán nhỏ , ngâm với một lít rượu trong 7 – 10 ngày , ngày uống 2 lần , mỗi lần 25 ml . Dùng riêng hoặc phối hợp với nhiều vị thuốc khác như thục địa , đan sâm , hà thủ ô , ( liều tượng bằng nhau ) . Còn có thể dùng cao đặc cô từ nhựa mỗi ngày 2 – 4 g , pha với rượu uống

Chữa tê thấp , nhức mỏi gân xương:

Chữa kinh nguyệt không đều:

  • Kê huyết đằng 10g , tô mộc 5g , nghệ vàng 4g , sắc uống làm 2 lần trong ngày .

Chữa đau dây thần kinh hông:

  • kê huyết đằng 20g, ngưu tất 12g, hồng hoa 12g, đào nhân 12g, nghệ vàng 12g, nhọ nồi 10g, cam thảo 4g. Sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

Hoặc: kê huyết đằng 20g, dây đau xương 20g, ngưu tất 20g, cẩu tích 20g, cốt toái bổ 12g, ba kích 12g, thiên niên kiện 8g, cốt khỉ củ 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa đau lưng:

Chữa đau các khớp tứ chi:

Chữa viêm khớp dạng thấp:

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img