Kim Tiền Thảo

Dược liệu Kim Tiền Thảo

  1. Tên khoa học: Herba Desmodii styracifolii.
  2. Tên gọi khác: Đồng tiền lông, Vẫy rồng, Mắt trâu.
  3. Tính vị, quy kinh: Vị ngọt, mặn, tính lương. Quy vào các kinh can, đởm, thận, bàng quang.
  4. Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất đã phơi hay sấy khô của cây Kim tiền thảo.
  5. Đặc điểm sản phẩm: Dược liệu có thân hình trụ, phủ đầy lông mềm, ngắn, màu vàng. Chất hơi giòn, mặt bẻ lởm chởm. Lá đơn hay kép mọc so le, mặt trên màu lục hơi vàng hoặc màu lục xám, nhẵn; mặt dưới hơi trắng, có lông. Gân hình lông chim. Mùi thơm.
  6. Phân bố vùng miền: Trung Quốc, Việt Nam: Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hà Tây,..
  7. Thời gian thu hoạch: Thu hoạch vào mùa hạ, mùa thu

I. THÔNG TIN CHI TIẾT

1. Mô tả thực vật:

Cây nhỏ cao 40-80cm, mọc bò. Thân rạp xuống, đâm rễ ở gốc rồi mọc đứng. Cành non hình trụ, khía vằn và có lông nhung màu gỉ sắt. Lá mọc so le gồm một hoặc ba lá chét, dài 2,5-4,5cm, rộng 2-4cm, lá chét giữa hình mắt chim, các lá chét bên hình bầu dục, mắt chim; mặt trên lá màu lục lờ và nhẵn, mặt dưới có lông trắng bạc và mềm. Cụm hoa chùm hay chùy ở nách hay ở ngọn, có lông mềm màu hung hung, thường có lá ở gốc các hoa. Hoa màu hồng, xếp 2-3 cái một. Quả thõng, hơi cong hình cung, có ba đốt. Ra hoa tháng 6-9, kết quả tháng 9-10.

kim tiền thảo
Kim Tiền Thảo

2. Phân bố:

  • Thế giới: Trung Quốc
  • Việt Nam: Cây mọc ở một số tỉnh miền núi nước ta: Hòa Bình, Bắc Giang, Hà Nội, Lạng Sơn, Ninh Bình, Quảng Ninh…

3. Bộ phận dùng:

  • Phần trên mặt đất đã phơi hay sấy khô của cây Kim tiền thảo (Desmodium styracifolium (Osb.) Merr.), họ Đậu (Fabaceae)

4. Thu hái, chế biến và bảo quản

  • Thu hái: Thu hoạch vào mùa hạ, mùa thu, rửa sạch dược liệu, loại bỏ tạp chất, cắt thành đoạn ngắn, phơi khô.
  • Chế biến: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, cắt đoạn và phơi khô.
  • Bảo quản: Để nơi khô ráo, thoáng mát.

5. Mô tả dược liệu Kim Tiền Thảo

Dược liệu có thân hình trụ thiết diện khoảng 0,2-0,3cm, cắt ngắn thành đoạn 3-5cm, phủ đầy lông mềm, ngắn, màu vàng. Chất hơi giòn, mặt bẻ lởm chởm. Lá đơn hay kép mọc so le, lá kép gồm 3 lá chét, tròn hoặc thuôn, đường kính 2-4cm, đỉnh tròn, tù, gốc hình tim hoặc tù, mép nguyên, mặt trên màu lục hơi vàng hoặc màu lục xám, nhẵn; mặt dưới hơi trắng, có lông. Gân hình lông chim, cuống dài 1-2cm, hai lá kèm hình mũi mác dài khoảng 0,8cm. Mùi thơm.

6. Thành phần hóa học:

Kim tiền thảo có chứa polysaccharid, saponin triterpenic, các flavonoid như isovitexin, vicenin glycosid, isoorientin,… và các chất khác như desmodimin, desmodilacton, lupenon, lupcol, tritriacontan, acid stearic,…

7. Phân biệt thật giả:

8. Công dụng – Tác dụng:

  • Tác dụng: Thanh thấp nhiệt, lợi tiểu.
  • Công dụng: Chủ trị: Nhiệt lâm, thạch lâm, phù thũng, hoàng đản.

9. Cách dùng và liều dùng:

  • Ngày dùng 15- 30g. Dạng thuốc sắc.

10. Lưu ý, kiêng kị

Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Kim Tiền Thảo

Trị sạn đường mật:

  • Sao Chỉ xác 10 – 15g, Xuyên luyện tử 10g, Hoàng tinh 10g, Kim tiền thảo 30g, Sinh Địa hoàng 6 – 10g (cho sau) sắc uống.
  • Kim tiền thảo 30g, Xuyên phá thạch 15g, Trần bì 30g, Uất kim 12g, Xuyên quân 10g (cho sau) sắc uống.
  • Bệnh viện Ngoại khoa thuộc Viện nghiên cứu Trung y Trung quốc đã công bố 4 ca sạn gan mật trị bằng Kim tiền thảo kết quả tốt (Tạp chí Trung y 1958,11:749).
  • Đồng tiền lông 20g, Rau má tươi 20g, Nghệ vàng 8g, Cỏ xước 20g, Hoạt thạch, Vảy tê tê, Củ gấu đều 12g, Mề gà 6g, Hải tảo 8g, nước 500ml sắc còn 200ml uống một lần lúc đói hoặc sắc 2 nước chia 2 lần uống trong ngày.

 Trị sạn tiết niệu:

  • Kim tiền thảo 30 – 60g, Hải kim sa 15g (gói vải), Đông quì tử 15g, Xuyên phá thạch 15g, Hoài Ngưu tất 12g, Hoạt thạch 15g, sắc uống.
  • Kim tiền thảo 30g, Xa tiền tử 15g (bọc vải), Chích Sơn giáp, Thanh bì, Ô dược, Đào nhân đều 10g, Xuyên Ngưu tất 12g, sắc uống.
  • Hoàng kỳ 20g, Đảng sâm 15g, Bạch truật 10g, Phục linh 30g, Kim tiền thảo 15g, Uy linh tiên 12g, Nội kim 10g, Chỉ xác sao 10g, sắc uống.
  • Hoàng kỳ 30g, Hoàng tinh 15g, Hoài Ngưu tất 15g, Kim tiền thảo 20g, Hải kim sa 15g (gói vải), Xuyên phá thạch, Vương bất lưu hành đều 15g sắc uống. Trị chứng thận hư thấp nhiệt có sạn.

Có thể dùng độc vị Kim tiền thảo sắc uống thay nước chè để tống sỏi.

Trị bệnh trĩ:

  • Mỗi ngày dùng toàn cây Kim tiền thảo tươi 100g (nếu khô 50g) sắc uống. Nghiêm tư Khôn đã theo dõi trên 30 ca sau khi uống thuốc 1 – 3 thang hết sưng đau, đối với trĩ nội ngoại đều có kết quả tốt. (Tạp chí Bệnh Hậu môn đường ruột Trung quốc 1986,2:48).

Chữa viêm thận, phù, viêm gan, viêm túi mật:

  • Kim tiền thảo 40g; Mộc thông, Ngưu tất mỗi vị 20g; Dành dành, chút chít, mỗi vị 10g, sắc uống, ngày một thang.

Tham khảo nguồn:

  • Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img