Mã Tiền

Mã Tiền – Một dược liệu quý có tác chữa bệnh hiệu quả, Mã Tiền có quả giống quả cam nên dễ nhầm lẫn, ăn phải có thể gây chết người bởi độc tính của mã tiền

Dược liệu Mã Tiền

  1. Tên khoa học: Semen Strychni
  2. Tên gọi khác: củ chi, phiên mộc miết, mắc sèn sứ, co bên kho, co sét ma
  3. Tính vị, quy kinh: cay , lạnh, có đại độc. Vào các kinh can, tỳ.
  4. Bộ phận dùng: hạt
  5. Đặc điểm sản phẩm:  Hạt hình đĩa dẹt, hơi dày lên ở mép, màu xám nhạt đến vàng nhạt. Mặt hạt phủ một lớp lông tơ bóng mượt mọc ngả theo chiều từ tâm hạt tỏa ra xung quanh. Rốn hạt là một lỗ chồi nhỏ ở giữa một mặt hạt.  Hạt không mùi, vị rất đắng.
  6. Phân bố vùng miền:
    – Thế giới: Ấn Độ, Sri lanka, Malaysia, Thái Lan, Bắc Australia, Trung Quốc.
    – Việt Nam: phân bố ở hầu khắp các tỉnh vùng núi nước ta: Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hoà Bình, Bắc Giang, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị… đặc biệt có nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên, Tây Ninh, Đồng Nai, Long An, Kiên Giang.
  7. Thời gian thu hoạch: mùa thu đông

MÃ TIỀN

1. Mô tả thực vật Mã Tiền

Cây gỗ cao 5-12m, tới 25m, phân cành trên 7m. Vỏ thân màu xám trắng. Cành non nhẵn, đôi khi có gai ở nách lá. Lá đơn, mọc đối, mặt trên bóng có 5 gân hình cung, gân nhỏ hình mạng. Cụm hoa mọc ở nách lá đầu cành, hình ngù tán, mỗi ngù có 8-10 hoa, 4-6 ngù họp thành tán. Hoa trắng hoặc vàng nhạt, có mùi thơm. Quả thịt hình cầu, đường kính 2,5-4cm khi chín màu vàng lục, chứa 1-5 hạt hình tròn dẹt như chiếc khuy áo, một mặt lồi, một mặt lõm, có lông mượt bóng.

mã tiền
Cây dược liệu Mã Tiền

2. Phân bố

  • Thế giới: Cây có nguồn gốc Đông Nam Á và Úc, thường gặp ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Người ta tìm thấy trong tất cả ở Ấn Độ trong những rừng dầy lá.
  • Việt Nam: Cây mọc hoang ở các vùng núi khắp nước ta.

3. Bộ phận dùng

Hạt đã phơi hay sấy khô lấy từ quả chín của cây Mã tiền ( Strychnos nux – vomica L.) hoặc cây Hoàng Nàn (Strychnos Wallichiana Steud. ex DC.), họ Mã tiền ( Loganiaceae)

4. Thu hái, chế biến và bảo quản

  • Thu hái: Thu hoạch vào mùa đông, hái những quả già, bổ ra lấy hạt, loại bỏ cơm quả, hạt lép, non hay đen ruột, phơi nắng hay sấy ở nhiệt độ 50 – 60 o¬C đến khô. Lấy hạt mã tiền sạch, sao với cát sạch cho phồng đến khi có màu nâu thẫm hoặc màu hạt dẻ sẫm. Khi ngoài vỏ có đường tách nẻ, thì đỗ hạt và cát ra; rây bỏ hết cát, cho hạt vào máy rây cho sạch lông nhung đã bị cháy.
  • Chế biến: Hạt mã tiền tẩm dầu vừng: Cho hạt mã tiền sạch vào nước hoặc nước vo gạo, ngâm một ngày đêm; hay cho hạt mã tiền vào nước đun sôi, lấy ra, lại ngâm nước rồi lại lấy ra vài lần như vậy cho đến khi thấy mềm. Lấy hạt, cạo bỏ vỏ hạt, bỏ cây mầm thái mỏng, sấy khô tẩm dầu vừng ( mè) một đêm; lấy ra sao đen màu vàng, để nguội cho vào lọ đậy kín
  • Bảo quản: Độc bảng A. Để nơi khô ráo, tránh mốc, mọt.

5. Mô tả dược liệu Mã Tiền

Loài Strychnos nux – vomica L.: Hạt hình đĩa dẹt, hơi dày lên ở mép; một số hạt hơi méo mó, cong không đều, đường kính 1,2 – 2,5 cm, dày 0,4 – 0,6 cm, màu xám nhạt đến vàng nhạt. Mặt hạt phủ một lớp lông tơ bóng mượt mọc ngả theo chiều từ tâm hạt tỏa ra xung quanh. Rốn hạt là một lỗ chồi nhỏ ở giữa một mặt hạt. Sống noãn hơi lồi chạy từ rốn hạt đến lỗ nõan (là một điểm nhỏ cao lên ở trên mép hạt). Hạt có nội nhũ sừng màu vàng nhạt hay hơi xám, rất cứng. Cây mầm nhỏ nằm trong khoảng giữa nội nhũ phía lỗ noãn. Hạt không mùi, vị rất đắng.

dược liệu Mã Tiền
Dược liệu Mã Tiền giống quả cam6. Thành phần hóa học Mã Tiền

Hạt Mã tiền có chứa các alcaloid chính là strychnin, brucin và các alcaloid -B-colubrin vomicon, novacin, icagin và loganin. Strychnin là một chất độc.

7. Phân biệt thật giả

8. Công dụng – Tác dụng

  • Tác dụng: Thông kinh hoạt lạc giảm đau, manh gân cốt, tán kết tiêu sưng.
  • Công dụng: Chủ trị: Phong thấp, tê, bại liệt; đau khớp dạng phong thấp, nhức mỏi chân tay, đau dây thần kinh, sưng đau do sang chấn,  nhọt độc sưng đau.

9. Cách dùng và liều dùng Mã Tiền

Dùng Mã tiền chế.

Ngày dùng trung bình: Người lớn 0,05 g/ lần, 3 lần trong 24 giờ, liều tối đa 0,10 g/ lần, 3 lần trong 24 giờ. Trẻ em từ 2 tuổi trở xuống không được dùng. Trẻ em từ 3 tuổi trở lên, dùng 0,005 g cho mỗi tuổi. Dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Không dùng quá liều quy định.

Dùng quá liều có thể ngộ độc: Chân tay máy động, kinh giật khó thở, nặng thì có thể hôn mê.

10. Lưu ý, kiêng kị

Không dùng cho phụ nữ có thai,cho con bú.

Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Mã Tiền

Trị viêm khớp và viêm đa khớp dạng thấp: thuốc có tác dụng hoạt lạc chỉ thống.

Cách chế:

Bỏ Mã tiền vào nồi đất cho vào 300g đỗ xanh và nước vừa đủ nấu cho đến lúc đỗ xanh nứt ra là được. Lấy Mã tiền ra bóc vỏ đen, cắt thành lát mỏng phơi khô, lại cho vào nồi có cát sao thành màu vàng đen. Nhũ hương, Một dược bỏ lên miếng ngói sao bỏ dầu (đến lúc thấy hết sủi bọt là được), Ngưu tất, Cam thảo, Thương truật, Ma hoàng, Toàn yết, Cương tàm đều bỏ vào nồi đất sao vàng. Tất cả tán xay thành bột mịn trộn đều.

Cách dùng:

  • Người cơ thể khỏe mỗi lần uống 0,5 – 1g, cơ thể yếu và người già giảm liều.
  • Uống với rượu trước lúc ngủ (sau khi uống tránh gió).
  • Bài này trị các chứng đau khớp do phong thấp, Đau lưng, đau cánh tay, chứng tê dại toàn thân hoặc khu trú.

Tan ứ, tiêu thũng: trị sưng nhọt độc, ung nhọt và thương tích do bị đánh, ngã…

  • Hạt mã tiền chế, thanh mộc hương, sơn đậu căn, liều lượng như nhau. Nghiền thành bột. Thổi vào họng. Trị họng sưng đau.

Trừ phong, cắt cơn động kinh:

  • Bài thuốc: hạt mã tiền (bỏ lông ngoài) 32g, dầu vừng 1.000g, giun đất sấy khô 8 con (nghiền thành bột). Cho dầu vừng vào chảo đun sôi, thả hạt mã tiền vào, rán đến khi có màu đỏ tía, lấy ra, nghiền thành bột. Trộn với bột giun đất, lấy bột mì làm hồ, hoàn bằng hạt cải. Mỗi lần uống 0,35 – 1g (trẻ em giảm bớt liều), uống lúc sắp đi ngủ với nước muối. Trị chứng điên giản co rút, lên cơn nhiều lần không khỏi.

Cường cân khởi nuy (bền gân, khỏi mềm nhũn): trị tê bại cơ, gân, chân tay yếu mềm nhũn.

  • hạt mã tiền 63g, tỳ giải 63g, ngưu tất 63g, thịt rắn đen 63g, tục đoạn 63g, rết 63g, dâm dương hoắc 63g, đương quy 63g, nhục thung dung 63g, cẩu tích 63g, mai mực 63g, mộc qua 63g, thỏ ty tử 80g, tằm vôi 125g. Bỏ riêng dâm dương hoắc sắc lấy nước để làm hoàn, các vị khác nghiền chung thành bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 0,8 – 1,5g (người yếu mệt giảm liều), uống với nước sôi còn ấm. Trị di chứng của trẻ em tê bại.

Kiêng kỵ:

Người mất ngủ và di tinh cấm uống. Hạt mã tiền rất độc, nếu dùng theo đường uống phải qua chế biến và bào chế. Sau khi uống phải tránh gió. Nếu thấy ngộ độc (giật giật ở môi và các cơ; nặng hơn thấy ngáp, nước dãi chảy nhiều, nôn mửa, sợ ánh sáng, mạch nhanh và yếu…), có thể lấy nhục quế 8g sắc uống để giải độc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img