Dược liệu Màng Tang
- Tên khoa học: Litsea cubeba
- Tên gọi khác:
- Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm
- Bộ phận dùng: quả, rễ, lá
- Đặc điểm dược liệu:
- Phân bố vùng miền: Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang
- Thời gian thu hoạch: Thu quả vào mùa hè, rễ và lá thu hái quanh năm
I. THÔNG TIN CHI TIẾT
1. Mô tả thực vật
Cây nhỏ hay cây nhỡ cao 6 -8 m. Cành hình trụ, vỏ màu xám, có khía dọc và nhiều nốt sần nhỏ.
Lá mọc so le, hình mác, dài 7 – 10 cm, rộng 2 – 2.5 cm, gốc thuôn, đầu nhọn, hai mặt nhẵn, mặt trên màu lục, sẫm bóng, mặt dưới trắng xám, cuống lá dài 1 – 1.2 cm. Lá vò ra có mùi thơm mát.
Cụm hoa mọc ở kẽ lã thành chùm gồm nhiều tán đơn, có cuống chung dài 0.8 – 1 cm mỗi tán có 4 – 6 hoa đơn tính màu trắng, lá bắc 4, khum, nhẵn ở mật ngoài, có lông ngắn ở mặt trong, bao hoa có ống ngắn 6 thùy, gần bằng nhau xếp thành hai hàng, hoa đực có 9 nhị, 6 cái ở phía ngoài dài 2 mm, bao phấn thuôn dẹt, chỉ nhị mảnh, có lông ở gốc, 3 cái phía trong thụt, chỉ nhị có tuyến, hoa cái chỉ còn những chỉ nhị (vết tích của nhị tiêu giảm), 3 cái phía trong có tuyến dẹt ở gốc, bầu hình trứng, nhẵn.
Quả mọng, hình tròn, hoặc hình trứng, khi chín màu đen. Mùa hoa, tháng 3 -5, mùa quả 7 -8
2. Phân bố
Thế giới: phân bố phổ biến từ vùng Đông Himalaya đến khắp vùng Đông Á và Đông Nam Á, bao gồm Trung Quốc, Mianma, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, Lào, Ấn Độ, Indonesia (Java) và một vài nơi khác
Việt Nam: màng tang phân bố hầu như ở tất cả các tỉnh trung du, miền núi, cây mọc tập trung nhiều ở tính dọc theo đường biên giới phía bắc như Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La và một số tỉnh khác như Bắc Cạn, Tuyên Quang, Yên Bái, Hòa Bình, Thanh Hóa và ở miền Nam như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Kon Tum đặc biệt là ở Lâm Đồng, Đắc Lắc
3. Bộ phận dùng
- Rễ thu hái quanh năm
- Quả hái vào mùa hạ
4. Thu hái, chế biến và bảo quản
- Rễ thi hái quanh năm, phơi khô
- Quả hái vào mùa hạ, phơi khô hoặc cất lấy tinh dầu
5. Mô tả dược liệu
Màng tang hay sơn kê tiêu là cây bụi hoặc thường xanh, cao 5-12m, thuộc họ Nguyệt quế. Đây là loài bản địa của Đông Nam Á và Trung Quốc. Lá và quả màng tang dùng để chiết tinh dầu, nhưng tinh dầu lá màng tang chất lượng thấp. Gỗ màng tang có thể làm đồ nội thất, mỹ nghệ. Một số bộ phận của cây được dùng làm thuốc.
Quả màng tang được dùng làm hạt đạn đồ chơi bắn phốc của trẻ em các tỉnh miền núi thời xưa
- Màng tang có vị cay, đắng, tính ấm
6. Thành phần hóa học chính.
Tinh dầu (hàm lượng tinh dầu cao nhất lúc quả xanh bóng điểm chấm trắng):
- Tinh dầu quả : citral, methylheptenin, limonene, dipenten, linalol
- Tinh dầu hoa chứa : citral, alcol tự do, ester, geraniol, terpineol
- Tinh dầu lá chứa : cineol, camphen, α- terpineol, sesquiterpen
- Tinh dầu vỏ thân chứa : citral, citronelal, geramol, ester
Alcaloid : isocorydin, laurotetanin, isoboldin, laurolitain ….
- Hạt chứa dầu béo, acid lauric, acid capric, acid myristic, acid béo không no
8. Công dụng – Tác dụng
Tác dụng : Tính kháng khuẩn và kháng nấm mạnh, giúp làm sạch không khí.
Công dụng :
- Rễ cây được dùng trị ngoại cảm, nhức đầu đau dạ dày, phong thấp đau nhức xương đau ngang thắt lưng, đòn ngã tổn thương, đầy hơi, sản hậu ứ trệ bụng đau, kinh nguyệt không đều.
- Trị rắn độc cắn
- Trị bụng lạnh, đau, đầy hơi, nấc, kiết lỵ, nôn mửa.
- Quả cũng dùng trị ăn uống không tiêu, đau dạ dày.
- Lá dùng ngoài trị nhọt, viêm mủ da, viêm vú và trị rắn cắn.
- Tinh dầu màng tang có Tinh dầu có tinh nóng có thể pha chế làm dầu xoa bóp, làm tan chô bầm tím, làm khô miệng vết thương. Dùng trong kỹ nghệ sản xuất nước hoa, kỹ nghệ hương liệu.
- Màng Tang Là nguồn tinh dầu giàu citral, được dùng trong kỹ nghệ dược để tổng hợp vitamin A để điều trị bệnh khô mắt, quáng gà.
9. Liều dùng – cách dùng
- Liều dùng : quả 3 – 9 g / ngày, rễ 10 – 15 g/ ngày dưới dạng thuốc sắc.
Một số bài thuốc từ cây dược liệu
- Chữa cảm lạnh, nấc không đứt: Màng tang, riềng ấm, lượng 2 vị bằng nhau, tán nhỏ thành bột, mỗi lần uống 4g, ngày 3 – 4 lần, chiêu với nước nóng, pha thêm ít giấm
- Chữa tỳ vị hư mãn, hàn khí thương công ư tâm (biển thuốc tâm thư): Màng tang, cao lương khương, nhục quế, đinh hương, hậu phác (sao nước gừng) cát cánh, trần bì, tam lăng, cam thảo, mỗi vị 45g, hương phụ 90g. Nghiền thành bột, mỗi lần dùng 12g bột, với gừng 3 lát, nước 1 bát sắc, còn đổ 7 phần, uống cả bã
- Cảm mạo phong hàn: Lá màng tang, lá bưởi, lá sả, cây bạc hà (hoặc kinh giới, tía tô) mỗi thứ một nắm nấu nước để xông. Hoặc có thể lấy rễ màng tang 40g, sắc nước pha chút đường đỏ, uống nóng, dùng liền 3 ngày.
- Đau nhức xương do thay đổi thời tiết: Rễ màng tang 30g rửa sạch, đổ 500ml nước sắc nhỏ lửa còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày, 5 ngày một liệu trình.
- Chữa nấc do cảm lạnh: Quả màng tang, tán bột, mỗi lần uống 4g, ngày 3-4 lần, chiêu với nước nóng pha thêm ít giấm.
- Rối loạn tiêu hóa do thức ăn sống, lạnh: Quả màng tang 8g, lá chè 4g, mơ lông 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3-4 lần.
- Tỳ vị kém, ăn kém, tiêu hóa kém, đầy bụng: Quả màng tang 10g, gừng 5g, trần bì 5g, thủy xương bồ 5g, sắc uống ngày 1 lần. Dùng 3-5 ngày.
- Viêm xoang mũi dị ứng: Người bệnh dễ hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, nhức đầu, đau mỏi gáy khi thời tiết thay đổi: Lá màng tang 60g, toàn cây viễn chí 100g, lá ngải cứu 60g, đều dùng tươi, nấu với nước pha ấm, tắm toàn thân và gội đầu mỗi sáng 1 lần, làm 7 ngày liên tiếp.
- Căng cơ do vận động nhiều: Lá màng tang 20g, bạc hà 4g, hương phụ 4g, ngũ gia bì gai 20g, tiên mao 16g; đều dùng thuốc tươi, giã nhuyễn, thêm rượu trắng bó vào chỗ đau khoảng 3 giờ, ngày thay thuốc 1 lần.