Ngưu Bàng Tử

Ngưu bàng tử (tên khác đại đao), có công dụng chữa cảm cúm, thông tiểu và chữa sốt, chữa sưng vú, cổ họng sưng đau, viêm phổi, viêm tai…

Dược liệu Ngưu Bàng Tử

  1. Tên khoa học: Fructus Arctii lappae
  2. Tên gọi khác: đại đao, á thực, hắc phong tử, thử niêm tử
  3. Tính vị, quy kinh: Cay, đắng, lạnh. Vào các kinh phế, vị.
  4. Bộ phận dùng: Quả
  5. Đặc điểm sản phẩm: Quả hình trứng ngược dài, hơi dẹt, hơi cong. Mặt ngoài màu nâu hơi xám, có đốm màu đen, có vài cạnh dọc, thường có 1 – 2 cạnh giữa tương đối rõ. Đỉnh tròn tù, hơi rộng, có vòng tròn ở đỉnh và vết vòi nhụy nhọn còn sót lại ở chính giữa. Vỏ quả tương đối cứng, khi nứt ra, trong có một hạt. Vỏ hạt mỏng, hai lá mầm màu trắng hơi vàng, có dầu. Không mùi, vị đắng, hơi cay và tê lưỡi.
  6. Phân bố vùng miền: Thế giới: vùng ôn đới ấm thuộc Nam Âu hoặc Tây Á, vùng cận Himalaya, Ấn Độ, Nepal, Trung Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Việt Nam: Sa Pa, Lào Cai, Lai Châu.
    7. Thời gian thu hoạch: mùa thu

I. THÔNG TIN CHI TIẾT

1. Mô tả thực vật

Ngưu bàng là một cây sống hằng năm hay 2 năm, cao chừng từ 1-1,5m. Phía trên phân nhiều cành. Lá mọc thành hoa thị ở gốc và mọc so le ở trên thân. LÁ to rông. Hình tim, đương kính tới 40-50cm, cuống lá dài, mặt dưới lá mang nhiều lông trắng. Hoa tự hình đầu, mọc ở đầu cành, đường kính 2-4cm, cánh hoa màu hơi tím. Quả bé màu xám nâu hơi cong. Mùa hoa tháng 6-7, mùa quả tháng 7-8.

Dược liệu Ngưu Bàng Tử

2. Phân bố

  • Thế giới: vùng ôn đới ấm thuộc Nam Âu hoặc Tây Á, vùng cận Himalaya, Ấn Độ, Nepal, Trung Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc.
  • Việt Nam: Sa Pa, Lào Cai, Lai Châu.

3. Bộ phận dùng

  • Quả chín phơi khô của cây Ngưu bàng (Arctium lappa L.), họ Cúc (Asteraceae).

4. Thu hái, chế biến và bảo quản

  • Thu hái: Thu hoạch vào mùa thu, hái lấy chùm quả chín, phơi khô, đập nhẹ lấy quả, loại bỏ tạp chất rồi lại phơi khô.
  • Chế biến:
    Ngưu bàng tử: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, phơi khô, khi dùng đập thành từng mảnh.
    Ngưu bàng tử sao: Cho Ngưu bàng tử sạch vào nồi, sao nhỏ lửa đến khi hơi phồng lên, hơi có mùi thơm. Khi dùng giã nát.
  • Bảo quản: Để nơi khô, mát.

5. Mô tả dược liệu Ngưu Bàng Tử

Quả hình trứng ngược dài, hơi dẹt, hơi cong, dài 5 – 7 mm, rộng 2 – 3 mm. Mặt ngoài màu nâu hơi xám, có đốm màu đen, có vài cạnh dọc, thường có 1 – 2 cạnh giữa tương đối rõ. Đỉnh tròn tù, hơi rộng, có vòng tròn ở đỉnh và vết vòi nhụy nhọn còn sót lại ở chính giữa. Đáy quả hơi hẹp lại. Vỏ quả tương đối cứng, khi nứt ra, trong có một hạt. Vỏ hạt mỏng, hai lá mầm màu trắng hơi vàng, có dầu. Không mùi, vị đắng, hơi cay và tê lưỡi.

Dược liệu Ngưu Bàng Tử
Dược liệu Ngưu Bàng Tử

6. Thành phần hóa học

Trong quả ngưu bàng  người ta chiết xuất được 15-20% chất béo và một chất gọi là glucozit gọi là acttin C27H34O11. H2O. Ngòa ra còn lappin (ancaloit).

Khi thủy phân chất acttin (arotiin) bằng axit nhẹ, ta sẽ được chất actigenin C21H24O6 và glucoza. Trong chất béo thành phần chủ yếu gồm các glierit của các axit panmitic, stearic và oleic. Trong rễ ngưu bàng có tới 57% inulin ( có khi tới 70% ), 5-6% glucoza, một ít chất béo (0,4%), chất nhầy, chất đắng, nhựa và muối kali (nitrat và cacbonat). Trong lá có men oxydara rất mạnh.

7. Phân biệt thật giả

..

8. Công dụng – Tác dụng

  • Tác dụng: Giải biểu nhiệt, tuyên phế, thấu chẩn, giải độc, thông lợi hầu họng.
  • Công dụng: Chủ trị: Cảm mạo phong nhiệt, ho đờm nhiều, sởi, hầu họng sưng đau, quai bị, ngứa, mụn nhọt, đơn độc, nhọt độc sưng lở.

9. Cách dùng và liều dùng

  • Ngày dùng 6 – 12 g, dạng thuốc sắc.

10. Lưu ý, kiêng kị 

11. Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Ngưu Bàng Tử

  • Chữa đậu chẩn mọc trong cổ họng:

Ngưu bàng tử 8g, cát cánh 6g, cam thảo 3g sắc uống trong ngày.

  • Chữa cảm mạo, Thủy thũng, chân tay phù:

Ngưu bàng tử 80g sao vàng. Ngày uống 8g bột này chia làm 3 lần uống, dùng nước nóng chiêu thuốc.

  • Chữa trẻ con lên đậu mọc không thuận, nóng sốt cổ họng tắc:

Ngưu bàng (sao) 5g, kinh giới tuệ 1g, cam thảo 2g, nước 200ml, sắc còn 50ml cho uống. Nếu đậu mọc rồi vẫn uống được. Nếu đại tiện lợi chớ dùng.

  • Bài thuốc chữa phù thận cấp tính:

Ngưu bàng tử 6g (nửa sao, nửa uống) , phù bình ( Sao khô ), 6g, tất cả tán nhỏ ngày uống 3 lần mỗi lần uống 5g dung nước nong chiêu thuốc ( Kinh nghiệm của Diệp Quyết Tuyền ).

Một Số Bài Thuốc Khác Với Ngưu Bàng

Tán nhiệt, giải biểu: Các chứng cảm mạo phong nhiệt, toàn thân phát sốt, sợ lạnh, miệng khát họng rát, ho, khạc ra đờm vàng.

  • Bài 1: Ngưu bàng tử 12g, bạc hà 6g, thuyền thoái 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
  • Bài 2: Ngưu bàng tử 24g, kim ngân 40g, liên kiều 40g, cát cánh 24g, bạc hà 24g, cam thảo 20g, đạm đậu xị 20g, hoa kinh giới 16g, lá tre 4g. Tán bột, lấy 24g hãm với nước sôi để uống, ngày 3 – 4 lần tùy theo bệnh nặng nhẹ.

Thúc sởi, tống độc: Dùng khi bệnh sởi chưa mọc, phát ban, mụn nhọt.

  • Bài 1: Ngưu bàng tử 16g, kinh giới tuệ 8g, cát căn 12g, bạc hà 4g, liên kiều 12g, tiền hồ 8g, cát cánh 8g, hạnh nhân 12g. Sắc uống.
  • Bài 2: Ngưu bàng tử 8g, cát cánh 6g, kinh giới tuệ 6g, cam thảo 3g, sắc uống trong ngày. Nếu đậu chẩn đã mọc vẫn uống được nhưng không dùng cho người bị đi phân lỏng, tỳ vị hư hàn.

Mát họng, giảm đau: Dùng khi phong nhiệt sinh ra viêm hạnh nhân, viêm yết hầu.

  • Bài thuốc: Ngưu bàng tử 16g, đại hoàng 12g, phòng phong 12g, bạc hà 4g, kinh giới tuệ 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Trừ đờm, dịu hen: Khi phong nhiệt nhiễm vào phổi, ho, hen có đờm.

  • Bài thuốc: Ngưu bàng tử 12g, kinh giới 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Ngưu bàng dùng trong các món ăn:

  • Gà hầm ngưu bàng căn: Dùng cho các trường hợp cơ thể suy nhược, hai chân yếu mỏi.
  • Ngưu bàng căn, lô căn hầm ruột lợn: Dùng cho các trường hợp trĩ và trĩ xuất huyết, viêm nứt hậu môn.
  • Bánh bột ngưu bàng: Ngưu bàng căn 15g tán mịn, bột gạo tẻ 80g thêm nước trộn đều nặn thành bánh bột, thả vào nước đậu phụ nấu, thêm hành, tiêu, gia vị, ăn khi đói. Dùng cho các bệnh nhân cao tuổi có biểu hiện tăng huyết áp, di chứng tai biến mạch máu não, hoặc nghẽn mạch tạm thời liệt mặt, động kinh máy giật vùng mặt mắt.
  • Canh dưỡng sinh gồm ngưu bàng căn, cà rốt, nấm đông khô được coi là thuốc chữa bách bệnh có khả năng ngăn ngừa và trị một số bệnh ung thư; mỗi ngày dùng khoảng 30g ngưu bàng căn.
    Cuống lá và thân cây dùng cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường do có tác dụng hạ glucose máu và tăng lượng glycogen trong gan.
  • Nước ép ngưu bàng căn: Ngưu bàng căn ép lấy nước 20ml, cho uống sau khi ăn. Dùng cho các trường hợp kích ứng bồn chồn, hồi hộp lo lắng, mất ngủ.

II. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU

1. Bột

Màu nâu hơi xanh lục; tế bào đá của vỏ quả hơi dẹt, hình thoi, thon nhỏ dần, hình bầu dục dài hoặc hình trứng thon dần, thấy có khảm nhỏ khi nhìn trên bề mặt. Nhìn từ phía bên, thấy hình gần chữ nhật hoặc thon dài, hơi cong, dài 70 – 224 m, rộng 13 – 70 m; thành tế bào dày tới 20 m, hoá gỗ, có các lỗ, bề ngang rộng ra. Khi nhìn ngang, thấy tế bào vân lưới của vỏ quả giữa, có hình đa giác, thành tế bào có những đốm dày. Nhìn dọc, thấy tế bào thon dài, thành tế bào có vân nhỏ, dày đặc, đan chéo. Tinh thể calci oxalat hình lăng trụ có đường kính 3 – 9 m, có nhiều trong tế bào mô mềm màu vàng của vỏ quả giữa, đường viền của các tế bào đá nhìn không rõ. Các tế bào lá mầm chứa đầy hạt aleuron, một số tế bào chứa những cụm tinh thể calci oxalat và những giọt dầu nhỏ.

2. Định tính

A. Quan sát bột dược liệu dưới ánh sáng tử ngoại (365 nm) thấy có huỳnh quang màu lục.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G, dày 0,25 mm, sấy ở 120 oC trong 1 giờ.

Dung môi khai triển: Cloroform – methanol – nước (40 :  8: 1).

Dung dịch thử: Lấy 0,5 g bột dược liệu, thờm 20 ml  ethanol 95% (TT), chiết siêu âm  30 phút, lọc. Bốc hơi dịch lọc tới cắn, hoà cắn trong 2 ml methanol (TT) được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 0,5 g bột Ngưu bàng (mẫu chuẩn), chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 l  mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai khoảng 12 cm, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng.  Phun dung dịch acid sulphuric 10% trong ethanol (TT). Sấy bản mỏng đến khi hiện rõ vết.

Các vết trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có màu sắc và giá trị Rf giống các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

3. Các chỉ tiêu đánh giá khác

Độ ẩm

Không quá 12% (Phụ lục 9.6, 1  g, 105 oC, 5 giờ).

Tro toàn phần

Không quá 7% (Phụ lục 9.8).

Tro khụng tan trong acid

Không quá 2,0% (Phụ lục 9.7)

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 14,0%.

Dùng 2,5 g dược liệu. Tiến hành theo phương pháp chiết ngâm lạnh (Phụ lục 12.10), dùng ethanol 50% (TT)  làm dung môi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006

Tham khảo thêm

Quả Trám

Quả Trám kho cá, thịt rát ngon & là món quê của miền núi phía Bắc. Ngoài ra Trám còn là vị thuốc quý... Trám...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
5
minutes
cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img