Tiền Hồ

Dược liệu Tiền Hồ

  1. Tên khoa học: Radix Peucedani
  2. Tên gọi khác: Quy nam, tử hoa tiền hồ, thổ dương quy, sạ hương thái
  3. Tính vị, quy kinh: Cay, đắng, mát. Quy vào các kinh phế, tỳ.
  4. Bộ phận dùng: Rễ
  5. Phân bố vùng miền: Thế giới: Trung Quốc ( Thiềm Tây, Quảng Châu, Hàng Châu, An Huy). Việt Nam: Lạng Sơn
  6. Thời gian thu hoạch: mùa đông đầu xuân

I. THÔNG TIN CHI TIẾT

1. Mô tả thực vật

Cây thuộc thảo, cao 0,7-1,4m, mọc thẳng đứng, trên có phần nhánh, thân có khía dọc. Lá ở gốc cây lớn, 1-2 lần xẻ lông chim, cuống dài 14-30cm, phiến lá chia thành thùy hình bầu dục có răng cưa to. Lá ở thân nhỏ, cuống ngắn có bẹ lá phồng và rộng. Lá ở phía không cuống hay thu lại còn bẹ lá. Cụm hoa tán kép. Hoa màu tím. Quả hình bầu dục, cụt ở hai đầu, 5-7mm, rộng 3-5mm. Phân liệt quả, có múi ở cạnh, khi chưa chín 2 phân liệt quả dính chặt vào nhau. Khi chín phân liệt quả ở tung ra, có dìa rộng và hơi dày.

tien-ho

Đặc điểm thực vật-Rễ tiền hồ hoa trắng: dược liệu hình trụ không đều hoặc hình chóp, hơi vặn, phần gần gốc thân hơi to, phần dưới thường phân nhánh và nhỏ dần. Mặt ngoài màu nâu đen hoặc vàng xám. Có nhiều vân ngắn xếp theo vòng ở phần trên của rễ. Thể chất cứng, dễ bẻ gãy. Mùi thơm, vị hơi đắng và cay.

Rễ tiền hồ hoa tím: tương tự tiền hồ hoa trắng, đôi khi có những vết của gốc thân còn sót lại, ở đầu rễ có vết tích của bẹ lá dạng màng. Mặt bẻ màu trắng, các tia xuyên tâm không thấy rõ

2. Phân bố

  •  Thế giới: Trung Quốc ( Thiềm Tây, Quảng Châu, Hàng Châu, An Huy)
  • Việt Nam: Lạng Sơn

3. Bộ phận dùng

  • Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Tiền hồ (Peucedanum decursivum Maxim), hoặc cây Tiền hồ hoa trắng (Peucedanum praeruptorum Dunn.), họ Hoa tán (Apiaceae).

4. Thu hái, chế biến và bảo quản

  • Thu hái: Thu hoạch vào mùa đông và đầu mùa xuân năm sau khi thân cây và lá đã héo hoặc trước khi cây có hoa, đào lấy rễ, loại bỏ rễ con, rửa sạch và phơi khô hoặc sấy ở nhiệt độ thấp.
  • Chế biến: Tiền hồ phiến: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái lát và phơi khô.

Mật tiền hồ (chế mật): Hoà loãng Mật ong trong lượng ít nước sôi, trộn đều Tiền hồ và Mật ong, ủ qua cho Mật ong thấm đều hết, cho vào chảo sao cho nhỏ lửa đến khi sờ không dính tay, lấy ra, để nguội. Dùng 2 kg mật ong cho 10 kg Tiền hồ.

  • Bảo quản: Nơi khô, mát, tránh mốc mọt.

5. Mô tả dược liệu Tiền Hồ

Rễ tiền hồ hoa trắng: dược liệu hình trụ không đều hoặc hình chóp, hơi vặn, phần gần gốc thân hơi to, phần dưới thường phân nhánh và nhỏ dần; dài 3 – 15 cm, đường kính 1 – 2 cm. Mặt ngoài màu nâu đen hoặc vàng xám. Đầu rễ thường có vết sẹo của gốc thân là vết tích của bẹ lá. Có nhiều vân ngắn xếp theo vòng ở phần trên của rễ, ở phần dưới có những rãnh dọc hoặc nếp nhăn dọc và các nốt ngang. Thể chất cứng, dễ bẻ gãy, vết gãy không phẳng, màu trắng hay vàng nhạt. Mặt cắt ở vỏ rải rác có nhiều đốm màu vàng nâu, tầng phát sinh libe gỗ là một vòng màu nâu có thể quan sát thấy bằng mắt thường; có nhiều tia tỏa ra từ vùng tâm của rễ. Mùi thơm, vị hơi đắng và cay.

tien ho 945 1

 

Rễ tiền hồ hoa tím: tương tự tiền hồ hoa trắng, đôi khi có những vết của gốc thân còn sót lại, ở đầu rễ có vết tích của bẹ lá dạng màng. Mặt bẻ màu trắng, các tia xuyên tâm không thấy rõ.

6. Thành phần hóa học

Trong tiền hồ, người ta phân tích thấy có chất glucozit còn gọi là nodakenin có công thức C20H24O9′ tinh dầu, tanin, spongosterola.

  • Chất nodakenin, khi thuỷ phân sẽ cho nodakenitin hay nodagenin C14H24O9 và glucoza.
  • Nodakenin có độ chảy 2150c, tan trong ête, dầu hoả, benzen.
  • Nodakentin có độ chảy 1850C.

7. Phân biệt thật giả

8. Công dụng – Tác dụng

  • Tác dụng: Tán phong thanh nhiệt, giáng khí, hoá đàm.
  • Công dụng: Chủ trị: Ho và suyễn do phế thực nhiệt có nhiều đàm màu hơi vàng và dính, ho do ngoại cảm phong nhiệt.

9. Cách dùng và liều dùng

  • Ngày dùng 3 – 9 g, thường phối hợp với các thuốc khác.

10. Lưu ý, kiêng kị 

Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Tiền Hồ

Chữa viêm khí quản, đờm không tiết ra được:

Trị ho, nước dãi chảy ra đặc và dính, Tâm, ngực không lợi, có lúc nóng phiền. Nếu đờm nhiều, vàng đặc có thể gia thêm

 

Bài Sâm tô ẩm: Trị ngoại cảm phong hàn, sợ lạnh, sốt, không có mồ hôi, đầu đau, ho đờm trắng, ngực đầy tức, rêu lưỡi trắng, mạch nhươc. Người có thai bị hàn đàm, người trúng độc cua cá, người ngộ độc Rươu cũng có thể dùng được bài này.

Hạnh tô tán: Chữa ngoại cảm lương táo, nhức đầu nhẹ, ho đờm loãng, tắc mũi, rêu lưỡi trắng, mạch huyền.

  • Hạnh nhân, Cát cánh đều 10g, Tô diệp, Trần bì, Bạch linh, Tiền hồ, Bán hạ đều 8g, Chỉ xác, Cam thảo, Sinh Khương đều 6g, Đại táo 3 quả. sắc, chia uống 3 lần trong ngày.

Bài Gia vị tam ảo thang

  • Bách hợp 15g, Mạch môn 9g, Chích Ma hoàng 6g, Cam thảo 6g, Hạnh nhận 6g, Tiền hồ 6g, Chích Đâu linh 12g, Cát cánh 6g, Xuyên Bối mẫu 6g, Tử uyển 9g, Ngũ vị tử 6g, Bách bộ 6g. Sắc, chia uống 3 lần trong ngày.

Chữa viêm Phế quản mạn tinh.

  • Gia giảm: Người hàn đàm thêm chế Nam tinh 5g; thấp đàm thêm Bán hạ 9g, Quất hồng 9g; tức ngực thêm Tô tử ngạnh 9g, Đông hoa 9g; thấp nhiệt, táo bón thêm La bặc tử 6g, Tang bì 9g, Hoàng cầm 6g; khí huyết hư thêm Đảng sâm, Đương quy

II. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU

1. Vi phẫu

Rễ: có thiết diện hơi tròn. Ngoài cùng là lớp bần khá dầy, hay bị bong tróc từng mảng. Kế đến là lục bì gồm các tế bào hình chữ nhật xếp xuyên tâm, chứa nhiều tinh bột. Lớp lục bì ở rễ già dầy hơn ở rễ non. Mô mềm vỏ khá dầy (chiếm khoảng một nửa bán kính rễ), gồm các tế bào thành  mỏng, dạng gần như tròn, rải rác có các ống tiết ly bào với các tế bào bao quanh ống tiết còn nguyên vẹn, bên trong chứa tinh dầu dưới dạng giọt tròn màu vàng nhạt hay vàng nâu. Libe và gỗ cấp hai bị nhiều tia tủy gồm 4 – 20 hàng tế bào cắt thành từng cụm. Tia tủy chạy dài ra đến tận mô mềm vỏ gần sát lớp bần. Lớp libe cấp hai gồm các tế bào thành mỏng xen kẽ với các tế bào thành khá dầy tụ thành đám. Ở rễ già, libe hóa sợi từng đám ra đến gần sát lớp bần. Trong libe cũng có nhiều ống tiết như ở mô mềm vỏ. Gỗ cấp hai gồm một số mạch thiết diện hơi tròn xen lẫn với mô mềm gỗ thành còn cellulose. Ở rễ già, mô mềm gỗ hóa sợi thành từng đám rải rác trong vùng tủy.

2. Bột

Bột màu nâu, có ít xơ, mùi thơm, vị cay.

Mảnh bần; mảnh mô mềm chứa tinh bột; mảnh ống tiết bị vỡ; mảnh mạch vạch, mạch xoắn, mạch mạng; sợi thành dầy, khoang hẹp có ống trao đổi; hạt tinh bột rời hay tụ thành đám.

3. Định tính

A. Đun hồi lưu 5 g bột dược liệu với 30 ml ethanol 96% (TT) trong 10 phút. Lọc, lấy dịch lọc tiến hành các phản ứng sau:

Lấy 2 ml dịch lọc, nhỏ vài giọt dung dịch acid hydrocloric 10% (TT) : dung dịch có tủa đục. Nhỏ tiếp khoảng 10 giọt dung dịch natri hydroxyd 10% (TT) cho đến pH kiềm: dung dịch trở nên trong và tăng màu vàng.

Nhỏ từ từ dịch chiết lên giấy lọc thành 2 vết, mỗi vết gồm 2 – 3 giọt dịch lọc, quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm, sẽ hiện lên vết huỳnh quang màu xanh da trời nhạt. Thêm 1 –  2 giọt dung dịch natri hydroxyd 10% (TT) lên 2 vết, che miếng kim loại lên một trong 2 vết, soi lại dưới đèn UV, sau vài phút mở miếng kim loại ra. Lúc đầu, vết không che sẽ có huỳnh quang sáng hơn vết bị che, sau vài giây, cả hai vết sẽ sáng như nhau.

Lấy 3 ml dịch lọc bốc hơi đến cắn. Hoà tan cắn trong 1ml acid acetic băng (TT) thêm 5 giọt acetyl clorid (TT) và một vài tinh thể kẽm clorid (TT), đun trong cách thủy 1 – 2 phút, màu đỏ sẽ xuất hiện.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G

Dung môi khai triển: Cyclohxan – ethylacetat – aceton (9 : 1 : 0,5).

Dung dịch thử : Đun hồi lưu 5 g bột dược liệu với 30 ml ethanol 96% (TT) trong 10 phút. Lọc, lấy khoảng 10 ml dịch lọc cô cách thủy đến cắn (hoặc lấy phần dịch lọc còn lại ở mục định tính A để cô). Hòa tan cắn trong khoảng 3 ml cloroform (TT) dùng làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Dùng 5 g bột Tiền hồ (mẫu chuẩn), tiến hành chiết giống như mẫu thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 μl dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 10 – 12 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Sau đó phun dung dịch kali hydroxyd 5% trong ethanol (TT) rồi sấy nhẹ trong 5 phút. Phun tiếp dung dịch vanilin 1% trong acid sulfuric (TT). Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

4. Các chỉ tiêu đánh giá khác

Độ ẩm

Không quá 13% (Phụ lục 12.3).

Tro toàn phần

Không quá 6% (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Không quá 1% (Phụ lục 12.11).

Chất chiết được trong dược liệu

Không dưới 20,0%, tính theo dược liệu khô kiệt (Phụ lục 12.10).

Tiến hành theo phương pháp ngâm lạnh. Dùng ethanol 50% (TT) làm dung môi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img