Tang Bạch Bì

Tang bạch bì dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh là vỏ rễ phơi hay sấy khô của cây Dâu tằm, tên thực vật học là Morus alba L thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Cây Dâu tằm được trồng khắp nước ta để nuôi tằm và làm thuốc.

Dược liệu Tang Bạch Bì

  1. Tên khoa học: Cortex Mori albae radicis.
  2. Tên gọi khác: tầm tang, mạy môn ( Thổ ), dâu cang ( Mèo )
  3. Tính vị, quy kinh: vị ngọt, tính hàn, quy kinh phế
  4. Bộ phận dùng: vỏ rễ
  5. Đặc điểm sản phẩm: Mảnh vỏ rễ hình ống, hình máng hai mép cuốn lại hoặc mảnh dẹt phẳng, hoặc quăn queo, mặt ngoài màu trắng hoặc vàng nhạt, tương đối nhẵn, đôi chỗ còn sót lại mảnh bần màu vàng hoặc màu vàng nâu; mặt trong màu vàng nhạt hay vàng xám, có nếp nhăn dọc nhỏ. Chất nhẹ và dai, có sợi chắc. Mùi nhẹ, vị hơi ngọt.
  6. Phân bố vùng miền:
    – Thế giới: Trung Quốc
  7. Thời gian thu hoạch: cuối thu

Chế Biến Tang Bạch Bì

Đào lấy rễ dâu cạo bỏ rễ thô nâu bên ngoài bóc lấy vỏ trắng rửa sạch phơi hay sấy khô làm thuốc. Tang bạch bì tẩm mật sao là Tang bạch bì xé nhỏ tẩm mật sao lửa nhỏ (văn hỏa) cho đến khi khô không dính tay là được, có tác dụng nhuận phế.

Tang Bạch Bì
Dược liệu Tang Bạch Bì

Thành phần chủ yếu:

  • Morusin, mulberrin, mulberrochromene, cyclomulberin, cyclomulberrochromene.
  • Theo sách GS Đỗ tất Lợi trong rễ dâu có: acid hữu cơ, tanin, pectin và beta-amyrin, rất ít tinh dầu.

Tác dụng dược lý:

  • Tang bạch bì có tác dụng: tả phế bình suyễn, lợi tiểu tiêu phù. Trị chứng ho suyễn do phế nhiệt, mắt mặt sưng phù, thủy thũng thực chứng.

Bài thuốc với Tang Bạch Bì

Trị ung thư thực quản và bao tử:

  • dùng Tang bạch bì tươi không bỏ vỏ ngoài 30g gia giấm ăn 100g, nấu 1 giờ uống hết 1 hoặc nhiều lần, nếu chua cho đường. Trị 3 ca ung thư thực quản, 2 ca bao tử, có 4 ca bệnh thuyên giảm (Báo Trung y dược Phúc kiến 1965,3:23).

Trị ho do nhiệt đàm:

  • Tả bạch tán (Tiểu nhi dược chứng trực quyết): Tang bạch bì 12g, Đại cốt bì 12g, Cam thảo 4g sắc uống.

Trị viêm phế quản mạn tính:

Trị viêm cầu thận cấp phù nhẹ:

Liều thường dùng và chú ý:

  • Liều: 10 – 15g.
  • Chích Tang bì nhuận phế.

Các bộ phận của cây Dâu tằm cho nhiều vị thuốc khác nhau:

  • Tang Diệp – Lá dâu: thanh nhiệt giải cảm, thanh can, minh mục, hóa đàm chỉ khái.
  • Cành dâu là Dược liệu Tang Chi : khu phong hoạt lạc, trị chứng phong thấp.
  • Vỏ trắng cây dâu ( Tang bạch bì) tả phế chỉ khái bình suyễn.
  • Quả dâu chín ( Tang thầm) có tác dụng tư âm bổ huyết lúc dùng cần chú ý phân biệt.

Tham khảo thêm

Quả Trám

Quả Trám kho cá, thịt rát ngon & là món quê của miền núi phía Bắc. Ngoài ra Trám còn là vị thuốc quý... Trám...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
5
minutes
cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img