Ráy Gai

Ráy gai còn có nhiều tên khác như Chóc gai, Móp gai, Mớp gai, Mác gai, Sơn thục gai, Khoai sọ gai,… Sách thuốc Trung Quốc thường gọi là Thích vu (刺芋) hay Lặc từ cô (竻慈姑).

Dược liệu Ráy Gai

  1. Tên khoa học: Rhizoma Lasiae spinosae
  2. Tên gọi khác: củ chóc gai, sơn thục gai, rau mác gai, mớp gai, rau chân vịt, khoai sọ gai, cây cửa
  3. Tính vị, quy kinh: vị cay tính ấm
  4. Bộ phận dùng: thân rễ
  5. Đặc điểm sản phẩm:
  6. Phân bố vùng miền: Thế giới: phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, như Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Srilanca, Campuchia, Lào, nam Trung Quốc. Việt Nam: phân bố ở vùng đồng bằng, trung du, núi thấp.
  7. Thời gian thu hoạch: mùa thu đông

Mô tả Dược Liệu Cây Ráy Gai

Cây ráy gai là cây thảo có thân rễ và cuống lá đều có gai. Lá hình mũi tên về sau xẻ lông chim, có khi đa dạng; cuống lá có bẹ. Cụm hoa không phân nhánh, có mo dài bao lại, phần gốc mở ra còn phần trên khép kín.

Ráy Gai
Dược liệu Ráy Gai

Trục hoa hình trụ, ngắn hơn mo nhiều. Hoa nhiều, tất cả đều lưỡng tính. Bao hoa gồm 4-6 mảnh, bộ nhị gồm 4-6 nhị có chỉ nhị ngắn, bầu 1 ô có chứa 1 noãn treo. Quả mọng hình trứng vuông, có gai ngắn rậm ở đỉnh; hạt dẹp. Ra hoa vào mùa hạ. Ở nước ta, cây mọc hoang ở gần mép nước, các mương rạch, chỗ có nước đọng nhưng không sâu, nhiều bùn, thường tập trung thành đám.

ray gai 825 1
Dược liệu Ráy Gai

Lưu ý: tránh nhầm lẫn ráy gai với một số cây mang tên ráy hoặc các cây khác cùng họ ráy như ráy leo hay còn gọi là ráy leo lá rách, lân tơ uyn [Rapphidophora decursiva (Roxb.) Schott], họ ráy (araceae) hoặc cây ráy dại hay còn gọi là dã vu [Alocacia macrorrhiza (L.) Schott], họ ráy (araceae) hoặc cây củ chóc, còn gọi là bán hạ nam [Typhonium trilobatum (L.) Schott], họ ráy (araceae). Ngoài ra, cũng cần tránh nhầm với vị thuốc thổ phục linh vì ráy gai cũng có thể chất, hình dáng và màu nâu nhạt tương tự vị thổ phục linh.

Bộ phận dùng làm thuốc

  • Thu hái toàn cây quanh năm, thân rễ mang về, rửa sạch, phơi khô. Khi dùng, ngâm nước phèn và gừng, sau đó đồ mềm, thái mỏng, sao vàng.
  • Thân rễ, thu hoạch vào mùa Thu, đào về rửa sạch, phơi hay sấy khô. Khi dùng ngâm nước phèn và gừng, sau đó đồ cho mềm, thái mỏng, sao vàng.
Tác dụng
  • Theo y học cổ truyền, thân rễ Ráy gai có vị đắng cay, tính mát, ít độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tiêu thũng, tiêu viêm, tiêu đờm, sinh cơ, chỉ khát, chỉ thống.
  • Theo y học hiện đại, trong cây có chất polyphenol, vitamin c là những chất chông oxy hóa.
Công dụng
  • Cây Ráy gai được nhiều nước châu Á và nước ta dùng đọt non, lá non, bẹ non làm rau ăn. Có thể dùng ăn sống, luộc, xào, nấu canh hoặc muối dưa chua.

Bài Thuốc Với Dược Liệu Dáy Gai

ray gai 825 2
Dược liệu Ráy Gai – Quả

Chữa lở ngứa ngoài da:

  • Dùng cả cây ráy gai hoặc phần thân rễ nấu nước tắm rửa rất hiệu quả. Ngày 1 lần.

Chữa trẻ nhỏ da lở loét do thai độc:

  • Lấy cây ráy gai nấu nước rửa, sau rắc bột thân rễ lên chỗ da bị bệnh, rất hiệu quả.

Chữa viêm gan, xơ gan:

  • Dùng 30g thân rễ ráy gai khô (tươi khoảng 100g); trái dứa dại khô 30g (tươi 100g); chó đẻ răng cưa khô 10g (tươi 30g). Cho các vị vào nấu với 2.000ml nước, đun nhỏ lửa khi nước còn 300ml thì chắt ra. Chia 3 lần uống trong ngày rất hiệu quả (theo dân gian dùng tươi tốt hơn hẳn khô).

Chữa tê thấp, lưng, gối cẳng chân tê buốt rất hiệu quả:

  • Dùng thân rễ ráy gai 12g, cẩu tích 12g, kê huyết đằng 12g, kim cang 12g, ngưu tất 12g, tỳ giải 12g, sắc nước uống trong ngày. Cần dùng 5 – 7 thang liền. Để tăng hiệu quả, nhất là trường hợp hai bàn chân tê buốt, có thể sau mỗi lần sắc thuốc, thêm một củ gừng tươi khoảng 20g, rửa sạch, giã dập cho vào bã của lần sắc cuối cùng, thêm ngập nước, đun sôi 30 phút. Gạn lấy nước này, để vừa ấm, ngâm ngập 2 bàn chân khoảng 30 phút rồi lau khô.

Trị đau lưng, đau gối, đau xương khớp:

Trị viêm tinh hoàn:

  • Ráy gai 12g, lệ chi hạch (hạt vải): gọt bỏ vỏ đỏ, cắt bỏ rốn hạt, thái mỏng 3 – 5mm, sao vàng; lá trâu cổ (lá vẩy ốc) sao vàng, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần trước bữa ăn. Uống nhiều thang cho tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

Trị ho do phế nhiệt, nước tiểu vàng, đậm màu:

  • Phối hợp ráy gai với bạc hà, mạch môn, huyền sâm, râu ngô, mỗi vị 10 – 12g sắc uống, ngày 1 thang. Uống liền 1 – 2 tuần đến khi hết các triệu chứng.

Viêm gan vàng da hoặc suy gan:

  • Ráy gai 12 – 16g sắc uống trước bữa ăn 1 tiếng rưỡi, ngày 2-3 lần uống. Để tăng hiệu quả, có thể phối hợp với diệp hạ châu, nhân trần, mã đề, mỗi vị 12g. Uống liền 3 – 4 tuần tới khi các triệu chứng thuyên giảm hoặc ráy gai phối hợp với nghệ vàng, mỗi vị 12g, sắc uống, ngày 1 thang, trước bữa ăn. Uống liền 3 – 4 tuần lễ.

Trị cơ thể suy nhược sau sốt rét hoặc các di chứng sau sốt rét:

Wikiduoclieu – Tổng hợp
Tham khảo nguồn Báo SucKhoeDoiSong

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img