Tầm Xoọng – Quýt Gai

Cây gai tầm xoọng có tên khác là độc lực, quýt gai, quýt rừng, cam trời. Thuộc họ Rutaceae. Cây bụi nhỏ, lá mọc so le, thân có gai dài, lá dày cứng có tinh dầu. Hoa màu trắng, quả tròn khi chín có màu đen

Dược liệu Tầm Xoọng

  1. Tên khoa học: Herba Atalaniae
  2. Tên gọi khác: cúc keo, quít gai, quít hôi, độc lực, cây gai xanh, mền tên, tửu bính lặc
  3. Tính vị, quy kinh: quy kinh phế
  4. Bộ phận dùng: cành lá tươi
  5. Đặc điểm sản phẩm: cành lá tươi phơi hay sấy khô
  6. Phân bố vùng miền:
    – Thế giới: Trung Quốc – Quảng Châu.
    – Việt Nam: mọc hoang ở miền Bắc và miền Trung
  7.  Thời gian thu hoạch: quanh năm
Cây quýt gai - Tầm Xoọng
Cây quýt gai – Tầm Xoọng

Mô tả cây quýt gai – Tầm Xoọng

Cây quýt gai nhỏ cao chừng 1m, thân có gai. Lá rất giống lá tranh. Quả nhỏ bằng viên bi ve, quả quýt gai khi chín có màu đen.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Mọc hoang khắp nơi ở miền Bắc và miền Trung nước ta, thường gặp ở những bờ rào, lẫn với cây tre hay cây bụi khác. Còn thấy mọc ở Trung Quốc (Quảng Châu có tên tửu bính lặc).
  • Thường người ta dùng cành thân và lá tươi hay phơi hoặc sấy khô.

Công dụng của cây quýt gai

Chỉ mới thấy dùng trong phạm vi nhân dân. Cành lá hái tươi sao vàng sắc đặc uống chữa những bệnh về đường hô hấp: Ho, hen, cảm, sốt, thấp khớp, rắn cắn.
Ngoài ra Gai tầm xoọng (gai tầm xoang) còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh thận hư (Cây trở nên nổi tiếng với cái tên”cây quýt gai” trong bài thuốc nam 4 vị chữa bệnh thận hư ở Bình Định”.
Theo y học cổ truyền, gai tầm xoọng là vị thuốc chữa phong thấp. Dùng toàn cây thái nhỏ sao vàng hạ thổ sắc uống. Kết quả rất tốt cho nên đã được truyền cho nhau, nó trở thành phương thuốc quý trong dân gian. Ngoài công dụng đó ra, gai tầm xoọng còn có tác dụng chữa ho, chữa rắn cắn, chữa sâu răng, làm tan được huyết bầm huyết ứ, thông hoạt kinh lạc, trừ tà, giảm đau nhức…

Bài thuốc Cây Tầm Xoọng – Quýt Gai

Chữa cảm cúm, sốt ho:

  • Lá tầm xoọng 40 g, chỉ thiên 20 g, nhân trần 20 g. Tất cả đem sắc lên, uống nóng và đắp chân cho ra mồ hôi.

Chữa phong thấp, lưng gối chân tay, gân xương đau nhức:

Mụn nhọt sưng tấy:

  • Lá tầm xoọng giã nhỏ chung với giấm để đắp lên mụn. Nếu mụn nhọt hay vết thương lở loét thì dùng lá tầm xoọng nấu nước rửa. Sau đó lấy lá tầm xoọng và thanh táo rửa sạch bằng nước muối, giã nhỏ đắp rịt.

Viêm phế quản, ho:

  • Rễ tầm xoọng, rễ bồ hòn, mỗi vị 30 g, cẩm (peristrophe bivalvis) 15 g, cò ke 15 g. Tất cả sắc nước uống.

Đau dạ dày:

  • Rễ tầm xoọng 30 g, quýt 6 g, củ gấu, màng tang, mỗi vị 10 g. Tất cả sắc nước uống.

Sốt rét:

  • Rễ tầm xoọng từ 30 đến 60 g, sắc lấy nước. Uống trước khi lên cơn sốt 4 giờ. Cứ cách từ 3 đến 5 ngày lại uống đợt khác.

Đau vai cổ, một bên cánh tay khó cử động:

Khớp gối đau nhức, có biểu hiện xơ cứng, hạn chế vận động:

Trẻ em ho gà:

  • Gai tầm xoọng (dùng lá) 6g, hoa đu đủ đực 6g, cát cánh 6g, lá tía tô 6g, trần bì 6g, tang bạch bì 6g. Đổ nước 300ml, sắc lấy 100ml, chia 3 – 4 lần cho trẻ uống trong ngày.

Ho khan do phế nhiệt:

  • Gai tầm 16g, thiên môn 12g, tang diệp 20g, xa tiền thảo 20g, lá xương sông 20g, lá đinh lăng 20g, rau má 24g, bạch linh 10g, mơ muối 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Theo kinh nghiệm cây này dùng tươi tốt hơn dùng khô. Có thể dùng độc vị hoặc phối hợp cùng những vị khác thành bài. Điều trị phong tê thấp thì kết hợp với tục đoạn, thổ phục linh, ngải diệp. Điều trị ho đau họng, kết hợp với cát cánh, trần bì, tang diệp. Chống viêm tiêu ứ thì kết hợp với bồ công anh, hồng hoa, tô mộc…

Tham khảo thêm

Quả Trám

Quả Trám kho cá, thịt rát ngon & là món quê của miền núi phía Bắc. Ngoài ra Trám còn là vị thuốc quý... Trám...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
5
minutes
cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img