Tô Mộc

Dược liệu Tô Mộc

  1. Tên khoa học: Lignum sappan
  2. Tên gọi khác: gỗ vang, vang nhuộm, tô phượng
  3. Tính vị, quy kinh: vị ngọt, bình, không độc, vào 3 kinh tâm, can, tỳ.
  4. Bộ phận dùng: gỗ lõi
  5. Đặc điểm sản phẩm: Dược liệu có hình trụ dài hay nửa trụ tròn, hay những thanh nhỏ. Mặt ngoài các miếng lớn có màu đỏ vàng đến đỏ nâu, có vết dao đẽo và vết cành, thường có khe nứt dọc. Các thanh được chẻ nhỏ có màu hồng đỏ, có thể có những chỗ có màu nhạt hay đậm hơn. Chất cứng, nặng, không mùi, vị hơi se.
  6. Phân bố vùng miền:
    – Thế giới: vùng Nam Á như Ấn Độ, Xrilanca, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Lào
    – Việt Nam: trồng nhiều nơi ở Việt Nam. Cây mọc hoang ở Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Thanh Hóa, Nghệ An.
  7. Thời gian thu hoạch: mùa thu

I. THÔNG TIN CHI TIẾT

1. Mô tả thực vật

Cây nhỏ, cao 5-7m. Thân có nhiều gai. Cành non có lông mịn, sau nhẵn, có gai ngắn. Gỗ thân rắn, màu đỏ nâu. Lá kép lông chim, mọc so le. Lá chét nhỏ hình thang, nhẵn ở mặt trên, mặt dưới có lông mịn. Hoa màu vàng mọc thành chùm ở đầu cành. Cuống có lông màu gỉ sắt. Quả thuôn dẹt, vỏ rất cứng, có sừng nhọn ở đầu. Hạt màu nâu vàng.

Dược liệu Tô Mộc
Dược liệu Tô Mộc

2. Phân bố

  • Thế giới:
  • Việt Nam:

3. Bộ phận dùng

  • Gỗ lõi để nguyên hay chẻ nhỏ được phơi hay sấy khô của cây Vang (Caesalpinia sappan L.), họ Đậu (Fabaceae).

4. Thu hái, chế biến và bảo quản

  • Thu hái: Thu hoạch vào mùa thu, chặt những cây gỗ già, đẽo bỏ phần gỗ giác trắng, lấy phần gỗ đỏ bên trong, cưa thành khúc và chẻ ra thành mảnh nhỏ, phơi hoặc sấy khô.
  • Chế biến: Cưa thành đoạn dài 3 cm, chẻ thành mảnh nhỏ hay tán thành bột thô.
  • Bảo quản: Để nơi khô.

5. Mô tả dược liệu Tô Mộc

Dược liệu có hình trụ dài hay nửa trụ tròn đường kính 3 -12 cm, hay những thanh nhỏ, dài 10 cm hay hơn. Mặt ngoài các miếng lớn có màu đỏ vàng đến đỏ nâu, có vết dao đẽo và vết cành, thường có khe nứt dọc. Mặt cắt ngang hơi bóng, vòng tuổi thấy rõ rệt (màu da cam), có thể thấy màu nâu tối, có các lỗ nhỏ (mạch gỗ). Dễ tách thành từng mảnh theo thớ gỗ, tủy có lỗ rõ. Các thanh được chẻ nhỏ có màu hồng đỏ, có thể có những chỗ có màu nhạt hay đậm hơn. Chất cứng, nặng, không mùi, vị hơi se.

6. Thành phần hóa học

  • Gỗ Vang chứa chất màu đa phenol (sappanin, brasilin), tanin, acid galic.

7. Phân biệt thật giả

8. Công dụng – Tác dụng

  • Tác dụng: Hành huyết khử ứ, tiêu viêm chỉ thống.
  • Công dụng: Chủ trị: Thống kinh, bế kinh, sản hậu huyết ứ, đau nhói ngực bụng, sưng đau do sang chấn, nhiệt lỵ.

9. Cách dùng và liều dùng

  • Ngày dùng 3 – 9 g hoặc phối ngũ trong các bài thuốc, dạng thuốc sắc, cao thuốc.

10. Lưu ý, kiêng kị 

Phụ nữ có thai, huyết hư không ứ trệ thì không nên dùng.

Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Tô Mộc

Chữa tê bại cả người hoặc bại chân không đi lại được:

Chữa người mỏi nhừ, mẩn ngứa khắp người, dị ứng tôm cá biển, chỗ ngứa chảy nước:

Chữa đau bụng kinh, bế kinh (4 bài thuốc):

  • Tô mộc, rễ bưởi bung, rễ bướm bạc mỗi vị 12g; rễ thiên niên kiện, rễ sim rừng mỗi vị 8g. Tất cả sắc uống.
  • Tô mộc 40g, trạch lan 20g, hương phụ 12g. Sắc chia làm 2 lần, uống trong ngày.
  • Tô mộc, hống hoa, nghệ vàng, nghệ đen, nhục quế mỗi vị 10g. Tất cả sắc uống.
  • Tô mộc 12g, củ ấu, ích mẫu, nghệ xanh mỗi vị 16g; ngưu tất 12g (hay cỏ xước 20g), chỉ xác, lá mần tưới mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang (uống từ 3 đến 5 thang trong một tháng.)

Chữa phụ nữ ra nhiều máu sau khi sinh con:

  • Tô mộc 12g sắc với 200ml nước đến khi còn 100ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Chữa phụ nữ đau bụng từng cơn sau khi sinh con:

  • Tô mộc 10g, sơn tra 10g, đương quy thân (phần ở giữa cua cây đương quy) 10g, ngũ linh chi 8g, huyền hồ sách 6g, hồng hoa 3g. Sắc chia làm 3 lần uống trong ngày.

Chữa viêm âm đạo:

  • Tô mộc chẻ nhỏ, nấu thành cao đặc. Đun nóng glycerin rồi cho cao khuấy tan với tỷ lệ 10%, có pH = 6. Thụt âm đạo và tẩm một thìa cà phê thuốc vào một bấc, bôi và đặt vào âm đạo, Sau từ 6 đến 8 giờ, rút bấc ra.

Chữa thai chết trong bụng:

  • Tô mộc, rễ gấc, hồng hoa, cỏ nụ áo, vỏ cây vông đồng, lá đào, cỏ xước mỗi vị 10g. Sắc rồi chế thêm đồng tiện (nước tiểu trẻ em) vào mà uống.

Chữa lỵ ra máu, đại tiện xối ra nước không dứt:

  • Tô mộc chẻ nhỏ lá cây phèn đen mỗi vị 20g sắc uống.

Chữa tiểu ra chất trắng đục:

  • Tô mộc, mộc thông, cây gai kim mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa chứng sưng dương vật ở nam giới:

  • Tô mộc 10g, sắc với rượu. Uống hàng ngày.

Bài thuốc tiêu viêm hỗ trợ điều trị gãy xương:

  • Tô mộc 10g; lá móng tay, ngải cứu, huyết giác mỗi vị 12g cùng 8g nghệ. Uống thuốc sắc hay nấu thành cao để uống trong ngày.

Chữa liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên do sang chấn:

II. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU

1. Bột

Màu cam, nhiều mảnh mạch điểm, kích thước thay đổi. Mảnh mô mềm tủy tế bào có thành mỏng, đôi khi thành hơi hóa gỗ, có lỗ thủng. Sợi dài khoảng 400 µm, rộng khoảng 12 µm, màng dày, khoang hẹp, đứng riêng lẻ hay chụm lại thành từng bó. Tia ruột hợp thành góc với bó sợi, tạo thành các ô vuông, mảnh mô mềm thành dày hóa gỗ, ít thấy tinh thể calci oxalat.

Định tính

A.         Lấy một miếng dược liệu, nhỏ dung dịch calci hydroxyd (TT) lên bề mặt, xuất hiện màu đỏ thẫm.

B.         Lấy 10 g bột dược liệu, thêm 50 ml nước, đun cách thủy 30 phút, thỉnh thoảng lắc đều, lọc. Dịch lọc có màu đỏ da cam, quan sát dưới ánh sáng tử ngoại (365 nm) có ánh lục vàng. Lấy 5 ml dịch lọc, thêm 2 giọt dung dịch natri hydroxyd 10% (TT) xuất hiện màu đỏ thắm, quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm dung dịch có màu xanh lơ. Khi acid hóa dung dịch này với dung dịch acid hydrocloric 10% (TT) sẽ có màu da cam, quan sát dưới ánh sáng tử ngoại (365 nm) sẽ có ánh lục vàng.

  • C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)
  • Bản mỏng: Silica gel  G
  • Dung môi khai triển: Cloroform – aceton – acid formic (8 : 4 : 1).
  • Dung dịch thử: Chiết 1 g bột dược liệu bằng 15 ml ethanol 95% (TT) trong 30 phút trong bể siêu âm. Lọc lấy dịch lọc, cô tới cắn. Hòa lại cắn trong 2 ml ethanol 95% (TT), dùng dịch này làm dịch chấm sắc ký.
  • Dung dịch đối chiếu: Lấy 1 g bột Tô mộc (mẫu chuẩn), chiết như mẫu thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi khai triển, để khô bản mỏng, quan sát dưới ánh sáng tử ngoại bước sóng 365 nm rồi phun dung dịch kali hydroxyd 3% trong methanol (TT). Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có những vết tương tự về Rf và màu sắc với các vết của dung dịch đối chiếu khi quan sát dưới ánh sáng tử ngoại và sau khi phun dung dịch kiềm.

  • Độ ẩm
  • Không quá 11,0% (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 oC, 5 giờ).
  • Tro toàn phần
  • Không quá 1,0% (Phụ lục 9.8).
  • Chất chiết được trong dược liệu
  • Không được dưới 8,5% tính theo dược liệu khô kiệt.
  • Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10). Dùng ethanol 95% (TT) làm dung môi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img