Dứa Dại – Dứa Gai

Dứa dại còn gọi là dứa gai, dứa gỗ. Cây mọc hoang ở vùng ven biển, bìa rừng và được trồng làm hàng rào ở vườn nhà, nương rẫy…

Cây Dứa Dại - Dứa Gai
Cây Dứa Dại – Dứa Gai

Dược liệu Dứa Dại

  • Tên gọi khác: dứa gai, dứa gỗ, dứa núi, lỗ cổ tử, sơn ba la…
  • Tên khoa học: Pandanus tectorius Sol, thuộc họ dứa dại Pandanaceae.
  • Tính vị qui kinh: Đọt có vị ngọt, tính lạnh. Có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, sinh cơ, tán nhiệt độc. Vào các kinh tâm, phế, tiểu tràng, bàng quang

Chế biến và thu hái

  • Đọt non, quả và rễ được dùng làm thuốc. Rễ lấy về (rễ non chưa bám đất tốt hơn) thái mỏng, phơi hay sấy khô dùng dần.
  • Quả hái về thái mỏng phơi hoặc sấy khô sử dụng dần
  • Rễ cây Có thể thu hái quanh năm, rửa sạch, thái lát, phơi hoặc sấy khô dùng dần. Có người cho rằng dùng rễ non chưa bám đất thì tốt hơn.

Thành phần hoá học

Hạt phấn hoa và lá bắc rất thơm, khi chưng cất, người ta thu được nước thơm và hương liệu. Các phần ngoài của hoa (lá bắc) chứa tinh dầu mà 70% là methyl ether của b-phenylethyl alcohol. Hoa nở chứa 0,1-0,3% tinh dầu chứa benzyl benzoate, benzyl salicylate, benzyl acetate, benzyl alcohol, geraniol, linalool, linalyl acetate, bromostyren, guaiaco,l phenylethyl alcohol và aldehyd.

Bai thuốc với Cây Dứa Dại – Dứa Gai

Theo y học cổ truyền thì lá có vị đắng, cay, thơm, có tác dụng diệt khuẩn; rễ có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu.

Chữa cảm nóng, nhức đầu:

  • Lá dứa dại 30g, rau má 40g, cỏ mần trầu 20g, lá tre 20g, lá sắn dây 20g, lá duối 20g. Sắc uống ngày 2 lần.

Chữa cảm lạnh:

  • Lá dứa dại 30g; gừng, hành, tỏi mỗi vị 20g. Sắc uống, uống nóng. Uống xong, đắp chăn kín cho ra mồ hôi.

Chữa thấp khớp:

Chữa viêm da, mẩn ngứa:

Chữa mất ngủ, viêm gan, xơ gan cổ trướng:

  • Rễ dứa dại sắc uống, ngày 2 lần, mỗi lần 30g.

Chữa tiểu dắt, tiểu ít, nước tiểu vàng, nóng:

Thông tiểu, trị tiểu ra sỏi:

  • Rễ dứa dại 12g, đọt non dứa dại 20g, rễ dứa thơm 15g. Sắc uống.
Cây Dứa Dại - Dứa Gai
Cây Dứa Dại – Dứa Gai

Trị viêm đường tiết niệu:

Chữa phù thũng:

Thuốc giải nhiệt và trị ho:

  • Quả dứa dại tươi 200g (quả khô 50g) sắc uống.

Chữa xơ gan, cổ trướng:

  • Quả dứa dại 200g; thân cây ráy gai 200g, vỏ cây quao nước, vỏ cây vọng cách, lá trâm bầu, lá cối xay, rễ cỏ xước, mỗi vị 50g. Sắc uống.

Chữa viêm gan mạn tính:

Chữa trĩ, viêm tinh hoàn:

  • Hạt dứa dại 60g, sắc uống.

Trị sỏi thận:

  • Hạt dứa dại 15g, hạt chuối hột 12g, kim tiền thảo 18g. Sắc uống.

Chữa sỏi thận:

  • Đọt non dứa dại 20g, ngải cứu 20g, cỏ bợ 30g. Rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước, có thể thêm đường cho dễ uống.

Chữa tiểu dắt, tiểu buốt có máu:

  • Đọt non dứa dại 20g, mầm rễ cỏ gừng 20g. Sắc uống trong ngày.

Chữa đinh râu:

  • Đọt non dứa dại, lá đinh hương, mỗi vị 40g, giã nát, đắp ngoài.

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img