Xà Sàng Tử

Cây xà sàng còn có tên cây giần sàng, xà túc, xà mễ. Là cây mọc hoang, hạt được phơi khô để dùng làm thuốc.

Dược liệu Xà Sàng Tử

  1. Tên khoa học: Fructus Cnidii
  2. Tên gọi khác: giần sàng ( selinum monnieri L. )
  3. Tính vị, quy kinh: vị cay đắng , tính ôn , qui kinh thận, tỳ.
  4. Bộ phận dùng: quả chín
  5. Đặc điểm sản phẩm: Quả đóng với hai phân quả dính nhau ở một mặt tạo thành hình trứng nhỏ. Mặt ngoài màu vàng nhạt hoặc vàng sẫm. Đỉnh có hai vòi mảnh. Mỗi phân quả có 5 khía lồi nhô cao xen kẽ với 4 rãnh khá sâu, trông giống như quả có cánh; giữa là một hạt hình trứng. Mỗi phân quả có thể nhìn thấy 6 vết tròn nhỏ. Hạt nhỏ, màu nâu xám, có dầu. Quả có mùi thơm, vị cay.
  6. Phân bố vùng miền:
    – Thế giới: phân bố chủ yếu ở vùng Đông Á , bao gồm Trung Quốc ( Đài Loan, Hải Nam, Vân Nam, Quảng Tây),Nhật Bản, Nga
    – Việt Nam: các tỉnh phía bắc, Hà Tĩnh, Nghệ An vùng núi và đồng bằng, trung du và vùng núi
  7. Thời gian thu hoạch: mùa hè

Mô tả Dược liệu Xà Sàng Tử

Cây Xà sàngcây Giần sàng mọc hoang ở những nơi đất trồng trong nước ta. Mỗi năm từ tháng 6 đến tháng 8 là mùa quả chín, cắt cả cành hay nhổ cả cây về phơi khô lấy quả, loại cành lá và tạp chất, rửa sạch phơi thật khô làm thuốc.

Dược liệu Xà Sàng Tử
Dược liệu Xà Sàng Tử

Xà sàng tử dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh, còn gọi là Xà sàng thực là quả chín phơi hay sấy khô của cây Xà sàng có tên thực vật là Cnidium monnieri (L) Cusson.

Thành phần chủ yếu

Thành phần hóa học có tinh dầu, các chất I.pinen, camphen và bocnylisovalerianat. Chất ostola tinh thể không màu C15H10O3. Chất dầu màu đèn xanh, các axit béo no không no.

  • Tinh dầu 1,3%, có mùi hắc đặc biệt 1-pinene, 1-camphene, bomyl Isovalerate, Isobomeol, ostole, cnidimine, Isopimpinellinie, dihydro oroselol, columbianadin,cnidiadin, archangelicin.

Tác dụng dược lý

Xà sàng tử có tác dụng táo thấp sát trùng, khu phong tán hàn, ôn thận tráng dương. Chủ trị các chứng: thấp chẩn, thấp sang (lở chảy nước), chàm ghẻ ngứa (giới tiên tao dưỡng), thấp hàn đới hạ, thấp tý yêu thống, dương suy cung lãnh ( đàn ông liệt dương, đàn bà không con).

  • Có tác dụng như testosteron, có tác dụng làm tăng trọng lượng tử cung và buồng trứng.
  • Thuốc ức chế nấm ngoài da, có tác dụng diệt trùng roi âm đạo. Xà sàng tử Nhật bản có tác dụng xổ lãi đũa.

Bài Thuốc Với Xà Sàng Tử

Theo Đông y, xà sàng tử có vị cay đắng, tính bình (có sách ghi ôn), hơi có độc vào 2 kinh thận và tam tiêu. Tác dụng cường dương ích thận, khu phong, táo thấp. Dùng để chữa liệt dương, phụ nữ tử cung lạnh khó thụ thai, khí hư bạch đới. Liều dùng 4 – 12g dạng thuốc sắc, dùng riêng hoặc phối hợp các vị thuốc khác.

Trị trùng roi âm đạo:

  • Mỗi ngày dùng dịch Xà sàng tử 10%, 500ml cho bệnh nhân rửa âm đạo và dùng dịch chiết xuất Xà sàng tử làm thành viên, mỗi ngày đặt 2 viên vào ngoài cổ tử cung, liên tục trong 5 – 7 ngày, là 1 liệu trình. Qua 2 tháng dùng thuốc đã trị khỏi 100 ca ( Quế Thừa Hội, Trung y Tạp chí 1956,5:250).
  • Xà sàng tử 15g, Minh phàn 1 – 2g tán bột trộn nước tẩm gạc vô trùng nhét vào âm đạo, ngày thay 1 lần.
  • Hoặc Xà sàng tử, Phèn chua lượng bằng nhau tán bột, nấu hồ trộn vào làm thành viên bằng quả táo bọc gạc hay lụa đặt vào âm hộ. Trị bạch đới, khí hư.

Trị chàm cấp và viêm da:

  • Xà sàng tử 60g hoặc Xà sàng tử, Phòng phong, Kinh giới, Đảng sâm đều 15g, sắc nước tẩm bông đắp lên vùng chàm. Đã trị chàm 280 ca, viêm da 100 ca, kết quả tốt ( Bệnh viện thực hành số 1 Học viện Y Hồ bắc Báo Tân y dược Vũ hán 1972, 1:36).

Trị ngứa ngoài da:

  • Xà sàng tử và Thương nhĩ thảo chế thành thuốc chích, mỗi lần chích bắp 2ml, ngày 2 lần, 10 – 15 ngày là 1 liệu trình. Đã theo dõi 607 ca, tỷ lệ có kết quả 83,6%, Tạp chí lâm sàng bệnh ngoài da 1983,1:15).

Trị nấm âm hộ:

  • Dùng cao mềm Xà sàng tử, Thanh đại ( Xà tử 500g, Thanh đại 250g, dầu cá 50g, vaselin lượng vừa đủ để chế thành cao) bôi mgoài, mỗi tuần bôi 2 – 4 lần, 2 tháng là 1 liệu trình. Đã trị 28 ca có kết quả tốt ( Dư Tú Chi, Tạp chí Dược học Viện Y Trung quốc 1988,8:379).

Trị ngứa âm hộ:

Trị hen phế quản và viêm phế quản thể hen:

  • Dùng chất chiết xuất và Xà sàng tử, mỗi lần uống 80mg, ngày 3 lần, 10 ngày là một liệu trình. Đã trị 118 ca có tỷ lệ kết quả 87,3% ( Trần chí Xuân, Báo Trung thảo dược 1988,9:26).

Trị liệt dương, giúp tráng dương & nữ vô sinh

  1. Tam tử hoàn: Xà sàng tử, Ngũ vị tử, Thỏ ty tử lượng bằng nhau, làm hoàn mỗi lần uống 5g, ngày 2 lần.
  2. Xà sàng tử 10g, Dâm dương hoắc 8g, Sơn thù 10g, Tiểu hồi hương 2g, nước 600ml sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.
  3. sừng hươu, bá tử nhân, thỏ ty tử, xà sàng tử, viễn trí, ngũ vị tử, nhục thung dung; liều lượng bằng nhau 1,6g. Tán thành bột, uống sau bữa ăn, mỗi lần 20-25g. Trị đau lưng, mỏi gối, liệt dương.
  4. nhục thung dung 1,2g; ngũ vị tử 1,2g; thỏ ty tử 1,2g; xà sàng tử 1,6g; viễn trí 1,2 g. Tán nhỏ, rây mịn. Uống với rượu hàng ngày. Trị liệt dương, không giao hợp được.

Trị tai ướt ngứa:

  • Xà sàng tử 10g, Hoàng liên ( hoặc Hoàng đằng) đều 4g, Khinh phấn ( Calomen) 1g, tán nhỏ trộn đều thổi vào tai.

Trị lòi dom:

  • Xà sàng tử 40g, Cam thảo 40g tán nhỏ trộn đều, mỗi lần uống 3g, ngày uống 3 lần.

Khứ phong, táo thấp

  • Bài 1: xà sàng tử 30g, khổ sâm 30g, uy linh tiên 9g, thương truật 9g, hoàng bá 9g, minh phàn 9g. Sắc lấy nước xông và rửa chỗ đau. Chữa eczema cấp tính.
  • Bài 2: xà sàng, lá bạc hà, lá hy thiêm; liều lượng bằng nhau. Giã nát, thêm ít muối, ép lấy nước bôi hàng ngày. Chữa mề đay.

Sát trùng, chỉ dưỡng

  • Bài 1: xà sàng tử 15g, hoàng bá 15g. Sắc lấy nước thụt rửa âm đạo. Chữa viêm âm đạo do trùng roi.

Tham khảo thêm

Quả Trám

Quả Trám kho cá, thịt rát ngon & là món quê của miền núi phía Bắc. Ngoài ra Trám còn là vị thuốc quý... Trám...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
5
minutes
cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img