Bá Tử Nhân

Bá tử nhân là nhân quả của cây Trắc bá (Biota orientalis(L.) Endi.) thuộc họ Trắc bá (Cupressaceae), dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh với tên Bá thực. Vào đầu mùa đông quả chín thu hái về giã bỏ vỏ lấy nhân phơi khô. Khi dùng để nguyên hoặc ép bỏ dầu. Cây Trắc bá diệp được trồng khắp nơi ở nước ta để làm cây cảnh và làm thuốc.

Dược liệu Bá Tử Nhân

  • Tên khoa học: Platycladus orientalis (L.)
  • Tên gọi khác: Trắc bách diệp
  • Tính vị, quy kinh: Vị ngọt, tính bình. Vào hai kinh tâm và tỳ.
  • Bộ phận dùng: nhân trong hột quả cây trắc bá.
  • Đặc điểm sản phẩm: Hạt hình trứng dài hoặc bầu dục hẹp. Mặt ngoài màu trắng vàng nhạt hoặc màu vàng nâu nhạt, có phủ một vỏ lụa dạng màng, đỉnh hơi nhọn, đáy tròn tù. Chất mềm, nhiều dầu. Mùi thơm nhẹ, vị nhạt.
  • Phân bố vùng miền: Việt Nam: ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ.
  • Thời gian thu hoạch: Mùa thu, đông

I. THÔNG TIN CHI TIẾT

1. Mô tả thực vật

Cây cao 3-5m, thân phân nhánh nhiều. Lá mọc đối, dẹt, hình vẩy, màu xanh sẫm. Quả hình nón, cấu tạo bởi 6-8 vẩy dày úp vào nhau, kẽ vảy có. Hạt hình trứng không có cánh, màu nâu sẫm, có một sẹo rộng màu nhạt hơn ở phía dưới. Mùa hoa vào tháng 4-5. Mùa quả vào tháng 9-10

Trắc Bách Diệp
Cây Trắc Bách Diệp

2. Phân bố

  • Thế giới: Trung Quốc
  • Việt Nam: ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ.

3. Bộ phận dùng

Là hạt trong “nón cái” già (còn gọi là “quả”) được phơi hay sấy khô của cây Trắc bá (Platycladus orientalis (L.) Franco), họ Hoàng đàn (Cupressaceae).

4. Thu hái, chế biến và bảo quản

  • Thu hái: Thu hoạch vào mùa thu và mùa đông. Khi hạt chín, thu hái “quả”, lấy hạt phơi khô.
  • Chế biến: Bá tử nhân: Loại bỏ tạp chất và vỏ “quả” còn sót lại.

Bá tử sương: Lấy Bá tử nhân sạch, giã nát, gói vào giấy thấm, sấy cho hơi khô, ép bỏ hết dầu, giã nhỏ.

  • Bảo quản: Để nơi khô, mát, tránh nóng và mốc, mọt.

5. Mô tả dược liệu Bá Tử Nhân

Hình trứng dài hoặc hình bầu dục, dài 4-7mm, đường kính 1,5 – 3mm. Mặt ngoài màu trắng, hơi vàng hoặc màu vàng nâu nhạt, có phủ một vỏ lụa dạng màng, đỉnh hơi nhọn, có một điểm nhỏ màu nâu thẫm, đáy tròn tù. Chất mềm, nhiều dầu. Mùi thơm nhẹ, vị nhạt.

dược liệu Bá Tử Nhân
dược liệu Bá Tử Nhân

6. Thành phần hóa học

Tinh dầu từ quả gồm 40 thành phần, trong đó chủ yếu là a – Cedrol 36,84%.

7. Phân biệt thật giả

…chưa có

8. Công dụng – Tác dụng

  • Tác dụng: Dưỡng tâm, an thần, chỉ hãn, nhuận tràng.
  • Công dụng: Chủ trị: Hư phiền mất ngủ, hồi hộp đánh trống ngực, âm hư, ra mồ hôi trộm, táo bón.

9. Cách dùng và liều dùng

  • Ngày uống 3 – 12 g.

10. Lưu ý, kiêng kị

  • Tiêu chảy, ít đờm thì không nên dùng. Tiêu lỏng dùng thận trọng.

Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Bá Tử Nhân

Trị động kinh, trẻ con hay khóc đêm, bụng đầy, tiêu phân xanh:

  • tán bột Bá tử nhân trộn với nước cơm 3-20g để uống.

Trị tâm huyết bất túc, tinh thần hốt hoảng, mất ngủ, mộng mị, hồi hộp sộ sệt, giảm trí nhớ:

Trị huyết không dưỡng tâm, hồi hộp mất ngủ:

  • Bá tử nhân, Toan táo nhân mỗi thứ 16g, Viễn chí mỗi thứ 8g, sắc uống (Dưỡng Tâm Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị mất ngủ, tóc rụng do thần kinh suy nhược:

  • Bá tử nhân, Đương quy mỗi thứ 640g, tán bột, luyện mật làm viên, mỗi lần uống 12g, ngày 2 lần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị mồ hôi ra nhiều do âm hư:

  • Bách tử nhân 16g, Hạ khúc, Mẫu lệ, Đảng sâm, Ma hoàng căn, Bạch truật mỗi thứ 12g, Ngũ vị tử 8g, Mạch nhu (Trấu, vỏ hạt lúa tiểu mạch) 16g. Tán bột, trộn với Táo nhục làm viên, hoặc sắc uống ( Bách Tử Nhân Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Món ăn với bá tử nhân

Tim lợn hầm bá tử nhân:

  • tim lợn 1 quả, bá tử nhân 30g. Tim bóc màng rửa sạch, rạch mở cho bá tử nhân vào, khâu buộc lại, hầm cách thủy cho chín nhừ. Khi ăn thêm gia vị cho phù hợp. Dùng cho các bệnh nhân loạn nhịp tim, đánh trống ngực hồi hộp, lo âu, mất ngủ quên lẫn.

Cháo bá tử nhân:

  • bá tử nhân 10 – 15g, gạo tẻ 100g, mật ong liều lượng thích hợp. Đem bá tử nhân giã giập, nấu với gạo thành cháo, cho mật ong khuấy đều và đun sôi lăn tăn là được. Dùng cho bệnh nhân loạn nhịp tim, đánh trống ngực, hồi hộp, lo âu, mất ngủ, quên lẫn, táo bón trường diễn.

Mật ướp bá tử nhân cúc hoa:

bá tử nhân 30g, cúc hoa 30g. Sao khô tán mịn, để sẵn. Mỗi lần dùng 14 – 18g. Hòa với nước nóng, thêm mật ong vào khuấy đều. Tác dụng duy trì nhan sắc cho phụ nữ (bảo kiện mỹ dung).

Bá tử nhân hồ đào tán:

  • bá tử nhân 500g, hồ đào nhục 500g. Tán mịn, trộn đều. Mỗi lần uống 9g với nước sôi (có thể thêm đường), uống sau bữa ăn. Dùng cho bệnh nhân thận hư, rụng tóc, làm mọc tóc, tóc dài mượt.

Kiêng kỵ: Người có đàm thấp, bị tiêu chảy không dùng.

II. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU

1. Độ ẩm

  • Không quá 7% (Phụ lục 12.13).

2. Chỉ số acid

  • Không quá 40,0 (Phụ lục 7.2).

Tán thành bột thô 50 g mẫu thử, cho vào bình Soxhlet, thêm 100 ml hexan (TT), chiết hồi lưu trong 2 giờ, để nguội, lọc qua phễu lọc thủy tinh xốp số 3, cất thu hồi dung môi dưới áp lực giảm, lấy một phần dầu thu được để xác định chỉ số acid theo Phụ lục 7.2. Phần còn lại xác định chỉ số carbonyl và chỉ số peroxyd.

3. Chỉ số carbonyl

  • Không quá 30,0. Xác định theo phương pháp sau:

Cân chính xác 0,02 g dầu vào bình định mức 25,0 ml, thêm benzen (TT) để hoà tan và pha loãng đến vạch với cùng dung môi. Lấy chính xác 5,0 ml dung dịch này vào bình nón 25 ml có nút mài , thêm 3 ml dung dịch acid tricloroacetic 4,3% trong benzen (TT) và 5 ml dung dịch 2,4-dinitrophenylhydrazin 0,05% trong benzen (TT), trộn đều, đun 30 phút trong cách thuỷ 60 oC, để nguội, thêm từ từ dọc theo thành ống nghiệm 10 ml dung dịch kali hydroxyd 4% trong ethanol (TT), đậy nút bình nón, lắc kỹ trong 1 phút, để yên 10 phút. Tiến hành đo độ hấp thụ của dung dịch thu được (Phụ lục 4.1) tại bước sóng 453 nm, tính chỉ số carbonyl theo công thức sau:

A

Chỉ số carbonyl = ———————– x 1000

854 x G x V2/V1

Trong đó: A là độ hấp thu của chất kiểm tra

G là khối lượng của mẫu thử

V1 là tổng thể tích đã pha loãng của dung dịch chất thử

V2 là thể tích dung dịch chất thử dùng để pha dung dịch đo độ hấp thụ

854 là giá trị trung bình của hệ số hấp thụ phân tử của aldehyd.

4. Chỉ số peroxyd

Không quá 0,26. Xác định theo phương pháp sau:

Lấy 3 g dầu vào một bình nón 250 ml, thêm 30 ml hỗn hợp cloroform (TT) : acid acetic băng (TT) (1 : 1), lắc cho tan hoàn toàn. Thêm chính xác 1 ml dung dịch kali iodid bão hoà (TT) mới pha, đậy kín, lắc nhẹ trong 30 giây, để yên ở chỗ tối 3 phút, thêm 100 ml nước. Chuẩn độ bằng dung dịch natri thiosulfat 0,005 M (CĐ) đến khi có màu vàng nhạt, thêm 1 ml hồ tinh bột (CT), tiếp tục chuẩn độ đến mất màu xanh. Song song tiến hành 1 mẫu trắng. Tính chỉ số peroxyd theo công thức sau:

(A – B) x 0,005 x 0,1269

Chỉ số peroxyd = ——————————- x 100

G

Trong đó:

A là thể tích dung dịch natri thiosulfat 0,005 M (CĐ) đã dùng với mẫu thử (ml)

B là thể tích dung dịch natri thiosulfat 0,005 M (CĐ) đã dùng với mẫu trắng (ml)

G là khối lượng chất kiểm tra (g).

0,1296 là lượng iod (g) tương đương với 1 ml dung dịch natri thiosulfat 1 M.

5. Tạp chất

  • Không quá 1% (Phụ lục 12.11).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006

Tham khảo thêm

Quả Trám

Quả Trám kho cá, thịt rát ngon & là món quê của miền núi phía Bắc. Ngoài ra Trám còn là vị thuốc quý... Trám...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
5
minutes
cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img