Dược liệu: Cải trời
- Tên khoa học: Herba Blumeae subcapitatae.
- Tên gọi khác: Cải ma, Kim đầu tuyến, Cỏ hôi, Vừng tây, Đại bi rách, Kim đầu tuyến.
- Tính vị, quy kinh: Vị đắng, mùi thơm, tính bình.
- Bộ phận dùng: Toàn cây.
- Đặc điểm sản phẩm:
- Phân bố vùng miền: Thế giới: ? Việt Nam: Loài của vùng Ấn Độ-Malaisia, mọc hoang, hoang thường ở vườn, ruộng, bãi trống, gặp nhiều từ Thừa Thiên- Huế trở vào đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
- Thời gian thu hoạch: Nhổ cả cây vào mùa khô.
Mô tả dược liệu Cải Trời
Cải trời là 1 loại cây thân thảo, dáng đứng, cao 0,4-0,8 m, phân cành nhiều, có mùi thơm nhẹ. Thân cây có tiết diện tròn, màu xanh, phủ bên ngoài nhiều lông ngắn dính và ít lông dài màu trắng, nhánh và lá cũng có lông hơi dính (trĩu), mùi thơm dễ chịu.
Theo đông y Việt Nam thì cây cải trời cũng có các đặc tính: vị đắng, mùi thơm, tính bình, có tác dụng hiệu quả trong việc thanh can hoả, giải độc tiêu viêm, tán uất, tiêu hòn cục, cầm máu, sát trùng vết thương.
Rau Cải Trời & Vị Thuốc Chữa Bệnh
Cải Trời – Được dùng như một loại rau rừng
Rau này dùng để ăn sống: Cải non có thể hái về dùng để ăn sống với các loại rau rừng khác. Khi ăn sống có thể ăn cùng với cháo nóng hoặc chấm với thịt, cá kho.
- Dùng làm rau luộc; Cải cũng có thể luộc riêng hoặc luộc chung cùng với các loại rau rừng khác.
- Dùng để xào: Cải có thể xào với thịt trâu, bò, vịt, chim rừng, rắn, ếch, nhái làm món ăn rất ngon.
- Nấu canh và nấu lẫu: Cải cũng được dùng để nấu canh hay nấu lẩu với cá bầm vò viên, thịt cua, tép, xương ống…
Cải Trời được dùng như vị thuốc
Cây cải từ thiên nhiên này được các nước vùng Đông Nam Á và Nam Á từ xa xưa dùng như vị thuốc với nhiều công dụng bở dưỡng và trị liệu.
Theo như dược điển của Ấn Độ, cải trời có vị đắng, chát, có chứa chất làm se, có tác dụng giải nhiệt, khả năng cầm máu, chống viêm, tiêu hóa, bệnh mắt, thuốc bổ gan, trừ đờm, hạ nhiệt, hạ sốt, dịch lá trừ giun, hạ nhiệt, kích thích và lợi tiểu; rễ cải trời có thể trừ tả. (Warner et al 1996).
Chữa bệnh bướu cổ với cải trời
- Sắc uống: Mỗi ngày lấy khoảng 40 gram cây cải trời khô, rửa sạch cho vào đun với 1 lít nước, đun sôi thì hạ lửa nhỏ thêm 20 phút cho ra hết hoạt chất. Sau đó dùng uống hàng ngày thay nước lọc. Liệu trình 2-3 tháng trở lên.
- Nấu cao: Cho khoảng 4 kg cây cải trời khô, rửa sạch và cho vào nồi, đổ ngập nước rồi đun. Đun sôi rồi hạ lửa nhỏ đun liu riu đến khi còn khoảng 2 lít nước thì bỏ bã ra, đun nhỏ lửa đến khi thành cao dạng sền sệt thì ngừng lại, đợi nguội cho đông lại. Dùng mỗi ngày 3 thìa cà phê chia 3 lần.
Điều trị mẩn ngứa, da nhạy cảm
- Lấy cây cải trời tươi, rửa sạch và cho vào nồi đun nước tắm hàng ngày. Sau 1 tuần tắm nước kiên trì tình trạng mẩn ngứa sẽ giảm rất nhanh.
Điều trị viêm tắc tĩnh mạch chi:
Bài thuốc: Kim ngân hoa 15g, ngưu tất 12g, phù bình 15g, cam thảo 8g, cải trời 12g, thổ phục linh 15g, tang ký sinh 12g, huyền sâm 12g, thạch hộc 12g, cốt toái bổ 12g, tỳ giải 10g, đương quy 12g, độc hoạt 12g. Sắc uống ngày 1 thang, uống 2 lần/1 ngày.
Chữa thủy đậu ở trẻ em:
- Bài thuốc: bồ công anh 20g, thổ phục linh 20g, cải trời 20g, cam thảo nam 20g, sài đất 20g. Sắc uống ngày 1 thang, 3 lần/1 ngày.
Trị ngân tiêu, bệnh vẩy nến: Thanh nhiệt giải độc, lương huyết, hoạt huyết, khu phong, thông lạc, chỉ dưỡng.
Đã trị 47 ca, khỏi hoàn toàn 41, có hiệu quả 5, không hiệu quả 1. Đạt tỉ lệ 97,87%. Uống 27 ngày đến 3 tháng. Thường uống 1 tuần là bắt đầu có kết quả. Hạ khô thảo nam (cây Cải trời – Blumea subcapitata) 80–120g, Thổ phục linh 40–80g. Sắc với 500ml nước trong 3 giờ ở nồi hấp 150oC, còn 300ml. Chia làm 3–4 lần uống trong ngày. Thời gian điều trị trung bình 79 ngày ngắn nhất 23 ngày, nhiều nhất 148 ngày.