Thương Truật

Dược liệu Thương Truật

  1. Tên khoa học: Rhizoma Atractylodis
  2. Tên gọi khác: mao truật, xích truật
  3. Tính vị, quy kinh: Cay, đắng, ấm . Vào các kinh tỳ, vị.
  4. Bộ phận dùng: thân rễ
  5. Đặc điểm sản phẩm: Mao thương truật: Dược liệu dạng chuỗi hạt hoặc những mấu nhỏ hình trụ, hơi cong, có khi phân nhánh. Mặt ngoài màu nâu xám, có vân nhăn và vết tích của rễ con. Chất cứng, chắc. Mùi đặc trưng, vị hơi ngọt, cay và đắng. Bắc thương truật: Có dạng nhiều bướu dẹt hoặc hình trụ. Mặt ngoài màu nâu hơi đen, khi gọt vỏ ngoài có màu nâu hơi vàng. Chất xốp, mặt bẻ rải rác có túi dầu màu vàng. Mùi thơm nhẹ, vị cay và đắng.
  6. Phân bố vùng miền: Thế giới: Đông Á, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan.  Việt Nam: Sa Pa
  7. Thời gian thu hoạch: mùa xuân, thu

Mô tả dược liệu Thương Truật

Thương truật còn gọi là Mao truật, Xích truật, Nam Thương truật là thân rễ của cây Thương truật, tên thực vật là Atractylodes chinensis (DS) Loidz (Bắc Thương truật) thuộc họ Cúc (Compositae).

Gần đây cây Thương truật có trồng ở Việt nam nhưng chưa phát triển, ta còn phải nhập của Trung quốc. Tại Trung quốc cây Thương truật mọc nhiều ở các tỉnh Giang tô, Hồ bắc, Hà nam, loại mọc ở Giang tô được xem là tốt nhất. Bắc Thương truật chủ yếu mọc ở Hà bắc, Sơn tây, Thiểm tây.

thương truật
Thương truật còn gọi là Mao truật, Xích truật

Thương truật dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Kinh sử chứng loại bị cấp bản thảo, quyển 6. Còn sách Bản kinh chỉ ghi Truật mà không viết rõ Thương truật hay Bạch truật.

Theo các sách thuốc cổ:

  • Sách Bản thảo cương mục: ” Xích truật ngọt mà cay nhiều, tính ôn mà táo, nhập túc thái âm, dương minh, thủ thái âm dương minh, thái dương kinh”.

Thành phần chủ yếu:

Tùy loại mà thành phần có khác:

  1. Trong loại Rhizoma Atractylodis Lancea có: atractylol, hinesol, beta-eudesmol.
  2. Trong loại Rhizoma Atractylodis chinensis có: atractylol, atractylone, hinesol, beta-eudesmol.
  3. Trong loại Rhizoma Atractylodis Japonica có: atractylol, hinesol, beta-eudesmol, atractylone.

Tác dụng dược lý:

Theo Y học cổ truyền:

Thương truật có tác dụng: táo thấp kiện tỳ, phát hãn, trừ phong thấp, minh mục.

Chủ trị các chứng: thấp trở trung tiêu, tiết tả, ẩm tích (báng do ăn uống), quáng gà, mắt khô.

Trích đoạn Y văn cổ:

  • Sách Trân châu nang: ” năng kiện vị an tỳ, đối với chứng thấp thũng, không có vị này không trừ được (chư thấp thũng, phi thử bất năng trừ”.
  • Sách Bản thảo chính nghĩa: ” Thương truật khí vị hùng hậu, so với Bạch truật mạnh hơn, táo thấp mà tuyên hóa đàm ẩm, phương tịch uế, thắng tứ thời bất chính chi khí; do đó bệnh thời dịch thường dùng Thương truật. Phong thấp khốn tỳ dương, mệt mõi thích nằm, chân tay nhức mõi, hung cách đầy tức, lưỡi dày bẩn, không có Mao truật hương thơm mãnh liệt thì không khai tiết được”.

Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Lượng ít Tinh dầu Thương truật có tác dụng an thần đối với ếch thực nghiệm, đồng thời khiến cho phản xạ tủy sống tăng mạnh, lượng cao có tác dụng ức chế, làm tê liệt hô hấp và tử vong. Đối với chuột lớn gây mô hình gan bị tổn thương do CCl4, thuốc có tác dụng bảo hộ.
  • Tinh dầu Thương truật in vitro có tác dụng ức chế tế bào ung thư thực quản.
  • Thương truật, Ngãi diệp hun khói khử trùng có tác dụng diệt khuẩn đối với virus (như virus quai bị, cúm.), liên cầu khuẩn týp B, tụ cầu vàng và một số nấm gây bệnh.
  • Thương truật có tác dụng hạ đường huyết. Do dược liệu và chủng loại khác nhau, nên kết luận có khác. Có tác giả cho rằng glycosid Thương truật có tác dụng hạ đường huyết. Có tác giả cho thỏ gây đường huyết nhân tạo, chế phẩm Thương truật lúc đầu có tăng tiếp theo có hạ nhẹ. Khi thuốc được cho đều trong 10 ngày thì đường huyết hạ có ý nghĩa (từ mức 401mg% xuống 160mg%), nếu theo dõi trong 17 ngày mức đường huyết vẫn thấp hơn lúc bắt đầu thí nghiệm.
  • Nước sắc Mao Thương truật bơm vào dạ dày chuột đồng, không có tác dụng lợi niệu, nhưng lượng bài tiết Natri vcà Kali lại tăng rõ.

Bài thuốc có Thương Truật

Trị chứng còi xương trẻ em

  • Bệnh viện số 2 Trường Đại học Y khoa Cáp nhĩ Tân Trung quốc trên thực nghiệm đã chứng minh tinh dầu Thương truật có tác dụng trị còi xương. Đã chế nang tinh dầu Thương truật, mỗi nang tương đương với 0,033ml tinh dầu, dùng trị 120 ca trẻ em 2 – 3 tuổi còi xương, mỗi lần 2 nang, ngày uống 3 lần, dùng liên tục 1 – 2 tuần, sau 1 tháng kiểm tra. Kết quả: triệu chứng, thể chứng phần lớn được cải thiện, X quang xương cổ tay tiến bộ rõ, tỷ lệ kết quả 85,4% (lưu Thúc Chấn tờ Thông báo Trung dược 1986,11:58).
  • Một báo cáo của tổ phòng chống bệnh còi xương của Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Tế nam: dùng si rô Thương truật (10ml có 9g Thương truật, bột vỏ trứng 1g). Đã trị trẻ em còi xương 1006 ca, lượng uống mỗi lần 5ml, ngày uống 2 lần, uống liền 15 ngày. Kết quả: có kết quả rõ rệt 541 ca, tỷ lệ 53,8%; có kết quả 340 ca, tỷ lệ 33,7%; không kết quả 125 ca, tỷ lệ 12,4%. Tỷ lệ có kết quả 87,5% (Tạp chí Xiùch cước y sinh 1979,10:14).

Phòng bệnh nhiễm đường hô hấp

Bệnh viện Hoa đông và một số đơn vị dùng đốt điếu vòng Thương truật Ngãi diệp (cứ mỗi 45M3, đốt 1 vòng), tại 18 vườn trẻ, 3 trường tiểu học có 2349 trẻ có tiếp xúc thủy đậu, quai bị, tinh hồng nhiệt (fever scarfat) được theo dõi, kết quả:

  • Đối với Thủy đậu: tổ có đốt hương có 657 em, mắc bệnh 18 em, tỷ lệ 2,74%; tổ chứng có 391 em, mắc bệnh 112 em, tỷ lệ 28,64%.
  • Đối với Quai bị: tổ đốt hương có 273 em, mắc bệnh 6 em, tỷ lệ 2,2%; tổ chứng 254 em, mắc bệnh 37 em, tỷ lệ 14,57%.
  • Đối với Tinh hồng nhiệt: tổ trước khi đốt hương có 274 em, mắc bệnh 46 em, tỷ lệ 5,94%, sau khi đốt hương theo dõi 728 em, có 10 em mắc bệnh tỷ lệ 1,37% (Bệnh việ Hoa đông, tờ Giao lưu tình hình Y học 1974, 2 bìa).

Trị viêm khớp đau do phong hàn thấp hoặc do thấp nhiệt

  • Thương truật, Tần giao, Tỳ giải, Mộc qua, Ý dĩ nhân, Tang ký sinh, Thạch hộc, Hoàng kỳ, Thục địa, Thạch xương bồ đều 10g, Quế chi 6g, Tàm sa 10g, Cam thảo 3g, sắc uống. Trị viêm khớp mạn thể phong hàn thấp.
  • Nhị diệu hoàn (Đơn khê tâm pháp): Thương truật, Hoàng bá sao (sao) lượng bằng nhau, tán bột mịn làm hoàn, mỗi lần uống 6 – 10g, ngày 3 lần với nước ấm. Trị viêm khớp thể thấp nhiệt gia Ngưu tất là bài Tam diệu hoàn, gia thêm Ý dĩ nhân là bài Tứ diệu hoàn đều trị chứng thấp khớp sưng đau.

Trị rối loạn tiêu hóa, bụng đầy, tiêu chảy, nôn, buồn nôn

Ngoài ra, Thương truật còn dùng trị chứng quáng gà, nấu với gan lợn ăn.

Liều lượng thường dùng và chú ý:

  • Liều: 5 – 10g, dùng sống tính táo của thuốc mạnh, sao lên bớt táo.
  • Chú ý: không dùng trong các trường hợp âm hư nội nhiệt, biểu hư, nhiều mồ hôi, đại tiện táo bón.
  • Sách Bản thảo kinh sơ, quyển 6 ghi: ” Phàm bệnh thuộc âm hư huyết thiểu tinh bất túc, nội nhiệt cốt chưng, mồm khô môi táo, ho có đờm, thổ huyết, chảy máu mũi, họng tắc, đại tiện táo thì không dùng”.

Tham khảo thêm

Quả Trám

Quả Trám kho cá, thịt rát ngon & là món quê của miền núi phía Bắc. Ngoài ra Trám còn là vị thuốc quý... Trám...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
5
minutes
cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img