Nhân Trần Cao

Dược liệu Nhân Trần Cao

Nhân trần cao là lá và mầm non của cây Nhân trần có tên thực vật Artemisia capillar aris (Thnb) hoặc có tên thực vật là Artemisia scoparia Waldst et Kit, dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Cây Nhân tràn thuộc họ Cú (compositae), ta còn phải nhập cua Trung quốc.

nhân trần

Phân Biệt Cây Nhân Trần

Theo sách Đỗ tất Lợi, thì ta có mấy loại sau giới thiệu để tham khảo, nhiều nơi cũng dùng như Nhân trần nhưng chưa được nghiên cứu nhiều:

  1. Nhân trần (hay Nhân trần đực) tên thực vật là Adenosma caeruleum R.Br. đây là tên gọi của nhân dân vùng Vĩnh phú, Hà bắc, ở Nghệ tĩnh thì gọi là Hoắc hương núi (lá và thân vò có mùi thơm).
  2. Nhân trần bồ bồ (miền Nam gọi là Nhân trần đực để phân biệt với loại trên, tên thực vật là Adenosma capitatum Benth.
  3. Nhân trần tím tên thực vật là Adenosma bracteosum Bonatti cùng họ Hoa mõm chó, thân và cành màu tím đỏ.

Thực ra trên thị trường người ta hay dùng lẫn lộn, tác dụng dược lý cần được nghiên cứu thêm.

Trong bài này chủ yếu giới thiệu về cây Nhân trần cao ( Trung quốc) đã được nghiên cứu nhiều. Nhân trần cao cũng có tên là Nhân trần hiên còn nhập của Trung quốc.

Tính vị qui kinh:

  • Vị đắng, hơi hàn, qui kinh Tỳ vị can đởm.

Theo các sách thuốc cổ:

  • Sách Bản kinh: vị đắng bình.
  • Sách Danh y biệt lục: hơi hàn không độc.
  • Sách Bản thảo kinh sơ: nhập 3 kinh túc dương minh, thái âm, thái dương.

Thành phần chủ yếu:

  • Scoparone, 6,7-dimethoxycoumarin, chlorogenic acid, caffeic acid, beta-pinene, capillin, capillone, capillene, capillann, stearic acid, palmitic acid, oleic acid, linoleic acid, arachidic acid.

Tác dụng dược lý:

Theo Y học cổ truyền:

Nhân trần cao có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp thối hoàng.

Chủ trị các chứng hoàng đản, chứng sỏi mật, bệnh thấp ôn, thấp sang (nhọt lở), ghẻ, phong chẩn.

Trích đoạn Y văn cổ:

Sách Bản kinh: ” chủ phong thấp hàn nhiệt tà khí, nhiệt kết hoàng đản”.

Sách Thang dịch bản thảo, quyển trung: ” Trọng Cảnh có bài Nhân trần chi tử đại hoàng thang trị thấp nhiệt, Chi tử bá bì thang trị táo thấp, thấp tắc tả chi, táo sắc nhuận chi. Đó là 2 loại thuốc trị dương hoàng. Lý tư Huấn trị âm hoàng dùng Nhân trần phụ tử thang lấy Nhân trần là quân, lấy Đại hoàng, Phụ tử làm tá.”

Sách Bản thảo chính nghĩa: ” Nhân trần vị nhạt lợi thủy, vẫn là thuốc chuyên trị Tỳ vị thấp nhiệt, thấp đản, tửu đản, toàn thân vàng đều thuộc chứng vị thổ uẩn thấp tích nhiệt, xưa nay đều dùng vị thuốc này làm chủ, hiệu quả rất nhanh. còn các chứng âm hoàng, tuy là hư hàn mà trong có uất nhiệt phát ra sắc vàng cho nên dùng thuốc này với thuốc ôn kinh để trị nên có bài Nhân trần, Phụ tử của Trọng cảnh”.
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

Tác dụng lợi mật: nước sắc thuốc có tác dụng làm giảm trương lực cơ vòng Oddi của chó gây mê. Chất 6,7-dimethoxycoumarin là chất có tác dụng lợi mật chủ yếu, cùng dùng với Chi tử tăng thêm tác dụng lợi mật.

  • Thuốc có tác dụng bảo vệ gan chống nhiễm độc của carbon tetrachloride trên chuột cống thí nghiệm.
  • Có tác dụng hạ lipid huyết, làm giãn mạch vành và hạ áp.
  • Thành phần dầu bay hơi có tác dụng ức chế mạnh loại nấm gây bệnh ngoài da. Nước sắc thuốc có tác dụng ức chế có mức độ khác nhau đối với các loại vi khuẩn lao, trực khuẩn bạch hầu, thương hàn, phó thương hàn A, trực khuẩn mũ xanh, trực khuẩn coli, trực khuẩn lî, tụ cầu vàng, não mô cầu, virus cúm . Thuốc còn có tác dụng giết xoắn khuẩn, tăng hấp thu Gentamycin nâng cao hiệu quả điều trị của thuốc.
    Thuốc có tác dụng lợi tiểu, hạ nhiệt, giết trục lãi đũa.

Bài thuốc với Nhân Trần Cao

Trị viêm gan cấp:

  • Nhân trần cao thang (Thương hàn luận): Nhân trần 18 – 24g, Chi tử 12g, Đại hoàng 6 – 8g sắc uống.
  • Nhân trần 30 – 45g sắc uống ngày 3 lần. Hoàng ngọc Thành dùng trị viêm gan cấp 32 ca đều khỏi, thuốc có tác dụng hạ sốt hết vàng da, gan nhỏ nhanh, thời gian điều trị 3 – 15 ngày, phần lớn trong 7 ngày khỏi (Tạp chí Trung y dược Phúc kiến 1959,7:42).
  • Nhân trần ngũ linh tán ( Kim quỉ yếu lược): Nhân trần 16g, Bạch truật 12g, Trạch tả 12g, Bạch linh, Trư linh đều 12g, Quế chi 6g sắc uống. Trị viêm gan vàng da, tiểu ít.

Trị vàng da trẻ em sơ sinh:

  • Tác giả Bội Lan và cộng sự dùng dịch chích (gồm Nhân trần, Chi tử, Đại hoàng, Hoàng cầm) nhỏ giọt tĩnh mạch và dùng nước sắc uống (gồm các vị thuốc chính là Nhân trần, Chi tử, Xa tiền thảo) trị 37 ca vàng da trẻ sơ sinh (gồm chứng huyết tán 11 ca, bại huyết 24 ca, các loại khác 2 ca). Kết quả 26 ca khỏi, 2 ca gần khỏi, 5 ca tốt, không kết quả 3 ca, tử vong 1 ca, tỷ lệ kết quả 89,2% và có nhận xét là không có sự khác biệt rõ giữa 2 tổ chích và uống (Tạp chí Trung y 1981,2:23).

Trị viêm túi mật:

  • Nhân trần cao, Bồ công anh, Quảng uất kim đều 40g, Khương hoàng 16g, sắc uống.

Trị giun chui ống mật:

  • Tác giả dùng Nhân trần 40 – 80g sắc uống, có nhiễm trùng gia Kim ngân hoa, Liên kiều, Bồ công anh. Đã theo dõi 50 ca kết quả tốt (Báo Y học Sơn đông 1965,12:44).

Trị cholesterol máu cao:

  • Dương Tùng Niên cho bệnh nhân uống mỗi ngày Nhân trần sắc thay trà, trong 1 tháng. Đã theo dõi 82 ca, kết quả cholesterol hạ bình quân 42,4mg. Tỷ lệ bình quân 14,3% (Tạp chí Trung y 1980,1:39).

Trị nấm ngoài da:

  • Tác giả dùng dầu bay hơi Nhân trần ở 2 độ sôi khác nhau (loại sôi ở độ 80 -103 độ C và ở độ sôi 93 – 134 độ C) mỗi thứ 5ml pha vào cồn 95 độ chế thành cồn xoa Nhân trần số I và số II, ngoài ra dùng Nhân trần chế thành dầu nước 5ml là số III. Trị chàm thân mình và chân bôi thuốc ngày 2 lần liên tục trong 4 tuần. Kết quả tổ dùng cồn số II có 7 ca, khỏi 5 ca, tốt 2 ca. Tổ dùng cồn số I có 4 ca, khỏi 2 ca, tốt 2 ca. Tổ dùng dầu xoa nước số III có 9 ca chỉ có 2 ca khỏi ( Thông tin Trung thảo dược Tứ xuyên 1976,3:28).
  • Liều thường dùng: Liều: 10 – 30g.

Phụ chú:

Cây Nhân trần nam còn gọi là Bồ bồ tên thực vật Adenosma caeruleum R.Br mọc hoang dại ở vùng trung du miền Bắc, nhiều ở vùng Vĩnh phú, Hà bắc, miền Nam có Nhân trần tía mọc xen với Bồ bồ. Công ty dược liệu hiện nay thu mua Bồ bồ với tên Nhân trần. Cây Nhân trần nam đã được Viện Dược liệu Hà nội (Lê Tùng Châu 1975) và Phân viện Dược liệu Thành phố HCM (Nguyễn Viết Tựu) nghiên cứu và có những kết luận sau:

Bồ bồ làm tăng tiết mật rõ rệt ở cả 3 lô thí nghiệm: Cao cồn 40 độ, cao nước và tinh dầu, tác dụng mạnh nhất ở cao cồn. Cao cồn và tinh dầu có tác dụng tăng thải độc của gan.
Bồ bồ có tác dụng chống viêm trên thực nghiệm nhưng chủ yếu do thành phần tan trong cồn 40 độ và tan trong nước, còn tinh dầu tác dụng không rõ.

Bồ bồ có tác dụng kháng khuẩn trên nhiều loại vi khuẩn mạnh nhất là trên 2 chủng: trực khuẩn lî (Sh.dysenteriae và Sh,shigae) và 2 chủng cầu khuẩn Staphyllococcus aureus và Streptococcus hemolyticus. Tác dụng kháng khuẩn mạnh nhất ở cao cồn và cao nước, yếu ở tinh dầu.

Bồ bồ có tác dụng giảm tiết dịch vị rõ, giảm độ acid tự do và acid toàn phần dịch vị, làm giảm lóet dạ dày trên thực nghiệm.
Độc tính của Bồ bồ không đáng kể. Với liều cao hơn liều tác dụng 20 lần không làm súc vật thực nghiệm chết.
Như vậy dùng trị viêm gan, Bồ bồ có thể thay thế Nhân trần cao của Trung quốc.

Tham khảo dược liệu Bồ Bồ

Tham khảo thêm

Quả Trám

Quả Trám kho cá, thịt rát ngon & là món quê của miền núi phía Bắc. Ngoài ra Trám còn là vị thuốc quý... Trám...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
5
minutes
cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img